Xây dựng nhân vật huyền ảo

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 110)

Theo Trần Nho Thìn, “đối tượng của việc kể chuyện chính là con người”. Khi phân tích thi pháp truyện ngắn trung đại, tác giả xác định hai loại truyện chủ yếu, viết về hai nhóm nhân vật chính: 1.Loại truyện viết về các nhân vật lịch sử, các mẫu hình nhân cách cao thượng, những kiểu “thánh nhân”, “dị nhân” có nét phi thường, kì vĩ;

2.Loại truyện viết về những người bình thường, con người tự nhiên kiểu “phàm nhân”

[74].

Dựa trên quan điểm của Tần Nho Thìn, chúng tôi đưa ra hướng tìm hiểu yếu tố huyền ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX theo hai xu hướng sau: xu hướng thần thánh hóa và xu hướng trần tục hóa.

3.1.2.1. Xu hướng thần thánh hóa

Xu hướng thần thánh hóa thường nghiêng về những chuyện về vua chúa, chuyện danh nhân và chuyện thần tiên.

Lý Tế Xuyên viết: “Các thần vốn có phẩm loại không ngang nhau, có vị là tinh túy của núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh

Văn học, 2001, tr.36). Trong Lời bạt sách “Trùng bổ Việt điện u linh tập toàn biên”, Ngô Giáp Đậu viết năm 1919 vẫn tiếp nhận cách nhìn này của Lý Tế Xuyên:

Nước Việt ta từ lập quốc, sơn kì thủy tú, địa linh nhân kiệt, so với các nước trong toàn cầu, thực là anh vĩ đặc biệt, cố nhiên là không chịu nhường ai rồi. Chung đúc cái chính khí lại, từ đó xuất hiện nhiều đấng thần kì, sống làm bậc danh tướng, chết làm bậc danh thần, làm bậc tiết nghĩa, làm bậc trinh liệt; chính khí của các bậc ấy bàng bạc vòng quanh vòm trời xanh, hoặc là tản ra mà thành tiên phong thành đạo cốt cũng đều lưu truyền bất hủ về sau” (Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh (Đinh Gia Khánh dịch), NXB Văn học, 2001, tr.41).

Vì thế, khi viết về những nhân vật này, các nhà văn thường nhìn các nhân vật kiệt xuất như là những “con người vũ trụ”. Cho nên xu hướng thần thánh hóa họ là điều đương nhiên.

Theo quan niệm văn hóa phương Đông, con người lý tưởng xét về nguồn gốc là những con người được vũ trụ, trời đất sinh ra. Trong đó thần thánh là những con người được kết tinh từ những gì tinh túy nhất của vũ trụ. Và để xây dựng kiểu nhân vật này, các nhà văn chủ yếu dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường, khác thường của loại nhân vật này vào việc miêu tả nguồn gốc, sự nghiệp, hành trạng và cái chết của họ. Đôi khi chỉ cần một đoạn giới thiệu ngắn mở đầu truyện, có dáng dấp của một đoạn “trích ngang” hiện đại, đủ hướng ngay sự chú ý của người đọc đến tính chất phi thường này. Ví như sự thông minh của Phạm Viên được tả: “Viên

sinh ra tuấn tú thông minh, đọc sách một lần là thuộc” (Phạm Viên - Lan Trì kiến văn

lục) [60, tr.40]. Vẻ đẹp thần tiên của nàng Giáng Tiên thì được miêu tả “da trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mắt long

lanh như sóng mùa thu, ví với hoa là hoa biết nói, ví với ngọc là ngọc có hương.

(Truyện nữ thần ở Vân Cát - Truyền kỳ tân phả) [15, tr.64]. Tất cả đều cho thấy sự ngợi ca những nhân vật thánh nhân ngay từ lời giới thiệu ban đầu.

