Bối cảnh lịch sử và truyện, ký trung đại Việt Nam thế kỷ XVII I XIX

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 39)

Lịch sử luôn có tác động lớn đến hệ tư tưởng và đời sống văn học. Đặc biệt, ở thời trung đại, văn - sử - triết bất phân càng thể hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học - lịch sử - triết học. Lịch sử trung đại Việt Nam gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay phong kiến phương Bắc. Theo đó, ở sơ kỳ lịch sử trung đại, văn học ngợi ca những người anh hùng vĩ đại làm rạng danh dân tộc và ca ngợi xã hội tốt đẹp, những thời khắc đất nước thanh bình, thịnh trị. Tuy nhiên, từ thế kỷ XV trở đi, xã hội phong kiến đã có dấu hiệu rạn nứt và suy vong, và thế kỷ XIII - XIX có thể được xem là giai đoạn nhiều biến động nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.

1.3.1.1. Sự kiện lịch sử

Lịch sử Việt Nam (Tập 1) có ghi: “Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến bước

vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Tất cả những ung nhọt chứa đựng trong xã hội phong kiến, đến đây bộc lộ một cách gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội mang tính chất kịch liệt và phổ biến chưa từng có” [20, tr.319].

Từ giữa thế kỷ XVIII, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại.

Phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn Thanh (1789) xâm lược tại miền Bắc. Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định, tuy nhiên sau cái chết của ông (1792), nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu.

Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn (1802). Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên cai trị một đất

nước thống nhất. Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế, cùng con trai là Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Tuy nhiên, vua Minh Mạng và những người kế tục - Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) - chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn giáo từ phương Tây đã khiến đất nước đứng trước hiểm họa xâm lược của người phương Tây,

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Từ đây, lịch sử trung đại có những biến chuyển lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo và đời sống của con người.

1.3.1.2. Đời sống của nhân dân

Phong trào nông dân khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ XVIII tuy chưa thành công nhưng đã giáng những đòn sét đánh vào chế độ phong kiến thối nát, xô đẩy các tập đoàn thống trị mau sa xuống hố diệt vong.

Đầu thế kỷ XVIII, triều đình thực hiện chế độ tư hữu ruộng đất, phần lớn ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, nông dân rơi vào tình trạng phá sản, bị bắt tô thuế, đi phu, đi lính,… Chính quyền họ Trịnh tiến hành tăng thuế một cách khủng khiếp, nông dân rơi vào cảnh thiếu thốn, mất mùa, đói kém, họ chết dần chết mòn. Tình cảnh ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, xơ xác và hàng loạt người rời bỏ đồng ruộng, xóm làng đi ăn xin hoặc kiếm ăn nơi khác một cách tuyệt vọng diễn ra phổ biến.

Ở thời kỳ này, một bộ máy quan lại thối nát thực hiện việc mua quan bán tước, chốn quan trường biến thành nơi đầu cơ trục lợi. Chính quyền chúa Trịnh quy định, trong các kì thi hương, ai nộp ba quan tiền thì được miễn khảo hạch, coi như đã đỗ sinh đồ.

Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung thực hiện Chiếu khuyến nông, Chiếu lập họcvà một số cải cách xã hội nhưng không được bao lâu thì nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên ngôi. Đến đây, bộ máy quan lại hủ lậu mục nát, tăng cường đàn áp và bóc lột nặng nề. Trong khi vua quan sống trong xa hoa hưởng thụ thì nhân dân lại rơi vào đời sống thống khổ cùng cực. Chế độ nhà Nguyễn với những tư tưởng bảo thủ, không

hợp thời, không đứng về phía nhân dân, đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, đẩy nhân dân vào một tình cảnh khốn cùng hơn trước.

