Không gian thự c ảo

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 117 - 120)

Không gian trong truyện, ký giai đoạn này được miêu tả rất cụ thể, đặc biệt là những tác phẩm nghiêng về thể ký như Tang thương ngẫu lục. Không gian trong

truyện, ký thường kéo dài từ kinh thành đến các vùng đất, địa phương, có khi là không gian của nước khác (đi sứ Trung Quốc). Không gian được miêu tả rất phong phú, từ không gian triều đình đến không gian nông thôn. Không gian thực được xây dựng trong những chuyện vua chúa, danh nhân thường là không gian triều đình, không gian trường thi. Trong đó, không gian trường thi được miêu tả nhiều nhất. Trong Thi nội, không gian này được Phạm Đình Hổ miêu tả khá chi tiết, người đọc có thể hình dung rõ khung cảnh trường thi cách đây hàng thế kỷ:

Mỗi khi gặp khoa thi hội, ngày vào trường thứ nhất, sáng sớm từ đầu trống canh năm, trong ngoài đã phải tề chỉnh nghiêm túc đâu đấy. Tờ mờ sáng, tiền hô hậu ủng, Hoàng thượng ngự đến điện Giảng sách, hoặc gọi là điện thi. Soái phủ1đến trước ngự tọa làm lễ tham yết. Hoàng thượng đứng dậy, truyền miễn lạy và cho ngồi. Trăm quan đội mũ phốc đầu, mặc áo bổ phục, đi hia, đóng đai chững chạc, chầu hầu chung quanh. Thị thần soạn đầu bài thi, tiến trình, rồi quan Khâm sai chịu mệnh đi ra cửa, ngồi kiệu che lọng vào trường, ra đầu bài thi. Gần trưa thì ngự giá về cung. Đến trường thứ hai, trường thứ ba, trường thứ tư, thì Soái phủ đi thay. Các quan chỉ phải chít khăn, mặc áo rộng xanh, đi giày buộc giải, làm lễ, hai tay dâng đầu đề, rồi quan Khâm sai chịu mệnh đi ra như trường thứ nhất

[37, tr.135].

Bên cạnh đó, không gian đền chùa, miếu mạo, núi sông cũng được chú trọng miêu tả. Đây là không gian di tích, là nơi phát tích những truyền thuyết dân gian về địa danh. Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án chú trong miêu tả nhiều về không gian này. Ví như bài ký Chùa Tiên Tích miêu tả:

Chùa rộng lớn, nóc chồng, cửa kép. Sân bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên để những chậu hoa lan, gió mát nhẹ đưa, hương bay thơm phức. Phía sau chùa thông với đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong. Cây tháp ở giữa phía hữu, cao chín tầng, bốn góc đeo chuông, trang hoàng những nét vàng xanh rực rỡ. Từ phía Tây đi về phía Nam, vào chùa đường đi quanh co đều lát đá cả. Con ngòi uốn lượn vòng chảy ra một cái hồ. Hồ sâu, rộng nước

trong xanh, mùa hè hoa sen nở nhiều, mùi hương bay xa hàng dặm. Chung quanh

bờ hồ cây đá chen nhau [37, tr.62]. 1 Tức chúa Trịnh.

Các truyện/ký như Bài ký chơi núi Phật Tích, Núi Đông Liệt, Đền Linh Lang,

Sông Dụng,… cũng miêu tả tương tự. Có thể thấy trong Tang thương ngẫu lục, ở những bài ký, không gian được miêu tả chi tiết nhưng ở truyện, đa phần tác giả đã lược bớt hoặc không miêu tả không gian mà chỉ chú trọng sự việc, tình tiết của câu chuyện. Ví như truyện Ông Lê Trãi được kể dài nhất (12 trang sách) nhưng người đọc không hề thấy một chi tiết miêu tả không gian. Điều này phần nào cho thấy ý thức phân biệt thể loại của tác giả ghi chép ký thời trung đại: ghi chép phong cảnh: miêu tả tỉ mỉ, ghi chép chuyện đời: liệt kê sự việc.