Về nhân vật vua chúa, danh nhân, các tác giả thời kỳ này thường thần thánh hóa nguồn gốc xuất thân của họ (vua Lê Thánh Tông, vua Lê Thần Tông, Trường Lạc hoàng hậu, Lương Thế Vinh… trong Tang thương ngẫu lục và Giáng Tiên (Liễu Hạnh) trong Truyền kỳ tân phả). Xu hướng thần thánh hóa thường gắn xuất thân của

nhân vật với chi tiết giấc mơ hay phong thủy. Với cách xây dựng nhân vật này, các tác giả ngụ ý đề cao tài năng và phẩm chất của nhân vật, một khi đã xuất thân thần thánh như thế thì chắc chắn sẽ có một sự nghiệp phi thường.

Không chỉ xuất thân, mà hành động hay sự nghiệp của nhân vật cũng được thần thánh hóa. Các tác phẩm giai đoạn này thường đề cao người có công với đất nước. Ba truyện trong Truyền kỳ tân phả đều gắn với thần tích của nước ta (Chế Thắng Phu Nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Liệt Nữ Đinh phu Nhân, Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương Liễu Hạnh) đều ca ngợi những người phụ nữ tiết nghĩa, hết lòng vì nước và giúp đỡ nhân dân, trừng trị kẻ ác. Tang thương ngẫu lục cũng đề cao vai trò của Lê Lợi và Lê Trãi bằng việc thần thánh hóa sứ mệnh của họ. Bên cạnh đó, các truyện về ông Chu Văn Trinh, ông Vũ Duệ,… đều xây dựng nhân vật theo xu hướng thần thánh hóa công trạng của nhân vật.

Bên cạnh đó, các chuyện danh nhân còn thần thánh hóa nhân vật qua hành trạng kì lạ của họ. Giáng Tiên có thể thoắt ẩn, thoắt hiện: khi thì hoá thành cô gái mỹ miều, có khi lại hoá thành bà già; có khi ở Lạng Sơn, có khi lại về Hồ Tây: “Nói xong vụt lên không đi mất. Từ đó tung tích như mây nổi lưng trời, không nhất định ở đâu cả. Có khi

giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dưới trăng; có khi hóa làm bà già tựa gậy trúc ở bên

đường, người nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được

phước lành” (Truyện nữ thần ở Vân Cát - Truyền kỳ tân phả) [15, tr.107]. Phạm Viên

thì thường xuất hiện và biến mất một cách đột ngột “có khi ông thác hình du ngoạn nhưng tung tích rất bí mật, có khi đi rồi mới biết, có khi vừa nhìn thấy trước mặt đã

không biết đi đâu” (Phạm Viên - Lan Trì kiến văn lục) [60, tr.40], có lần “chân nhân

dẫn bốn tên gia đồng nhắm mắt mà đi; chốc lát, mở mắt đã đến chợ Cầu Dền ở kinh

đô rồi” (Dật sử của ông tiên họ Phạm - Tang thương ngẫu lục) [37, tr.151].

Về cái chết của nhân vật theo xu hướng thần thánh hóa cũng được xây dựng một cách kì lạ. Ví như Giáng Tiên trong Truyện nữ thần ở Vân Cát (Truyền kỳ tân phả) không chết mà sau khi chia tay Đào sinh (và hậu thân của chàng) thì hai lần đều “biến mất”. Hay truyện Thần Cửa Cờn (Lan Trì kiến văn lục) nói về cái chết của “Dương

Thái Hậu và ba công chúa (đời Tống) nhảy xuống biển tự tử, gió thổi dạt vào Cửa

Truyện Ông Vũ Duệ (Tang thương ngẫu lục) cũng miêu tả cái chết kì lạ của nhân vật: khi trong nước có nhiều biến cố, ông theo vua Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa. Quyền thần Mạc Đăng Dung đem quân đón về, ông mắng chửi tàn nhẫn, rồi “mang cả

quả ẩn Ngự sử gieo mình xuống của bể Thần Phù, tự tử”. Khi tiên triều trùng hưng, ấn

Ngự sử đúc mãi không thành, bèn sai phường chài lặn xuống cửa bể ấy mò tìm. Người lặn xuống thấy “ông vẫn đội mũ mặc áo như sống, tính từ khi ông mất, đã hơn sáu

mươi năm” [37, tr.165]. Có thể thấy cách miêu tả cái chết kì lạ của nhân vật làm tăng

tính huyền ảo cho câu chuyện và phần nào cho thấy sự tinh anh của người đã khuất - những người khi sống có nhiều cống hiến cho đất nước, chết đi vẫn phù hộ độ trì cho dân lành.