Có thể nói, ở thế kỷ XVIII - XIX, trên cơ sở suy tàn của chế độ phong kiến, Nho giáo dần dần mất hiệu lực, không còn giữ được thế độc tôn, trật tự, luân thường đạo lý bị thay đổi. Bên cạnh đó, việc truyền bá đạo Thiên Chúa của các nhà truyền giáo phương Tây khiến nhân dân đứng trước tình trạng phân vân, mơ hồ về những gì tốt đẹp của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo đã định hình và tồn tại trước đó. Triều đình muốn khôi phục lại Phật giáo nhưng chỉ khiến con người rơi vào mê tín dị đoan…

Viết về đời sống tinh thần của nhân dân, trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ

1771 đến 1802, Tạ Chí Đại Trường cũng cho rằng:

Sống vui buồn lẫn lộn như vậy, dân chúng còn để ý đến những hiện tượng siêu hình. Các lễ tiết, tín ngưỡng mà chúng ta còn thấy quen thuộc vừa là dịp cho họ cầu mong thần thánh giúp đỡ họ qua cơn nguy khốn. (…) Trong dân gian đầy phù thủy, ông đồng, bà bóng mà Nguyễn Ánh bắt ngăn cấm, không thì đánh roi, phạt xay lúa, giã gạo. Tục lệ bị khinh khi, nhưng thật ra nó bắt nguồn từ niềm tin của rất đông dân chúng nên ảnh hưởng rất to lớn. (…) Tuy nhiên, tục thờ cúng ông bà - Lấy Xác - trên khắp nướcvẫn được chính quyền bênh vực coi là nền tảng đạo đức của dân tộc [62, tr.246-247].

Tóm lại, bức tranh xã hội - lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX như một thôi thúc nội tại cần được ghi lại. Chính sự tác động của lịch sử khiến người cầm bút luôn trăn trở, tìm tòi, thử nghiệm và dĩ nhiên không phải bằng những lý thuyết, những tài liệu sử học... mà bằng những tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Mặc dù truyện Nôm, ngâm khúc, thơ hát nói, thơ Nôm Đường luật đã đạt nhiều thành tựu xuất sắc nhưng để ghi lại những bức tranh hiện thực rộng lớn của lịch sử thì các thể loại này lại không phù hợp. Truyện, ký trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đã viết về những điều “mắt thấy tai nghe”, tái hiện một hiện thực lịch sử đặc biệt nhất trong lịch sử trung đại đang chuyển dần sang một bước ngoặt lịch sử mới.

1.3.2. Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả trong

dòng chảy văn xuôi thế kỷ XVIII - XIX 1.3.2.1. Truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX

Như đã nói, truyện, ký trung đại Việt Nam cơ bản không có ranh giới rạch ròi. Truyện ký trung đại gắn bó mật thiết với thể loại truyền kỳ (một loại truyện chí quái xuất phát từ thể loại của văn học Trung Quốc).

Trước thế kỷ XVIII, ký chưa thật sự hình thành nên truyện ký cơ bản là một thể loại (theo Lê Quý Đôn) và đã đóng góp cho văn học những thành tựu xuất sắc.

Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) mở

đầu cho sự hình thành truyện ký trung đại chuyển từ những câu chuyện kể trong dân gian được ghi chép lại có hệ thống, tạo nên dòng truyện “thấy gì ghi nấy”, ghi chép những “dị sự” lưu truyền trong dân gian.

Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng) là tác phẩm đầu tiên mở đường cho

khuynh hướng viết về “người thực việc thực” trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại với hai mục đích: một là biểu dương các mẫu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp điều mới lạ cho người quân tử.

Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) thể hiện sự đa dạng từ thể loại (có đủ cả

truyện, ký, lục, phả, chí dị, từ) đến nội dung, là “bước đệm” cho sự khởi sắc của thể loại truyền kỳ.

Đến Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), trên cơ sở phóng tác truyện dân gian, với

bút pháp nghệ thuật tài hoa sáng tạo, Nguyễn Dữ đã đưa tác phẩm lên đỉnh cao của thể loại truyền kỳ trong văn xuôi tự sự trung đại. Những yếu tố thần linh, ma quái, siêu nhiên, hoang đường góp phần chuyển tải những vấn đề triết lý nhân sinh, phản ánh hiện thực đương thời một cách sâu sắc. Đến đây, văn xuôi tự sự đã thực sự tách khỏi văn học chức năng hành chính và chức năng lễ nghi, hướng mạnh vào việc phản ánh con người, xã hội.

