Huyền ảo trong chuyện bói toán, phong thủy

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 86 - 93)

Ở thế kỷ XVIII - XIX, dưới sự ảnh hưởng của luồng gió phương Tây có dấu hiệu xâm nhập vào Việt Nam, trong đó có Thiên Chúa giáo, triều đình chủ trương khôi

phục Phật giáo và các truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. Thời kỳ này, nhiều đình chùa, miếu mạo được xây dựng, phục hồi. Nhưng chủ trương này không thành công, Phật giáo không trở lại “vàng son” như thời Lý - Trần mà dẫn đến xã hội xuất hiện nhiều hình thức mê tín dị đoan. Điều này ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhân dân. Trong đó, việc bói toán, xem phong thủy là một trong những hình thức gắn liền với tâm linh trong tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan của người Việt.

2.2.3.1. Niềm tin vào bói toán

Chuyện bói toán, xem tướng số xuất phát từ quan niệm thần linh ngoài phép thuật thần thông còn nắm giữ số mệnh của con người. Do đó, người Việt thích bói toán, họ mang những điều mình nghi ngờ mà hỏi quỷ thần, hoặc muốn biết trước tương lai lành dữ. Với người dân thời trung đại, bói toán là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày.Vì thế, xã hội xuất hiện nhiều thầy tướng, bà đồng.

Theo Lê Thu Yến và Đàm Anh Thư, “bói toán là cách để người ta hỏi quá khứ, biết trước tương lai. Mọi việc lớn nhỏ trong đời sống đều có thể đoán biết bằng nhiều hình thức khác nhau. Có bói Kinh Dịch (hay bói Dịch), với việc lập quẻ dựa vào cách

gieo đồng xu (lắc hào), xem mai rùa, sắp các cọng cỏ thi, bấm độn” [78]. Còn xem

tướng là cách để biết quá khứ, dự đoán tương lai của con người qua tướng mạo, từ mặt mũi, chân tay đến cách ăn nói, đi đứng. Và người bói toán, xem tướng số có thể là thầy bói, thầy phù thủy, thầy tu, đôi khi là tiên nhân giáng thế hay các bà đồng.

Người Việt tin vào bói toán, xem tướng số ở mọi lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống. Ngay cả với triều đình thì việc này cũng là một thông lệ. Trong Truyện đền

thiêng ở cửa bể (Truyền kỳ tân phả), nàng Bích Châu, cung phi của Trần Duệ Tông,

trên đường theo vua đánh Chiêm Thành, một đêm “xem thiên tượng, thấy một đạo hắc

khí từ phương Đông lại, lấn vào ngôi sao thứ tư Bắc cực rất kíp” [15, tr.45]. Tối đến

trằn trọc, không ngủ được, nàng lại bói một quẻ, kinh hãi nhận ra lần hành quân này sẽ đại bại nên khuyên vua chỉnh lại lục quân. Sau đó nàng dùng cách bói Kinh Dịch để dự đoán như sau:

Nói xong, nàng liền đóng cửa sổ đi nằm, trằn trọc không yên giấc, chợt nghe chiến thuyền phía trước phía sau đã điểm trống canh tư rồi. Ngồi dậy bói một quẻ

dưới càn trên) trong lòng tự đoán rằng: Trong quẻ “dụng đảng” nhiều, “thể đảng” ít, ngoại khí vượng, nội khí suy. Vả hào từ nói “mê lại dữ, có tai vạ” đi hành quân thế nào cũng đại bại. Có lẽ chuyến đi này bị cái nhục Nhu Cát chăng!

[15, tr.46]

Và sự thật được kể trong câu chuyện cũng giống như quẻ đoán.

Trong truyện Ông Nguyễn Công Hãng (Tang thương ngẫu lục) từng nhắc đến người thầy bói đoán chữ nổi tiếng lúc bấy giờ. Tương truyền, cuối đời Long Đức, vua Hiển Tông là con nối, nhưng không được lập làm vua, đến ẩn trốn trên gác chuông chùa Phật Tích, gặp vị thầy chiết tự này, nhờ xem hộ và viết một chữ “Cảnh”. Nhìn chữ, ông thầy phục xuống lạy mà nói: “Mặt trời rọi xuống kinh đô là biểu hiện của Thiên tử rồi” [37, tr.44-45]. Chữ “Cảnh” trên có chữ “Nhật” là mặt trời, dưới có chữ “Kinh” là Kinh đô. Cả chữ trên chữ dưới nghĩa là: mặt trời trên kinh đô, nên ông thầy đoán là mặt trời rọi xuống kinh đô, là điềm lên ngôi vua. Quả nhiên điều đó thành hiện thực, sau vua Ý Tông nhường ngôi, Hiển Tông được lên ngôi vua, niên hiệu Cảnh Hưng.

