Huyền ảo hóa chuyện vua quan và các sự kiện lịch sử

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 53 - 60)

Nước ta bấy giờ vừa có vua lại vừa có chúa, các vua chúa đều trị vì theo quyền kế tập từ đời nọ sang đời kia. Tuy nhiên thế kỷ XVIII - XIX có nhiều biến động về chính trị, là thời đại đang có một cuộc đổi thay lớn nên vua chúa, quan lại - những người làm nên rường cột của đất nước cũng được các tác giả giai đoạn này chú trọng phản ánh trong tác phẩm.

2.1.1.1. Huyền ảo hóa các vị vua tiền triều

Từ sau Lĩnh Nam chích quái thì các tác giả viết truyện truyền kỳ ít bàn về chuyện vua chúa (trừ trường hợp Thánh Tông di thảo, nhà vua đóng vai trò của người ghi chép sự việc mình nghe, thấy). Tuy nhiên, truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX thì viết nhiều về đề tài này. Viết về chuyện vua chúa, các tác giả giai đoạn này thường tránh nói trực tiếp đến chuyện các vị vua chúa đương thời mà thường nhắc đến các vị vua ở triều đại cũ với dụng ý riêng.

Nhắc về các vị vua ở triều đại trước, các tác giả thường thần thánh hóa sự nghiệp hay nguồn gốc xuất thân của họ để ngợi ca. Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án đề cập rất nhiều đến vấn đề này. Ở truyện Ông Lê Trãi (Nguyễn Trãi), tác giả ca ngợi vua Lê Thái Tổ khi kể chuyện Nguyễn Công Hãng nghe được vị thần nói: “Thượng đế xét đến nước Nam chưa có chủ, nên có sai Lê Lợi làm vua, Lê

Trãi làm tôi” [37, tr.117]. Từ đây có thể thấy, việc Lê Lợi lên ngôi là “thiên mệnh”.

Tương tự, ở Thánh Tông hoàng đế, Phạm Đình Hổ cũng kể về nguồn gốc thần tiên của vua: “Thái hậu có mang, chiêm bao thấy đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước Nam. Tiên đồng không vâng chỉ ngay, Thượng đế giận, ném hòn ngọc khuê, xây xát ở trán. Tiên đồng dập đầu lạy tạ, (…) Bừng tỉnh giấc

thì sinh vua Thánh Tông, vết ngọc khuê ở trán hãy còn rõ” [37, tr.233-234]. Hoặc

truyện Thần Tông hoàng đế kể lại: Hoàng hậu họ Trịnh (vợ vua Lê Kính Tông) có mang, nhưng khi lên giường cữ, trở dạ mấy hôm mà chưa sinh được. Vua đương lo ngại, chợt mê ngủ, thấy có người đến tâu rằng “Hoàng tử hiện còn đang ở chợ Bảo

Thiên, hoàng hậu đã sinh sao được!”. Tỉnh dậy, vua sai nội giám (Trung Quí) ra chợ

dò xem. Lúc đó, trời tờ mờ sáng, trong quán chợ chưa có người, chỉ thấy dưới quầy bán thịt có lão ăn mày, tóc bạc phơ phơ, tuổi chừng 81, 82 nằm trên mặt đất, rên rỉ chờ chết. Nội giám về tâu, vua lại cho ra hỏi thì lão ấy đã tắt thở vào lúc trời vừa sáng tỏ. Cũng đúng giữa lúc ấy, hoàng tử ra đời. Sau lớn lên nối ngôi làm vua Thần Tông. Sau đó, tác giả còn kể lại “chuyện Lý Thần Tông, kiếp trước là vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, kiếp sau là ông lão hành khất ở chợ Báo Thiên lại kiếp sau nữa là vua Thần Tông nhà

Lê! Như thế thì một vị sư, một người ăn mày đã hai kiếp tái sinh làm vua” [37, tr.19-

chuyện này, tác giả ghi chép một cách trung thực, đúng như mình nghe kể lại, không dám phủ nhận, hoặc đặt thành nghi vấn. Nhưng nay đọc lại ta thấy, bên cạnh ngợi ca nguồn gốc dòng dõi vua chúa truyền từ đời này sang đời khác, truyện còn ngụ ý về sự thay đổi của kiếp vận con người hay chính là sự thay đổi về thời thế chăng?