Văn học trung đại thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của nền văn học trung đại và đạt đến độ rực rỡ nhất: phong phú về nội dung tư tưởng, đa dạng về thể loại và đạt nhiều thành tựu đỉnh cao về nghệ thuật. Riêng trong lĩnh vực

văn xuôi tự sự chữ Hán, đây là chặng đường phát triển hoàn chỉnh của cả ba hình thức truyện ngắn, ký và tiểu thuyết chương hồi.

Chịu ảnh hưởng từ các thể loại truyện dân gian và những thành tựu truyện ký ở các thời kỳ trước đó, truyện, ký trung đại thế kỷ XVIII - XIX thể hiện sự phong phú và đa dạng nhất với nhiều thành tựu:

Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề)

Sơn cư tạp thuật(Đan Sơn)

Truyền kỳ tân phả(Đoàn Thị Điểm)

Tân công dư tiệp ký (Trần Thọ)

Lan Trì kiến văn lục(Vũ Trinh)

Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (Gia Cát)

Tân truyền kỳ lục (Phạm quý Thích)

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác)

Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình

Hổ và Nguyễn Án)

Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)

Mẫn Hiên thuyết loại (Cao Bá Quát)

Hát đông thư dị (Nguyễn Thượng Hiền)

Thính văn dị lục (Khuyết danh)

Nam thiên trân dị tập (Khuyết danh)

Thoái thực ký văn (Trương Quốc Dụng)

Vân Nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)

Việt Nam kì phùng sự lục (Khuyết

danh)

Trong đó nổi bật với những tác phẩm:

Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), được xem là tác phẩm mở đầu cho thể ký thế

kỷ XVIII - XIX, là một tác phẩm văn xuôi tự sự có quy mô lớn với 43 thiên và lời tựa của chính tác giả ghi năm 1755. Mặc dù tác phẩm chỉ là tập hợp những ghi chép tranh thủ lúc rảnh rang công việc (công dư) của tác giả nhưng lại chứa đựng nhiều tư liệu quý giá về một thời đã qua, đặc biệt là tư liệu về đời sống xã hội, lịch sử. Công dư tiệp không những có giá trị về mặt thể loại khi mở ra lối viết ký nhiều thiên mà còn có giá trị văn hóa, văn học lớn bởi đó là “tập truyện có tính chất dã sử pha màu thần kì,

ghi chép các mẩu chuyện truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật chủ yếu trong

khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII” [22, tr.9].

Sơn cư tạp thuật gồm 184 thiên do Đan Sơn viết vào những năm Nguyễn Huệ ra

nhiều thiên đạt trình độ truyện ngắn và có giá trị trong dòng truyện viết theo quan điểm “sở kiến” những điều linh dị ở thế kỷ XVIII - XIX.

Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa) của Phạm Đình Hổ là một

dấu mốc quan trọng cho thể ký. Tác phẩm gồm 91 thiên đa dạng về bút pháp khảo cứu, từ hoa cỏ đến phong tục, chữ viết, thể văn thơ, từ điềm kì dị đến phép thi cử, từ nhân vật đến quỉ thần, đất đai phong vực... Vũ trung tùy bútra đời trong những năm rối ren phức tạp của xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh (cuối thế kỷ XVIII). Vì vậy những thiên ký phong phú về nội dung đề tài, sinh động về bút pháp của ông thể hiện tấm lòng ưu thời mẫn thế, đặc biệt là thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Phần lớn ghi chép trong tác phẩm mang tính thời sự, đẫm chất trữ tình và có nhiều thiên mang chất truyện rất rõ. Vũ trung tùy bút luôn là tác phẩm quý giá cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa, văn học, lịch sử, phong tục Việt Nam.