Có lúc quá khứ, tương lai được thần linh trực tiếp chỉ dẫn cho người trần thông qua việc nhập đồng. Đọc truyện Sông Độc, người đọc phần nào hình dung được cách nhập đồng của các thầy phù thủy:

Trong tháng ấy, vị Quản Lĩnh Hầu Mỗ ở Kinh đô bị ốm nặng, thuốc thang cứu

chữa mãi không công hiệu. Người nhà mời thầy phù thủy đến lập đàn thỉnh tướng. Tướng bốc đồng lên nói rằng: “Hầu ốm không cớ gì khác, chỉ tại tên Mỗ1giết con thần sông mà nên. Kíp bảo nó đến đền chịu tội, nếu để thần sông quá giận, thì bệnh sẽ không thể khỏi được” [37, tr.147].

Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh viết về những chuyện này với thái độ của một

nhà Nho không coi trọng, có khi là xem thường, cho rằng đây là mê tín dị đoan:

Những kẻ ngu dốt hay bị mê hoặc vì chuyện thần quái! Bọn đồng cốt liền theo đó làm

mê hoặc thêm. Nào là xem cây lộc, nào là tìm tâm hồn người chết… Nhưng phần lớn

đều hoang đường bịa đặt” [60, tr.85], hay “Bọn đoán số xem tướng tồi thường chỉ nói

dựa để lấy tiền của những người ngu ngốc thôi. Còn sau đó, có đúng hay không, có ai

1Đại từ phiếm chỉ, dùng để chỉ những người mà mình không biết tên thật của họ.

mà đòi lại được tiền của chúng” [60, tr.122]. Nhưng những câu chuyện tiếp tục được tác giả kể lại là hoàn toàn ứng với những điều bói toán, xem tướng số. Truyện Bà đồng

kể lại chuyện một người nói với cha của tác giả về một bà đồng xem cây lộc cho người, con ma cây ấy từ lâu chưa về. Khi nó về, người ta hỏi nó sao về muộn thế, con ma nói: “Cửa trời treo bảng, mọi người chen chúc nhau chật cả cửa. Tôi nhỏ yếu,

không lách lên mà đi được, nên về muộn”. Hỏi nó có biết người thi đỗ là ai thì con ma

nói: “Bảng trời treo cao, tôi nhìn từ xa, người đầu bảng tên có hai chữ (…) đứng đầu

bảng là người họ Vũ, tên Mỗ. Còn những tên ở dưới thì không nhớ”. Bà đồng này xưa

nay chưa hề quen biết ông, mà nói rõ rành rành như thế. Và điều này đã thành sự thật [60, tr.86]. Hay truyện Thầy tướng cũng viết về Nguyễn Phan kể lại đang lúc trò chuyện với thầy tướng thì có ông Nguyễn mang cỏ đi qua. Thầy tướng vội đứng dậy, mời ông ngồi, lớn tiếng ca ngợi và bảo ông Nguyễn rằng: “Ông hãy gìn giữ mình, không đến mười năm nữa, ông sẽ nắm quyền ở đây, sự nghiệp sánh ngang với ngài đô

đốc. Những người mũ áo ngồi đây sau này đều dưới quyền chỉ huy của ông cả”. Lúc

ấy, ông Nguyễn ăn mặc rách rưới, mặt mày ủ rũ. Những người ngồi đó, kẻ thì cười, người thì giận, đều đổ tội cho thầy nói láo. Nhưng sau sự việc đúng như vậy [60, tr.122-123]. Trên tinh thần phê phán chuyện bói toán, xem tướng, chính Vũ Trinh cũng khó lí giải những sự ứng nghiệm đằng sau mỗi câu chuyện. Dù tin hay không, cuộc sống của con người thời kỳ này vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thói quen thích bói toán, xem tướng số vốn đã có từ xưa.

Qua những ghi nhận trên, thuật bói toán thời trung đại cũng đem đến cho người đọc những câu chuyện mang tính huyền ảo. Đa phần người trung đại tin vào thuật bói toán và thói quen này có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của họ cũng như tư duy nghệ thuật của các nhà văn.

2.2.3.2. Niềm tin vào phong thủy

Phong thủy là “thuật xem đất để chọn nơi dựng nhà hay đặt mồ mả, địa lý” [23, tr.783]. Đây còn là “học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió,

hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người” (Theo

tượng không khí chuyển động” và “thủy” có nghĩa “là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế”.

