Thể loại truyện, ký trung đại

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 33)

1.2.1. Truyện trung đại

Văn học trung đại Việt Nam được tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, từ khi dân tộc ta giành được độc lập từ tay người phương Bắc đến lúc đất nước bị người phương Tây (Pháp) xâm lược. Trong quá trình phát triển của văn học trung đại, ngoài sự phát triển của thơ trữ tình thì văn xuôi tự sự cũng đóng góp một phần quan trọng. Văn xuôi tự sự thời kỳ này chủ yếu viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên việc phân chia các thể loại văn học trung đại là một điều khó khăn, khi các tác giả thời kỳ này vẫn chưa có sự rạch ròi trong việc vận dụng thể loại sáng tác. Ngay cả các nhà thư tịch học cũng hết sức lúng túng khi phân loại văn học Việt Nam thời trung đại.

Theo Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - những vấn

đề văn xuôi tự sự, căn cứ vào qui mô và tính chất của các tác phẩm, có thể chia văn

xuôi tự sự thành ba nhóm: truyện ngắn, ký và tiểu thuyết chương hồi [44, tr.24]. Về khái niệm truyện (hay còn gọi là tự sự), Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học nêu:

Tự sự (tiếng Anh: narrative) là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người [27, tr.385].

Theo đó, tác giả cho rằng nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan là đặc điểm quan trọng của tự sự.

Còn Trần Đình Sử trong Lý luận văn học (Tập 2) cho rằng: “Khác với tác phẩm

của con người, được thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó - qua con người, hành vi, sự kiện

được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó” [53, tr.207].

Trần Đình Sử còn phân loại tự sự bao gồm: 1. Nhóm anh hùng ca (sử thi), truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên, ngụ ngôn; 2. Nhóm tiểu thuyết, truyện ngắn và truyện vừa. Sau đó, tác giả định nghĩa truyện ngắn: “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự

sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức

truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài ký

ngắn. Nhưng thật ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự

tái hiện cuộc sống đương thời” [53, tr.240].

Về truyện trung đại, Nguyễn Đăng Na cũng có quan điểm rất khó phân chia thể loại văn xuôi trung đại. Dẫn lời của Aristote và Lê Quý Đôn, tác giả đã cố gắng đưa ra đặc điểm của truyện như sau:

Truyện dùng để “kể”. Mỗi truyện phải là một đơn vị hoàn chỉnh “đủ cả đầu đuôi” (Lê Quý Đôn), “có phần đầu, phần giữa và phần cuối” (Aristote). Đó là một đơn vị độc lập “mỗi việc chép riêng” (Lê Quý Đôn), “coi như cái gì tách biệt với mình” (Aristote).

Hai hạt nhân tạo nên truyện là nhân vật và cốt truyện. “Tất cả nhân vật như người đang hành động” (Aristote) và sự hành động của nhân vật tạo thành đường dây liên lạc “đủ cả đầu đuôi” (Lê Quý Đôn) nối liền các sự kiện thành “cốt truyện”. Cốt truyện là “câu chuyện được kể về các sự kiện liên tiếp xảy ra (…) cốt truyện không chỉ truyền đạt sự liên tục của các sự kiện mà còn cho ta thấy giọng của người kể truyện”. Xây dựng truyện, nếu “không có cốt truyện là điều không có khả năng” [44, tr.15-16].

Ở đây, Nguyễn Đăng Na không phân loại truyện trung đại thành truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài mà xếp tất cả vào truyện ngắn (trừ tiểu thuyết chương hồi được phân thành loại riêng). Ông chủ trương đưa ra một bảng phân loại cho văn xuôi tự sự trung đại thành ba xu hướng: xu hướng dân gian, xu hướng lịch sử, xu hướng thế tục. Xu hướng dân gian “sưu tầm, ghi chép, cải biên truyện dân gian”, “đấy là quá trình văn học hóa truyện dân gian, quá trình lột xác, chuyển từ sáng tác văn học dân

về nhân kiệt địa linh đất Việt, bao gồm các nhân vật lịch sử (người, thần) và các sự kiện lịch sử”. Tuy nhiên ông cũng lưu ý “khi chia thành xu hướng dân gian và xu hướng lịch sử, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới hai mạch phát triển chung của chúng.

Trên thực tế, hai xu hướng này luôn có sự đan xen và thâm nhập vào nhau. Truyện lịch

sử thường bị dân gian hóa để cho nó trở thành ly kì hấp dẫn; còn truyện dân gian lại được lịch sử hóa để tỏ ra nó có ‘thật’” [44, tr.33-38].