Nguồn gốc của cung phi và hoàng tử cũng được thần thánh hóa. Ở truyện Thánh

Tông hoàng đế, không chỉ thần thánh hóa vua Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ còn kể

khi thái hậu có mang, “chiêm bao thấy đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước Nam, và sai một ngọc nữ xuống để sánh đôi” [37, tr.233]. Khi lên ngôi, vua thường dò tìm người trong chiêm bao, không gặp lòng vẫn không vui. Khoảng đầu niên hiệu Thái Hòa, có người con gái bị bắt vào nhà quan sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà vẫn không biết nói. Khi vào cung hầu yến, “vì câm nên chỉ ngồi gõ phách, tiếng lanh lảnh, phảng phất như một khúc điệu quân thiên. Vua thấy lạ, hỏi thì thấy người con gái nói năng đi đứng, giống hệt người ngọc nữ trên chỗ Thượng đế, bèn thu nạp vào hậu cung. Sách

lập làm Trường Lạc hoàng hậu” [37, tr.234]. Truyện Đền Linh Langthì kể về việc các

vua đời Lý thường ngự giá ra chơi ở Hồ Tây ở huyện Quảng Đức. Một hôm có một cô gái gặt lúa ở bên bờ hồ, vua bèn trông thấy đem lòng yêu, đưa vào cung ghẹo cợt. Người con gái về nhà có chửa, sinh được con trai mặt mũi khôi ngô. Năm đứa trẻ lên tám tuổi, các người kỳ cựu trong làng đem việc đó tâu lên. Vua mời vào cung, cho dự vào hàng cuối cùng trong các hoàng tử. Không bao lâu hoàng tử ấy lên đậu, hạt đậu to bằng hạt ngô, dày xin xít, không hở chỗ nào, ba tháng trời vẫn không khỏi. (...) Vua đến thăm, thở dài thương hại. Bỗng hoàng tử tâu với vua rằng: “Con đày xuống có kỳ,

xin vua cha chớ buồn phiền. Con sắp sửa đi đây. Vua cha có lòng thương, xin sai lập

cho con mấy gian đền thờ ở chỗ con đi”. Vua bằng lòng, hoàng tử bảo buông màn,

đuổi hết người hầu hạ ra. Chừng một trống canh, mở màn xem, “thấy có một con thuồng luồng từ trên nệm bò xuống đất, rồi bò đến hồ Linh Lang, ngỏng cổ nhìn

những cây cổ thụ và trái núi đất, lại bò xuống nước biến mất” [37, tr.230-231]. Truyện

mượn chuyện vua chúa, nhưng mang nhiều yếu tố huyền ảo. Phải chăng qua truyện, tác giả phần nào lí giải về các triều đại, một số vua chúa có quan hệ rất tự do với phụ

nữ bên ngoài nhưng không có con trai nối dõi, hoặc có thì các hoàng tử đều chết yểu. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến thay triều đổi chính, xã hội rối ren.

Không giống Tang thương ngẫu lục, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm không trực tiếp viết về chuyện vua chúa nhưng cũng đề cập đến các vị vua đời trước với chuyện chinh phạt. Truyện đền thiêng ở cửa bể kể lại việc vua Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, sau là Lê Thánh Tông kéo hải quân đi đánh bề tôi của Chiêm Thành đều thắng lợi nhờ vào sự hy sinh, giúp đỡ của nàng Bích Châu. Khi đi cùng vua Trần Duệ Tông, gặp Giao thần đòi vua ban cho phi tần để làm vợ hắn, Bích Châu quyết nhảy xuống biển để làm vợ Giao thần cứu vua và quân lính trước sự ngỡ ngàng thương xót của mọi người [15, tr.51-52]. Mấy đời sau, vua Lê Thánh Tông được linh hồn Bích Châu giúp, trừ được Giao thần nhờ bức thư vua gửi cho Quảng Lợi Vương. Biết được chuyện của vua đời trước, vua làm bài thơ trách có hai câu kết như sau:

Than ôi trăm vạn hùng quân mạnh, - Mà kém thư sinh một hịch văn!”. Bích Châu đến

bảo sửa lại hai câu kết để tránh xúc phạm đến “tiền triều”. Thánh Tông nghe và làm theo [15, tr.53-63]. Mượn hình ảnh Giao thần và linh hồn Bích Châu, truyện cho thấy cái nhìn của tác giả về vua chúa trong xã hội. Vua chúa không phải lúc nào cũng “kinh bang tế thế”, bằng sự tài giỏi của mình đưa đất nước vượt qua khó khăn; ở đây, cả vua và quân lính đều chịu bó gối, trói tay trước tên Giao thần, chỉ có người phụ nữ là dũng cảm hy sinh thân mình vì đại cuộc. Tuy nhiên, Bích Châu vẫn hết lòng và trân trọng vua Trần Duệ Tông. Điều này cho thấy thái độ ngợi ca “tiền triều”, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo khi viết về những vị vua đời trước.