Phong thủy chia thành hai lĩnh vực: dương trạch và âm trạch. Dương trạch là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Một cuộc đất tốt sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhân. Còn âm trạch là cuộc đất dùng để chôn người chết. Phong thủy cho rằng nếu tổ tiên được chôn vào một cuộc đất tốt thì sẽ truyền phúc đức cho con cháu đời sau. Các tác giả giai đoạn này quan tâm đến âm trạch nhiều hơn dương trạch. Việc đề cao thầy phong thủy của người trung đại tỏ rõ chọn đất chôn cất tổ tiên là vấn đề hệ trọng bởi lẽ âm trạch liên quan đến sự hưng thịnh hay diệt vong của cả gia tộc.

Về chuyện này, Tang thương ngẫu lục nói rất rõ. Tác phẩm có 9/71 truyện/ký nhắc đến phong thủy đất đai. Truyện Mả mẹ Đào Khản vẫn nhắc đến sách Địa kiểm của Cao Biền - viên tướng nhà Đường cai trị đất Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ IX - có ghi: “Thấy dây thì dừng, gặp cỏ thì ngừng” là địa hình đất đẹp, hình trâu nằm [37, tr.137]. Hoặc truyện Ông Lê Trãi(Nguyễn Trãi) kể về Hoàng Phúc - viên đại thần nhà Minh - rất giỏi phong thủy, để lại sách Kiểm ký có ghi “Nhị Khê mạch đoản,

họa thảm tru di”. Về sau xét mả Tổ nhà Lê Trãi ở Nhị Khê, “huyệt táng ở ruộng bằng

phẳng, người thì cho là kiểu tướng quân mở cờ, người thì cho là kiểu tướng quân cụt

đầu. Về phương mùi, có cái gò Rùa, đuôi phản lại” đúng như sách Kiểm ký nên gia

đình ông chịu nạn “tru di tam tộc” [37, tr.125]. Truyện Tả Ao tiên sinhkể về lai lịch và tài năng phát hiện mạch đất của ông thần kì đến mức chỉ đi ngang gò đất bên đường một lần đã biết ngay đây là “ngôi đất huyết thực”, nếu táng ở đấy sẽ thành phúc thần. Tiên sinh Tả Ao chọn được huyệt miệng rồng “năm trăm năm mới mở một lần mà mở

chỉ trong một khắc” ngoài hải đảo, chuẩn bị mang hài cốt mẹ đến chôn ở đó, không

may bị sóng gió cản trở, không thể ra chôn được. Sau chính ông cũng không tìm được mảnh đất huyết thực cho mình nên dặn trước học trò chôn mình ở gò đất bên đường [37, tr.159-161]. Truyện cho thấy nhà phong thủy dù tài giỏi đến đâu thì vẫn là con người bị chi phối bởi mệnh trời. Tìm được thế đất tốt nhưng chưa chắc đã chiếm được thế đất ấy. Câu nói “Thật là số mệnh của ta!” của Tả Ao tiên sinh thể hiện sự bất lực của con người trung đại trước số mệnh và ý trời.

Mặt khác, phong thủy cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của con người. Trong Tang thương ngẫu lục, khi bàn về cuộc đời các nhân vật lịch sử, tác giả không chỉ căn cứ vào nhân phẩm, tài năng của nhân vật, mà còn thường xem xét đến mồ mả tổ tiên. Truyện Ông Nguyễn Trật là một ví dụ. Nguyễn Trật tuy học dốt, bỏ học nhưng nghe lời ông già giỏi nghề địa lý có biết một “ngôi đất phát tiến sĩ” (trong khi người học giỏi cùng làng thì không tin ông) nên cuối cùng được đỗ đạt [37, tr.223-224]. Câu nói của ông già: “Tiến sĩ phải học mới được có gì là lạ” cho thấy niềm tin vào thế đất, địa mộ còn hơn cả sự thông minh, tài giỏi. Đôi khi thầy địa lý còn cố ý thử thách người xin cắm mộ. Truyện Ông Đàm Thận Huy kể về mẹ của ông từng đến xin thầy địa lý ở làng Tả Ao để xem hộ ngôi mả cho chồng. Ông già nhận lời để đất cho nhưng “cố ý trùng trình mãi”.

Mỗi khi đi đâu, tối đến vẫn về ở nhà họ Đàm. Một khi gặp mưa, ông già bắt phu nhân cõng mình, hai ông xin thay thì ông gạt đuổi đi. Phu nhân vui vẻ cõng. Đến đêm, ông già lẻn vào buồng ngủ thì phu nhân chống cự một cách nghiêm nghị. Ông già than rằng: “Thật là một người đàn bà tiết tháo, ta phải đền bồi mới được”. Rồi ông già chọn chỗ đất tốt để mộ cho. Sau hai ông nối nhau thi đỗ

[37, tr.87-88].