Xu hướng thế tục “viết về chuyện thế tục, (…) truyện thế tục lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh, (…) đối tượng của truyện thế tục là con người với những khát khao trần thế nhất” [44, tr.35-38]và truyện thế tục chỉ dừng lại ở hình thức truyện ngắn.

Trần Nho Thìn trong Thi pháp truyện ngắn trung đại thì cho rằng: “thay vì dùng một khái niệm có tính chất khái quát, người xưa có tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách (chí, lục, phả, bút, tùy bút, ký, ký sự, thuyết…). Sau đó, tác giả phân loại truyện ngắn dựa trên tiêu chí cốt truyện gồm ba nhóm chính: 1) Nhóm tác phẩm lấy cốt truyện từ chính sử. 2) Nhóm tác phẩm vay mượn cốt truyện Trung Quốc. 3) Nhóm tác phẩm có

cốt truyện hư cấu thuần túy của Việt Nam. Và cho rằng nhóm thứ ba chiếm số lượng

lớn nhất, “nội dung thường kể về các nhân vật của Việt Nam - những nhân vật hữu danh và vô danh trong lịch sử, các môtip thường được sáng tạo trên cơ sở phỏng lại những lời kể của người này người khác, tức là môtip dân gian, đã được lưu truyền

theo con đường truyền miệng” [74].

Tóm lại, truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học. Dựa vào nội dung, truyện có thể phân loại: truyện về tiểu sử nhân vật có thực hay nhân vật huyền thoại; truyện kể lại các sự kiện (chiến đấu, sản xuất, sinh sống); truyện về thế giới ảo hay thế giới viễn tưởng… Dựa vào thời kỳ văn học, truyện chia làm: truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ; truyện trung đại: tiều thuyết chương hồi, truyền kỳ, ký sự, truyện thơ;

truyện hiện đại: tiểu thuyết hiện đại, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện mi ni. Theo chúng tôi, truyện trung đại là thể loại tự sự (thường viết bằng văn xuôi chữ Hán) có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, sự kiện nhằm tái hiện đời sống một cách khách

quan, được kể bằng một người nào đó. Truyện trung đại cơ bản là truyện ngắn. So với truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn trung đại còn nhiều đặc điểm giống truyện dân gian, đơn giản về cốt truyện và hình thức kể chuyện, nhân vật thường được xây dựng dựa trên hành động, lời nói hơn là miêu tả tâm lý.

1.2.2. Ký trung đại

Ký là loại hình văn xuôi, có nguồn gốc từ ký lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh,... Ký bao gồm nhiều thể loại như ký sự, phóng sự, tùy bút, bút ký,… Xét về phương thức sáng tác, ký có thể phân thành: ký tự sự (phóng sự, ký sự, hồi ký, ký sự lịch sử,...); ký trữ tình (tùy bút, nhật ký) và ký chính luận (tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp ký,...).

Văn học trung đại Việt Nam rất đa dạng về thể loại và ký là loại hình phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Ký là một bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự. Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, ký chủ yếu được viết bằng chữ Hán dưới hình thức các thể văn Trung Quốc.

Về khái niệm ký, trong giáo trình Lý luận văn học (Tập 2), Phương Lựu (soạn cùng Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam) phân chia văn học thành 5 loại, trong đó tách ký ra làm thành một loại riêng vì ký thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù. Dẫn lời của Gulaiep: “Ký là một biến thể của tự sự”, Phương Lựu cho rằng không đơn giản để định nghĩa thế nào là ký. Và ông cũng nêu lên: “Ký là các tác phẩm văn xuôi, tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật như là các sự thật xã hội, không tô vẽ. Ký là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thật của đời sống không được đưa vào lịch sử, cũng chưa hoá thân vào các hình tượng nghệ thuật bay bổng của trí tưởng tượng. Đặc điểm cơ bản của ký là trần thuật người thật việc thật” [53, tr.273].

Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học thì định nghĩa:

Ký (tiếng Nga: ocherk, tiếng Pháp: essai; reportage) là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học. (…) Ký không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mĩ của ký thường

là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng [27, tr.163].

Trong định nghĩa, tác giả còn liệt kê ký gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút… Giới thiệu Vũ trung tùy bút, Trương Chính giải thích: “Tùy bút là viết theo ngọn bút, gặp đâu nói đó, không có hệ thống” [36, tr.7].

Trong công trình nghiên cứu Lý luận văn học, Hà Minh Đức cho rằng: “Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều

dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật

trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng được miêu tả” [21, tr.217].