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác) là đỉnh cao của thể ký thời trung đại. Tác phẩm

ghi lại các sự kiện xảy ra trong chuyến đi kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh suốt 10 tháng, qua đó bộc lộ quan điểm, cảm xúc của tác giả trước thời cuộc và cảnh “vật đổi sao dời” của quê hương. Cái tôi của tác giả hiện lên trong tác phẩm vừa một danh y lỗi lạc, một ẩn sĩ thanh cao, vừa là một thi nhân dạt dào cảm xúc, thành tâm trước tiên tổ, những giá trị văn hoá thiêng liêng.

Ngoài ra, văn học hậu kỳ trung đại còn chứng kiến sự ra đời của nhiều tác phẩm truyện, ký khác. Điều đó thể hiện sự tiếp nối văn học dân gian và dòng truyện truyền kỳ, chí quái ở các thể kỉ trước, qua đó ngụ ý những vấn đề có ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu sắc.

1.3.2.2. Về Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục và Tang thương ngẫu lục

* Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm

Theo gia phả (Đoàn Thị thực lục), họ Đoàn nguyên trước là họ Lê. Đến thời Đoàn Doãn Nghi mới đổi ra họ Đoàn. Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705 ở làng Giai Phạm (tỉnh Hưng Yên). Cha là Đoàn Doãn Nghi, đậu hương cống (cử nhân), thi hội không đậu, ông không ra làm quan, về nhà mở trường dạy học và bốc thuốc. Tuy là gái, nhưng Đoàn Thị Điểm cũng được theo đòi bút nghiên. Lúc nhỏ học với cha anh, bà thông minh và sớm hay chữ. Người đương thời hết sức hâm mộ. Mãi đến năm 37

tuổi (1742) bà mới gặp Nguyễn Kiều, đậu tiến sĩ, lại có văn tài. Vì mến tài đức lại cảm thông cảnh góa bụa của ông, bà mới thuận kết hôn. Lấy nhau chưa đầy một tháng thì Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc đằng đẵng 3 năm. Một mình bà lại phải lo gia đình nhà chồng và gia đình mình. Đến khi Nguyễn Kiều về nước ít lâu lại đi nhậm chức Tham thị Nghệ An. Bà theo chồng vào Nghệ An vừa đến nơi thì cảm bệnh và mất ở đây, hưởng thọ 44 tuổi (1748). Ngoài Truyền kỳ tân phả, bà còn có Chinh phụ

ngâm khúc diễn Nôm.

Đoàn Thị Điểm sống gần trọn nửa đầu thế kỷ XVIII. Theo Hoàng Hữu Yên trong

Lời giới thiệuTruyền kỳ tân phả, đây là một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp. Từ thế kỷ XVI trở đi, chế độ phong kiến (Lê Trịnh ngoài Bắc, Nguyễn trong Nam) lo mài nanh giũa vuốt để chờ dịp câu xé lẫn nhau. Giai cấp cầm quyền tăng cường bóc lột quần chúng để chuẩn bị gây chiến và cung phụng cho cuộc sống xa hoa truỵ lạc của bọn họ. Vì vậy, tình cảnh xã hội ngày càng đen tối, nhân dân đau khổ, lại thêm thiên tai, bệnh hoạn giày vò. Dẫn theo Hoàng Hữu Yên thì sử cũ chép:

Tháng giêng Quí Tỵ (1713): Lúc ấy đã lâu không mưa, giá thóc gạo cao vụt, dân gian có người phải ăn vỏ cây, rễ cỏ, chết đói đầy đường, làng xóm các nơi tiêu điều hiu quạnh.

Tháng 8 Tân Dậu (1714): ... Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa ngon. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau. Số dân còn lại mười phần không được một. Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn lại độ dăm ba hộ mà thôi [15, tr.14-15].

Đứng trước thảm trạng như trên các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân chỉ còn một tâm lý duy nhất là “ước ao sự loạn lạc” và một con đường duy nhất là vùng lên

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)