Xuất phát từ tư tưởng Nho gia, thuyết “thiên mệnh”, các tác giả giai đoạn này đã thần thánh hóa sự nghiệp và nguồn gốc xuất thân của các bậc đế vương và dòng tộc. Những câu chuyện này có lẽ được nhân dân kể rất nhiều trong dân gian, và họ tin là có thật. Điều này cũng cho thấy ảnh hường từ tư tưởng Nho giáo đã xâm nhập vào tín ngưỡng dân tộc, ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân.

2.1.1.2. Huyền ảo hóa hiện thực lịch sử

Thế kỷ XVIII - XIX với nhiều biến chuyển về lịch sử, đời sống như một bức tranh sinh động thôi thúc các nhà văn ghi nhận và phản ánh trong tác phẩm của mình. Bằng một cách riêng, qua yếu tố huyền ảo, hiện thực đó vẫn hiện lên trong các tác

phẩm truyện, ký giai đoạn này với một cái nhìn đa chiều, không kém phần hấp dẫn người đọc nói chung và các nhà lịch sử nói riêng.

Nếu lịch sử chỉ ghi nhận sự kiện bằng ngày tháng, địa điểm, con người và sự việc diễn ra thì tác phẩm văn học ghi nhận bằng những hình tượng, chi tiết. Những sự kiện lịch sử quen thuộc có liên quan đến các vị vua, các triều đại từng được truyền thuyết hóa cũng được các tác giả ghi chép lại. Nghiêng về ký nhiều hơn truyện, Tang thương ngẫu lục viết nhiều về hiện thực lịch sử. Tiêu biểu là truyện Hồ Hoàn Kiếm kể lại việc vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa. Truyện được Nguyễn Án kể ngắn gọn, xin ghi hết ra đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ Hoàn Kiếm thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng. Ấy là nơi đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua, thường vẫn đeo bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng thấy một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, ngài lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ, thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Ngài giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp cái bờ ngang tát hết nước để tìm. Nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy, chia ra làm hai hồ Tả Vọng, Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc trên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm bay đi [37, tr.181].

Truyện mượn những chi tiết huyền ảo nhằm lí giải cơ đồ của nhà Lê được dựng nên là nhờ sự trợ giúp của thần linh, Lê Lợi được kiếm báu giống như An Dương Vương được Rùa Vàng cho móng vuốt làm nỏ thần. Vì thế, truyện mượn hình ảnh con rùa đòi lại kiếm là mượn từ môtip về Rùa Vàng trong truyền thuyết. Một điều nữa, chi tiết dự báo ở cuối truyện rất giống với chi tiết trong bài ký Hồ Gươm (bài ký này không ghi tên người viết, có lẽ do Phạm Đình Hổ viết):

Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ

Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất. Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà tả. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương

tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Sau đó ít lâu, nhà Lê mất nước

[37, tr.29].

Bài ký kể thật ngắn gọn và khách quan. Tuy nhiên, điềm dự báo có sự trùng hợp giữa hai tác giả cho ta thấy điều này được người đương thời kể lại cho nhau nghe và họ tin là như thế. Qua hai truyện/ký, ta thấy thái độ ngợi ca Lê Lợi và tâm trạng đau lòng trước sự suy vong của nhà Lê - một triều đại rất thịnh vượng mà tiên vương Lê Lợi đã gây dựng nên. Cho nên việc triều Lê sụp đổ là do mệnh trời.

Hiện thực lịch sử còn là một xã hội loạn li còn được Phạm Đình Hổ dự báo qua truyện Ông Bùi Huy Bích. Truyện có chi tiết:

Một hôm, ông chiêm bao thấy chúa Nghị tổ Ân vương ngự đi chơi núi, ông quỳ khải rằng: “Việc nước đến cơ hỏng mất, còn mong ở đấng Tiên vương sẽ tính kế cho xã tắc”. Chúa thở dài, không nói gì, chỉ tay xuống dưới núi, thì thấy giữa đám núi thịt bể máu, mũ xiêm xe kiệu bề bộn ngổn ngang không biết bao nhiêu mà kể. Sau đó, mấy lần ông xin thoái chức, không được. Chưa bao lâu nước mất

[37, tr.208].