Về ký trung đại, Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại

(Tập 2 - ) đã đưa ra nhận định: “Ký là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn

xuôi tự sự thời trung đại bởi bản thân khái niệm ký hàm chứa một nội diên có biên độ

hết sức co dãn” [46, tr.9]. Và từ đó, tác giả đi đến kết luận: Ký trung đại là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh,…

Trong đó, tác giả còn đề cập đến sự xuất hiện các thể loại ký trung đại theo từng giai đoạn: văn khắc và tự bạt (thể kỷ X - XIV), ký, lục, phả, chí dị và từ (thế kỷ XV - XVII), ký sự, điều trần và kế sách (thế kỷ XVIII - XIX),…

Tóm lại, theo chúng tôi, ký là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép con người, sự việc, phong cảnh… Ký trung đại cơ bản không có sự phân biệt rõ ràng với truyện trung đại. Nhưng so với truyện, ký thường chỉ ghi chép người thật, việc thật, rất ít hư cấu; không cần phải có cốt truyện hoàn chỉnh và thường thể hiện thái độ, bình luận của tác giả về vấn đề được nói đến.

Ký trung đại hình thành rõ nhất từ thế kỷ XVIII nhưng như trên đã nói, ranh giới giữa truyện và ký trung đại hết sức mờ mỏng. Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Về mặt lý luận, các nhà thư tịch học như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và các nhà văn học sử đầu

thế kỷ XX không tách ký khỏi truyện. Đối với họ chỉ có cái gọi chung là Truyện ký

biệt giữa truyện và ký về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật mình miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hòa mình vào sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là ký” [46, tr.37].

Mặc dù giữa truyện và ký khó phân biệt rạch ròi nhưng dựa vào đặc trưng thể loại chúng vẫn có những điểm khác biệt:

Truyện

- Ghi chép sự kiện lịch sử có thật (con người, sự kiện, thời gian, không gian…) chính xác.

- Có hư cấu ở một số chi tiết nhỏ. - Nhân vật xuất hiện trong sự kiện. - Có thể không có cốt truyện.

- Không có một xung đột thống nhất, tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật.

- Tác giả là người trong cuộc, hòa mình vào sự kiện, các nhân vật trong tác phẩm.

- Gắn sự kiện lịch sử với những sáng tạo nghệ thuật.

- Hư cấu nhiều.

- Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có sự phát triển tính cách. - Thường có cốt truyện.

- Có xung đột, kịch tính.

- Tác giả là người ngoài cuộc, tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật trong tác phẩm.

Tuy đưa ra tiêu chí phân biệt để thấy được sự đóng góp của các tác giả thế kỷ XVIII - XIX trong việc dần tạo ra ranh giới rõ ràng giữa truyện, ký ở hậu kỳ trung đại nhưng trong phạm vi đề tài, chúng tôi cơ bản không chú trọng phân biệt sự rạch ròi của hai thể loại truyện, ký mà chỉ xét yếu tố huyền ảo của các tác phẩm trong cùng tiêu chí về nội dung và nghệ thuật. Và xét ở đặc trưng của từng thể loại thì yếu tố huyền ảo ở truyện trung đại được dùng như một phương thức nghệ thuật; trong khi ở ký trung đại, yếu tố này cho thấy đời sống tâm linh của con người, ở một vài tác phẩm nào đó, gần với truyện thì yếu tố này vẫn được vận dụng như một phương thức nghệ thuật.

1.3. Bối cảnh lịch sử và truyện, ký trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX 1.3.1. Bối cảnh lịch sử và đời sống nhân dân Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX 1.3.1. Bối cảnh lịch sử và đời sống nhân dân Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX

Lịch sử luôn có tác động lớn đến hệ tư tưởng và đời sống văn học. Đặc biệt, ở thời trung đại, văn - sử - triết bất phân càng thể hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học - lịch sử - triết học. Lịch sử trung đại Việt Nam gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay phong kiến phương Bắc. Theo đó, ở sơ kỳ lịch sử trung đại, văn học ngợi ca những người anh hùng vĩ đại làm rạng danh dân tộc và ca ngợi xã hội tốt đẹp, những thời khắc đất nước thanh bình, thịnh trị. Tuy nhiên, từ thế kỷ XV trở đi, xã hội phong kiến đã có dấu hiệu rạn nứt và suy vong, và thế kỷ XIII - XIX có thể được xem là giai đoạn nhiều biến động nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.

1.3.1.1. Sự kiện lịch sử

Lịch sử Việt Nam (Tập 1) có ghi: “Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến bước

vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Tất cả những ung nhọt chứa đựng trong xã hội phong kiến, đến đây bộc lộ một cách gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội mang tính chất kịch liệt và phổ biến chưa từng có” [20, tr.319].

Từ giữa thế kỷ XVIII, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại.

Phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)