Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 42 - 53)

dòng chảy văn xuôi thế kỷ XVIII - XIX 1.3.2.1. Truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX

Như đã nói, truyện, ký trung đại Việt Nam cơ bản không có ranh giới rạch ròi. Truyện ký trung đại gắn bó mật thiết với thể loại truyền kỳ (một loại truyện chí quái xuất phát từ thể loại của văn học Trung Quốc).

Trước thế kỷ XVIII, ký chưa thật sự hình thành nên truyện ký cơ bản là một thể loại (theo Lê Quý Đôn) và đã đóng góp cho văn học những thành tựu xuất sắc.

Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) mở

đầu cho sự hình thành truyện ký trung đại chuyển từ những câu chuyện kể trong dân gian được ghi chép lại có hệ thống, tạo nên dòng truyện “thấy gì ghi nấy”, ghi chép những “dị sự” lưu truyền trong dân gian.

Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng) là tác phẩm đầu tiên mở đường cho

khuynh hướng viết về “người thực việc thực” trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại với hai mục đích: một là biểu dương các mẫu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp điều mới lạ cho người quân tử.

Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) thể hiện sự đa dạng từ thể loại (có đủ cả

truyện, ký, lục, phả, chí dị, từ) đến nội dung, là “bước đệm” cho sự khởi sắc của thể loại truyền kỳ.

Đến Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), trên cơ sở phóng tác truyện dân gian, với

bút pháp nghệ thuật tài hoa sáng tạo, Nguyễn Dữ đã đưa tác phẩm lên đỉnh cao của thể loại truyền kỳ trong văn xuôi tự sự trung đại. Những yếu tố thần linh, ma quái, siêu nhiên, hoang đường góp phần chuyển tải những vấn đề triết lý nhân sinh, phản ánh hiện thực đương thời một cách sâu sắc. Đến đây, văn xuôi tự sự đã thực sự tách khỏi văn học chức năng hành chính và chức năng lễ nghi, hướng mạnh vào việc phản ánh con người, xã hội.

Văn học trung đại thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của nền văn học trung đại và đạt đến độ rực rỡ nhất: phong phú về nội dung tư tưởng, đa dạng về thể loại và đạt nhiều thành tựu đỉnh cao về nghệ thuật. Riêng trong lĩnh vực

văn xuôi tự sự chữ Hán, đây là chặng đường phát triển hoàn chỉnh của cả ba hình thức truyện ngắn, ký và tiểu thuyết chương hồi.

Chịu ảnh hưởng từ các thể loại truyện dân gian và những thành tựu truyện ký ở các thời kỳ trước đó, truyện, ký trung đại thế kỷ XVIII - XIX thể hiện sự phong phú và đa dạng nhất với nhiều thành tựu:

Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề)

Sơn cư tạp thuật(Đan Sơn)

Truyền kỳ tân phả(Đoàn Thị Điểm)

Tân công dư tiệp ký (Trần Thọ)

Lan Trì kiến văn lục(Vũ Trinh)

Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (Gia Cát)

Tân truyền kỳ lục (Phạm quý Thích)

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác)

Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình

Hổ và Nguyễn Án)

Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)

Mẫn Hiên thuyết loại (Cao Bá Quát)

Hát đông thư dị (Nguyễn Thượng Hiền)

Thính văn dị lục (Khuyết danh)

Nam thiên trân dị tập (Khuyết danh)

Thoái thực ký văn (Trương Quốc Dụng)

Vân Nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)

Việt Nam kì phùng sự lục (Khuyết

danh)

Trong đó nổi bật với những tác phẩm:

Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), được xem là tác phẩm mở đầu cho thể ký thế

kỷ XVIII - XIX, là một tác phẩm văn xuôi tự sự có quy mô lớn với 43 thiên và lời tựa của chính tác giả ghi năm 1755. Mặc dù tác phẩm chỉ là tập hợp những ghi chép tranh thủ lúc rảnh rang công việc (công dư) của tác giả nhưng lại chứa đựng nhiều tư liệu quý giá về một thời đã qua, đặc biệt là tư liệu về đời sống xã hội, lịch sử. Công dư tiệp không những có giá trị về mặt thể loại khi mở ra lối viết ký nhiều thiên mà còn có giá trị văn hóa, văn học lớn bởi đó là “tập truyện có tính chất dã sử pha màu thần kì,

ghi chép các mẩu chuyện truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật chủ yếu trong

khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII” [22, tr.9].

Sơn cư tạp thuật gồm 184 thiên do Đan Sơn viết vào những năm Nguyễn Huệ ra

nhiều thiên đạt trình độ truyện ngắn và có giá trị trong dòng truyện viết theo quan điểm “sở kiến” những điều linh dị ở thế kỷ XVIII - XIX.

Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa) của Phạm Đình Hổ là một

dấu mốc quan trọng cho thể ký. Tác phẩm gồm 91 thiên đa dạng về bút pháp khảo cứu, từ hoa cỏ đến phong tục, chữ viết, thể văn thơ, từ điềm kì dị đến phép thi cử, từ nhân vật đến quỉ thần, đất đai phong vực... Vũ trung tùy bútra đời trong những năm rối ren phức tạp của xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh (cuối thế kỷ XVIII). Vì vậy những thiên ký phong phú về nội dung đề tài, sinh động về bút pháp của ông thể hiện tấm lòng ưu thời mẫn thế, đặc biệt là thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Phần lớn ghi chép trong tác phẩm mang tính thời sự, đẫm chất trữ tình và có nhiều thiên mang chất truyện rất rõ. Vũ trung tùy bút luôn là tác phẩm quý giá cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa, văn học, lịch sử, phong tục Việt Nam.

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác) là đỉnh cao của thể ký thời trung đại. Tác phẩm

ghi lại các sự kiện xảy ra trong chuyến đi kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh suốt 10 tháng, qua đó bộc lộ quan điểm, cảm xúc của tác giả trước thời cuộc và cảnh “vật đổi sao dời” của quê hương. Cái tôi của tác giả hiện lên trong tác phẩm vừa một danh y lỗi lạc, một ẩn sĩ thanh cao, vừa là một thi nhân dạt dào cảm xúc, thành tâm trước tiên tổ, những giá trị văn hoá thiêng liêng.

Ngoài ra, văn học hậu kỳ trung đại còn chứng kiến sự ra đời của nhiều tác phẩm truyện, ký khác. Điều đó thể hiện sự tiếp nối văn học dân gian và dòng truyện truyền kỳ, chí quái ở các thể kỉ trước, qua đó ngụ ý những vấn đề có ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu sắc.

1.3.2.2. Về Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục và Tang thương ngẫu lục

* Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm

Theo gia phả (Đoàn Thị thực lục), họ Đoàn nguyên trước là họ Lê. Đến thời Đoàn Doãn Nghi mới đổi ra họ Đoàn. Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705 ở làng Giai Phạm (tỉnh Hưng Yên). Cha là Đoàn Doãn Nghi, đậu hương cống (cử nhân), thi hội không đậu, ông không ra làm quan, về nhà mở trường dạy học và bốc thuốc. Tuy là gái, nhưng Đoàn Thị Điểm cũng được theo đòi bút nghiên. Lúc nhỏ học với cha anh, bà thông minh và sớm hay chữ. Người đương thời hết sức hâm mộ. Mãi đến năm 37

tuổi (1742) bà mới gặp Nguyễn Kiều, đậu tiến sĩ, lại có văn tài. Vì mến tài đức lại cảm thông cảnh góa bụa của ông, bà mới thuận kết hôn. Lấy nhau chưa đầy một tháng thì Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc đằng đẵng 3 năm. Một mình bà lại phải lo gia đình nhà chồng và gia đình mình. Đến khi Nguyễn Kiều về nước ít lâu lại đi nhậm chức Tham thị Nghệ An. Bà theo chồng vào Nghệ An vừa đến nơi thì cảm bệnh và mất ở đây, hưởng thọ 44 tuổi (1748). Ngoài Truyền kỳ tân phả, bà còn có Chinh phụ

ngâm khúc diễn Nôm.

Đoàn Thị Điểm sống gần trọn nửa đầu thế kỷ XVIII. Theo Hoàng Hữu Yên trong

Lời giới thiệuTruyền kỳ tân phả, đây là một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp. Từ thế kỷ XVI trở đi, chế độ phong kiến (Lê Trịnh ngoài Bắc, Nguyễn trong Nam) lo mài nanh giũa vuốt để chờ dịp câu xé lẫn nhau. Giai cấp cầm quyền tăng cường bóc lột quần chúng để chuẩn bị gây chiến và cung phụng cho cuộc sống xa hoa truỵ lạc của bọn họ. Vì vậy, tình cảnh xã hội ngày càng đen tối, nhân dân đau khổ, lại thêm thiên tai, bệnh hoạn giày vò. Dẫn theo Hoàng Hữu Yên thì sử cũ chép:

Tháng giêng Quí Tỵ (1713): Lúc ấy đã lâu không mưa, giá thóc gạo cao vụt, dân gian có người phải ăn vỏ cây, rễ cỏ, chết đói đầy đường, làng xóm các nơi tiêu điều hiu quạnh.

Tháng 8 Tân Dậu (1714): ... Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa ngon. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau. Số dân còn lại mười phần không được một. Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn lại độ dăm ba hộ mà thôi [15, tr.14-15].