Đây là một trong những chi tiết hiếm hoi trong các tác phẩm ngụ ý về cảnh chiến tranh binh lửa. Chỉ một chi tiết này, người đọc cũng phần nào hình dung về một xã hội loạn lạc đương thời mà hậu quả của nó đã đem lại nỗi thống khổ cho nhân dân.

Cũng nói về việc triều đại nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Án còn đưa ra điềm báo trong truyện Ma Đồng Xuân, cô gái ma đã báo mộng cho Trần Văn Vĩ: “Nhà Lê sắp mất,

ông cũng không đỗ, đừng đọc sách để nạt tôi nữa” [37, tr.38]. Có thể thấy một sự thật

về đất nước loạn li, ma quỷ lộng hành từ những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo trên. Một đất nước mà vua quan đều tin vào thần thánh, tiên Phật và bất lực trước những điềm báo của thiên nhiên. Tang thương ngẫu lục thuật lại từ chuyện vua Trần Nhân Tông đi tu (Tướng quân Đoàn Thượng), đến chuyện vua Lê Thần Tông tin vào phép thuật có thể chữa bệnh (Nội đạo tràng), chuyện chúa Trịnh tin vào thần thánh

(Sông Độc, Đền Trấn Võ)… Truyền kỳ tân phả thì viết về chuyện Lê Huyền Tông cho

quân đi diệt Liễu Hạnh vì cho rằng bà là yêu quái (Truyện nữ thần ở Vân Cát)... Tất cả những chuyện trên đều được truyền thuyết hóa hoặc kể với nhiều chi tiết huyền ảo. Từ đó cho thấy, bản thân những người đứng đầu đất nước cũng tin vào chuyện thần tiên,

ma quỷ. Điều này cho thấy sự rạn nứt của tư tưởng Nho giáo và sự vươn lên của Phật, Đạo trong tư tưởng đương thời. Trong xã hội đó, thần luôn được đề cao, nhiều khi vì làm trái ý thần, vua đã gây cho nhân dân nỗi khốn cùng. Trong Truyện nữ thần ở Vân

Cát (Truyền kỳ tân phả), vua Lê Huyền Tông cũng bất lực trước việc Giáng Tiên khiến

cho bệnh dịch lây lan vì quân triều đình vô tình xúc phạm bà, cuối cùng triều đình phải cho lập đền, bệnh dịch mới khỏi [15, tr.138-139].

Ngược lại, khi viết về vua chúa đương thời, các tác giả thường kể về chuyện hưởng lạc hay chuyện chạy loạn của vua chúa khi đất nước có biến, đặc biệt là khi khởi nghĩa nông dân nổi lên và Tây Sơn làm cuộc “đổi vạc”. Tuy nhiên những chuyện này thường được miêu tả bằng ngòi bút hiện thực, không sử dụng yếu tố huyền ảo.

Nghiêng về đời sống, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh rất kiệm lời về chuyện vua chúa, hiện thực lịch sử. Phải chăng với những trải nghiệm trong chính cuộc đời mình, nhà văn đã nhận ra một sự thật nghiệt ngã rằng: dù có phê phán hay đả kích thì bản chất của tầng lớp thống trị thời ấy vẫn không thể nào thay đổi. Ông cảm thấy chán ngán trước những gì mình đã từng tôn thờ. Tuy nhiên, ở đâu đó vài truyện vẫn có đề cập đến bằng câu chuyện huyền ảo. Truyện Dốc Đầu Sấm là một trong những truyện hiếm hoi có đề cập đến hiện thực lịch sử. Năm Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hữu, ở huyện Cẩm Giàng, có hai vợ chồng kia đi bán vàng mã. Trời tối, hai người vừa đến dốc Đầu Sấm thì gặp mưa to như trút, thấy một tòa biệt thự lớn, liền dắt díu nhau tới xin tá túc. Sau khi được phu nhân - chủ nhà cho ăn cơm, hai người rất mệt mới ngủ thiếp đi. Đến gần nửa đêm, nghe hai vợ chồng phu nhân trò chuyện về việc phu quân phải làm sổ cho những kẻ chết vì tai họa nên về muộn và nói: “Vùng Hải Dương, Kinh Bắc nặng

hơn cả, thứ nữa là vùng Thanh Hóa, Tây Nam”. Hai người nghe rõ mồn một, trùm đầu

giả vờ ngủ say, không dám nhúc nhích. Trời sáng, hai người mặc áo ra nhìn xung

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 53 - 60)