Vì thế đất, mồ mả quan trọng như thế nên nhiều người trước khi chết phải chọn cho mình thế đất phù hợp hoặc tìm mọi cách để có được thế đất tốt nhất. Cho nên, Đoàn Thượng (Tướng quân Đoàn Thượng) dù “bị nhát thương ở cổ, chỉ còn như sợi

chỉ chưa đứt, phải cởi đai lưng buộc lấy, tức giận hầm hầm chạy về phía Đông” vẫn

nghe lời cụ già đến “cái gò bên làng (…) gối giáo mà nằm, liền có mối đùn lên lấp đất” sau “dân cư tạc tượng thờ” trở thành phúc thần [37, tr.99-100]. Tả Ao (Tả Ao tiên sinh) rất tài giỏi trong việc nắm bắt thế đất “huyết thực”. Khi đi qua núi Hồng Lĩnh, ông cắm được ngôi huyệt quý giúp ông có con và con cháu sau này sẽ có quyền trong thiên hạ. Nhưng vua Trung Hoa sai người đến phá, đào trộm mả và lừa bắt con trai ông mang đi [37, tr.159-161]. Cho nên, nắm được thuật thì chưa đủ, để đạt được điều dự báo, con người còn phải tu nhân tích đức, làm điều thiện thì thuật phong thủy mới ứng nghiệm.

Tuy nhiên, những câu chuyện về bói toán, phong thủy trong văn học trung đại đều được kể lại với một không khí huyền ảo: những điều dự đoán tưởng không có thật đều ứng nghiệm. Vậy đằng sau những câu chuyện này, các tác giả muốn nói điều gì?

Con người thời trung đại có niềm tin sâu sắc vào văn hóa tâm linh. Không chỉ nhân dân chịu ảnh hưởng mà tình thế xã hội cũng đã khiến cho những người ở giai cấp thống trị không chỉ tin vào thần tiên, ma quỷ mà còn tin vào thuật phong thủy, bói toán. Trong truyện Thánh Tông hoàng đế (Tang thương ngẫu lục), Phạm Đình Hổ cũng đã đề cập đến phong thủy lí giải cho nguồn gốc đế vương của vua Lê Thánh Tông. Thuở còn là người bình thường, mẹ của ông ngụ tại phía Tây Nam nhà Quốc Tử Giám, nước hồ bao bọc chỗ nhà ở, các thầy tướng số cho là có khí thiên tử. Bà vì có quan hệ họ hàng với các phi tần nên ra vào chốn cung cấm, được vua Lê Thái Tông biết đến và yêu thương. Bà có mang, sinh ra người con trai là Lê Thánh Tông sau này [37, tr.233]. Có thể nói thuật phong thủy có mặt trong tất cả các hoạt động của đời sống con người, từ chuyện vua quan, chuyện thi cử, công danh… Điều này phần nào cho thấy con người có phần hoang mang đối với hiện thực, họ bất lực trước những điềm báo, dự báo. Được học theo tư tưởng Khổng, Mạnh nhưng những nhà Nho đương thời bắt đầu hồ nghi về những gì mình theo đuổi, họ chuyển sang niềm tin về một thế giới khác. Truyện về Lê Hữu Kiều (Ông Lê Hữu Kiều - Tang thương ngẫu lục) cũng thể hiện tư tưởng hoang mang của các nhà Nho. Truyện kể khi còn ít tuổi, Lê Hữu Kiều là người lãng mạn, không chịu bó buộc theo lễ phép. Sau thi đỗ làm quan giữ nết rất ngay thẳng, không a dua luồn lọt, nhất là ghét đạo Phật lắm. Lúc đi sứ qua Tàu, qua một căn chùa, thấy có một pho tượng có chữ vàng là “Bồ Tát Lê Hữu Kiều”, ông bừng tỉnh. Từ đấy, ông để tâm nghiên cứu kinh điển nhà Phật, cuối đời chỉ đi giảng về đạo Phật [37, tr.75-76]. Truyện cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo trong tư tưởng nhà Nho, một mặt việc Lê Hữu Kiều theo đạo Phật cũng có phần dựa trên chủ nghĩa cá nhân khắc kỷ, chỉ vì nhìn thấy tên mình ở tượng Phật mà theo đạo chăng?

Tóm lại, viết về bói toán, phong thủy trong truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX, các tác giả phần nào cho thấy đời sống tâm linh, tín ngưỡng của con người đương thời. Điều này như một niềm tin để họ sống và lao động với hy vọng sẽ đạt những điều tốt đẹp ở tương lai. Là những nhà Nho, đôi khi các tác giả không tin vào những chuyện

bói toán, phong thủy nhưng những chuyện đó vẫn xảy ra đầy tính huyền ảo. Vì thế, viết những câu chuyện này, yếu tố huyền ảo trong tác phẩm phần nào nói lên tâm trạng hoang mang của một số nhà Nho đương thời. Và các tác phẩm cũng đưa ra những bài

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)