Đứng trước thảm trạng như trên các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân chỉ còn một tâm lý duy nhất là “ước ao sự loạn lạc” và một con đường duy nhất là vùng lên khởi nghĩa.

Đặc biệt những năm 30 và 40 của thế kỷ (tuổi trưởng thành của Đoàn Thị Điểm) phong trào bùng lên sôi nổi như những tàn lửa rơi vào cánh đồng cỏ khô. Gia phả có ghi rõ cả nhà họ Đoàn phải di cư từ Yên Mỹ sang Yên Dương, rồi lại đến Đường Hào mà vẫn không được yên ổn. Loạn lạc, đói rét đã tác động sâu sắc đến cuộc sống riêng của nữ sĩ. Chịu ảnh hưởng của thời đại, của hoàn cảnh riêng và với một khả năng văn

tài xuất sắc, Đoàn Thị Điểm đã diễn Nôm thành công Chinh phụ ngâm khúc và sáng tác Truyền kỳ tân phả có giá trị.

Truyền kỳ tân phả (quyển sách mới ghi chép những truyện kì lạ) hay còn gọi là

Tục truyền kỳ (trùng tên Tục truyền kỳ của Đặng Trần Côn, trong đó có truyện Bích

Câu kì ngộ) không rõ viết vào khoảng năm nào. Cũng như một số tác giả khác cùng

thời cố gắng “canh tân” thể loại truyền kỳ, nữ sĩ họ Đoàn cũng đã hướng ngòi bút về hiện thực đương thời, về những “người thật việc thật” trên đôi cánh của trí tưởng tượng.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của nhà sử học Phan Huy Chú thì Truyền kỳ tân phả bao gồm sáu truyện: Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Bích Câu kì ngộ, Hoàng Sơn tiên cục, Mai huyễn, Nghĩa khuyển khuất miêu,... nhưng bỏ sót Hải khẩu linh từ.

Về sau này, Trúc Khê, Nguyễn Đỗ Mục, Hoàng Xuân Hãn cũng cho Bích Câu kì ngộ là của Đặng Trần Côn; nhưng Đinh Gia Thuyết, Trần Văn Giáp lại khẳng định

Bích Câu kì ngộ là của Đoàn Thị Điểm. Theo bản dịch hiện hành, tác phẩm có 4

truyện: Hải khẩu linh từ, An Ấp liệt nữ, Vân Cát thần nữ, Bích Câu kì ngộ.

Dẫn lại theo Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.229-230) thì trong Nam sử tập biên (Q.5, viết năm 1724) và Gia phả họ Đoànthì Đoàn Thị Điểm chỉ viết có 3 truyện, đó là: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữAn Ấp liệt nữ.

Đồng ý với ý kiến này có Đặng Thị Hảo và Nguyễn Đăng Na. Theo Đặng Thị Hảo, nguyên do là vì vào năm Tân Mùi (1811, lúc này nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã mất), trước khi cho ấn hành, nhà xuất bản Lạc Thiện Đường đã tự ý thêm vào một vài truyện của các tác giả khác, khiến cho tập sách không còn là tác phẩm của một người (Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/).

Khi nghiên cứu Tang thương ngẫu lục, ở thiên nói về Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều

Ông Đặng Trần Côn, tác giả cho rằng Đoàn Thị Điểm chỉ viết 3 truyện Hải khẩu

linh từ, An Ấp liệt nữ, Vân Cát thần nữ, còn truyện Bích câu kì ngộ do Đặng Trần Côn viết. Thiết nghĩ, Đoàn Thị Điểm sống cùng với thời đại của tác giả nên ghi chép này sẽ chính xác hơn. Vì thế chúng tôi nghiêng về ý kiến Đoàn Thị Điểm chỉ viết 3 truyện và cả 3 truyện trên đều có yếu tố huyền ảo.

Hệ thống các truyện, ký trong Truyền kỳ tân phả được khảo sát trong đề tài:

Tên chữ Hán Tên dịch

Hải khẩu linh từ An Ấp liệt nữ Vân Cát thần nữ

Truyện đền thiêng ở cửa bể Truyện người liệt nữ ở An Ấp Truyện nữ thần ở Vân Cát

* Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh

Vũ Trinh (1759-1828) hiệu Lan Trì ngư giả, quê vùng Kinh Bắc, được sinh ra trong gia đình Nho học và quan lại. Sau khi đỗ Hương tiến làm tri Phủ Quốc Oai, năm 1787 ông được Lê Chiêu Thống mời vào triều. Rồi biến cố dồn dập đến khi Nguyễn Huệ từ trong Nam ra dẹp Trịnh. Chính sự Bắc Hà không yên, Kinh thành náo loạn, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Cha con Vũ Trinh dốc hết sản nghiệp phò Lê nhưng bất thành. Triều Tây Sơn chấm dứt. Vũ Trinh làm quan cho Gia Long được cử đi sứ Trung Quốc. Sau vụ bênh con trai Nguyễn Văn Thành - tổng trấn Bắc Hà có thơ phản nghịch, Vũ Trinh bị bắt đi đày ở Quảng Nam 12 năm, sau được tha, mất lúc ông 70 tuổi.