So với Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh ít miêu tả không gian cụ thể. Vì tác phẩm thiên về hình thức truyện nhiều hơn nên không gian chỉ xuất hiện làm nền cho câu chuyện. Người đọc ít thấy những câu chuyện thuần về miêu tả tỉ mỉ không gian (ngoại trừ 4 bài có tính chất thiên về ký: Ma trơi, Hang núi giữa biển, Núi trên biển, Đá nổi), nếu có thì không gian cũng được miêu tả rất đơn giản.

Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm thì hoàn toàn nghiêng về truyện nên

không gian được xây dựng đầy tính nghệ thuật - một không gian tâm trạng. Đó là không gian đầy lo âu, sợ hãi khi nàng Bích Châu nhìn lên bầu trời đêm báo hiệu chuyến đi của vua sẽ không thuận lợi (Truyện đền thiêng ở cửa bể). Đó là không gian buồn bã khi Đinh phu nhân chờ đợi chồng hết mùa này qua mùa khác (Truyện người

liệt nữ ở An Ấp). Đó là không gian u buồn, vắng vẻ khi mẹ Giáng Tiên vào nhìn lại căn

phòng của con gái, mọi vật còn đó nhưng người đã xa (Truyện nữ thần ở Vân Cát)… Không chỉ xây dựng không gian thực, truyện, ký giai đoạn này còn xây dựng nhiều không gian ảo. Nếu không gian thực là mặt đất - trần gian thì không gian ảo là không gian thiên đình (trong Thánh Tông hoàng đế, Ông Sấm - Tang thương ngẫu lục), không gian âm phủ (trong Bài ký chơi núi Phật Tích, Thành Đạo Tử - Tang thương ngẫu lục, Nhớ kiếp trước - Lan Trì kiến văn lục), không gian thủy phủ (trong

Truyện đền thiêng ở cửa bể - Truyền kỳ tân phả, Sông Dụng - Tang thương ngẫu lục). Việc xây dựng loại không gian này cho thấy nhận thức của con người về một thế giới khác trần thế và trí tưởng tượng phong phú của con người chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

Không gian ảo dường như không giới hạn, có khi bị thâu tóm trong hành động siêu nhiên của nhân vật. Truyện nữ thần ở Vân Cát (Truyền kỳ tân phả) miêu tả không gian gắn với hành trạng của Giáng Tiên: “Tiên chúa hành tung không định, vờn mưa cưỡi mây, chơi trăng cợt gió, tất cả sông lớn, chùa tháp danh thắng ở các nơi không

có chỗ nào là không có bút tích lưu đề” (Truyện nữ thần ở Vân Cát) [15, tr.110]. Hay

Nguyễn Đăng Cảo (Ông Nguyễn Đăng Cảo - Tang thương ngẫu lục) theo chân nhân học phép tiên nhưng còn mê ăn thịt chó, xin vào quán ăn, chân nhân Trần Độ Nam bảo số không có mệnh nên chỉ cho phương thuốc chữa trâu bò và biến mất, ông “chùi mắt

nhận kỹ, té ra đấy là chợ Cầu Lim ở làng Nội Duệ, cách núi Lạn Kha mới độ chừng

mấy dặm” [37, tr.204].

Hai hình thức không gian thực và ảo luôn được thể hiện đan xen trong những tác phẩm truyện, ký huyền ảo thế kỷ XVIII - XIX. Cách xây dựng không gian thực - ảo như đưa người đọc đi theo sự trải nghiệm cùng nhân vật, vừa khiến người đọc tin vào câu chuyện, vừa tạo nên sức hấp dẫn về mặt nghệ thuật kể chuyện. Từ đây, yếu tố huyền ảo hình thành và đem lại ý nghĩa sâu xa, huyền diệu về cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)