Xét về chính trị, ông là người trung quân, phò Lê dẫu tập đoàn Lê - Trịnh đã vào thời mạt. Như bao nho sĩ trẻ tuổi cùng thời, Vũ Trinh cũng bị cuốn vào dòng thời cuộc với tâm trạng: “Một phen thay đổi sơn hà - Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”. Từ dòng dõi thế gia vọng tộc như Nguyễn Du (1765-1820), hoặc gia đình phong kiến, khoa bảng như Phạm Đình Hổ (1768-1839), Nguyễn Án (1770-1815)…, họ rời chốn kinh thành, bị đẩy vào cuộc sống của thứ dân. Tuy nhiên nhờ vào thời gian đó, họ đã sáng tác và để lại những tác phẩm có giá trị.

Lan Trì kiến văn lục (chép những chuyện nghe và thấy của Lan Trì) gồm 45 thiên

được Vũ Trinh viết khoảng những năm 1793 - 1794 cuối đời Tây Sơn, đầu đời Gia Long, vào thời gian ông ẩn nhẫn ở Hồ Sơn (Nam Định). Đây là những câu chuyện thật, hoặc hư cấu, phản ánh một cách sinh động thời cuộc bể dâu và nỗi đau đớn của con người trước hưng vong của lịch sử. Những điều mà tác giả thấy và nghe (kiến văn) khi làm quan ở triều, khi lánh nạn, tiếp xúc với bao người; những chuyện nơi đồng

quê, ngõ chợ, kết hợp với những điều trong sách vở thánh hiền đã được Vũ Trinh ghi lại một cách chân thực và đầy tính nghệ thuật. Tác phẩm được xem là “sưu tập truyện kể dân gian vừa mang những chất hiện thực của đời sống, vừa gồm những môtip lạ

của truyện truyền kỳ” (Nguyễn Cẩm Thúy, “Vũ Trinh và Kiến văn lục”, Tuyển tập 40

năm tạp chí văn học (Tập 2),1999, tr.303). Lan Trì kiến văn lục nói đến nhiều việc,

nhiều chuyện, lúc thật lúc ảo nhưng hầu hết đều ngụ ý sâu xa như một nỗi niềm tâm sự, khao khát cuộc sống yên bình. Có thể nói Vũ Trinh đã có những đóng góp đáng kể cho thể loại truyền kỳ nói riêng và văn học trung đại nói chung. Chọn tác phẩm để khảo sát đề tài, chúng tôi cho rằng Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh có sự đan xen giữa thể loại truyện và ký mang yếu tố huyền ảo, là một dạng thức của các tác phẩm văn xuôi trung đại thế kỷ XVIII - XIX.

Về văn bản Lan Trì kiến văn lục, theo Hoàng Văn Lâu, người dịch Lan Trì kiến

văn lục thì hiện nay, kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn giữ được bốn bản Lan

Trì kiến văn lục: 1) A.1562: có 45 truyện và bốn bài tựa, 2) VHV.1401: có 45 truyện

và bốn bài tựa, 3) VHV.1155: 4 bài tựa và 45 truyện, 4) A.31: gồm 35 truyện. Và ông đã chọn bản A.1562 làm bản nền, có đối chiếu với hai bản VHV.1401 và VHV.1155.

Văn bản chúng tôi nghiên cứu để phục vụ đề tài là bản dịch của Hoàng Văn Lâu, NXB Hồng Bàng xuất bản năm 2013, có bốn bài tựa và 45 truyện. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy có 39/45 truyện có yếu tố huyền ảo, còn lại chỉ ghi chép chuyện đời.

Hệ thống các truyện, ký trong Lan Trì kiến văn lụcđược khảo sát trong đề tài: Dốc Đầu Sấm (Lôi Thủ pha)

Thần Cửa Cờn (Cần Hải thần) Đứa con của rắn (Xà sinh) Tiên trên đảo (Hải Đảo tiên) Phạm Viên

Tiên ăn mày (Cái tiên) Con hổ có nghĩa (Nghĩa hổ)

Nguyễn Danh Dược

Câu chuyện tình ở Thanh Trì (Thanh Trì tình tích)

Cá thần (Thần ngư)

Nhớ ba kiếp (Ký tam sinh) Rắn thiêng (Linh xà) Thầy tướng (Tướng sĩ)

Đẻ lạ (Sản dị) Sống lại (Tái sinh)

Gái biến thành trai (Nữ biến thành

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)