Những đặc điểm này đã tạo nên tính cách kì lạ của thần tiên, chính điều khác thường ấy đã mang lại cho người đọc một cảm giác bí ẩn, lạ lẫm, vừa sợ hãi vừa tôn kính. Thông qua đó, người đọc nhận ra đặc điểm về tư duy con người trung đại: xem hành động kì vĩ, phi thường là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Đây cũng là cách để con người trung đại giải thích những hiện tượng tự nhiên lúc bấy giờ, lúc mà những khoa học khám phá về tự nhiên chưa hề có.

3.1.2.2. Xu hướng trần tục hóa

Nếu ở xu hướng thần thánh hóa, nhân vật thường được gán cho những nét phi phàm, siêu việt về phẩm chất đạo đức và hành vi thì ở xu hướng trần tục hóa, nhân vật - phần nhiều là những danh sĩ - lại được miêu tả ở những khía cạnh đời thường nhất, thậm chí dung tục, cho thấy những nét tính cách và phẩm chất của con người bình thường ở họ.

Trần tục hóa là đưa nhân vật ra khỏi vầng hào quang của bậc thánh nhân hay con người lý tưởng. Nhân vật theo xu hướng này được xây dựng với thủ pháp miêu tả cơ bản là gắn với đời sống con người. Đầu tiên, các tác giả cũng viết một đoạn ngắn giới thiệu nhân vật, thường là những người thông minh: Đỗ Uông người làng Đoàn Tùng đời Mạc, “thuở nhỏ thông minh đĩnh ngộ, đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm bạo dạn” (Thượng thư họ Đỗ - Lan Trì kiến văn lục) [60, tr.94]; hoặc tiếng tăm lừng lẫy như Nguyễn Công Hoàn “có tiếng hay chữ, lừng lẫy một thời” (Ông Nguyễn Công

ra ngoài dáng vẻ hay hành động: Nguyễn Thực là “một chàng trai, tuổi chừng mười

bảy, mười tám, mặt mũi thanh tú đến làm phu, nhìn chàng có quý tướng” (Phu nhân

Lan quận công - Lan Trì kiến văn lục) [60, tr.87]; hay Đào Sinh là “con một người nông dân ở huyện Đông Sơn, rất đẹp trai, học rất thông minh” (Sống lại - Lan Trì kiến

văn lục) [60, tr.54]. Đây cũng là cách giới thiệu thường gặp của truyện truyền kỳ khi

nói về nhân vật nho sinh.

Khác với cách xây dựng nhân vật ở xu hướng thần thánh hóa, nhân vật theo xu hướng này thường có xuất thân cơ hàn, nghèo khổ hay thi rớt, dốt nát… Vì thế họ thường được những những người phụ nữ giúp đỡ. Có khi họ được giúp từ những hồn ma hay điểm báo của giấc mộng, cầu mộng, phong thủy… để đỗ đạt và thành danh (các truyện Ông Võ Công Trấn, Ông Dương Bang Bản, Ông Dương Công Cảo - Tang thương ngẫu lục; Ma cổ thụ, Nguyễn Trật - Lan Trì kiến văn lục,… thể hiện điều này). Đặc điểm này tạo nên tính huyền ảo cho những câu chuyện về nhân vật theo xu hướng trần tục.

Họ là những con người bình thường với tất cả những nhu cầu và biểu hiện trong đời sống thường nhật, con người không toàn thiện toàn mỹ, con người vừa có ưu điểm và khuyết điểm, tức không phải thuộc mẫu hình lý tưởng thánh nhân mà là con người tự nhiên, trần thế. Cho nên hành động của họ cũng hết sức bình thường, trần tục dù ở địa vị nào chăng nữa. Trong Tang thương ngẫu lục, nhân vật Nguyễn Đăng Cảo (Ông

Nguyễn Đăng Cảo) rất thích thịt chó và rượu ngon. Sau ông gặp một đạo nhân, xin bỏ

việc đời để tu tiên, nhưng khi qua hàng thịt chó, nén chịu không được, ông xin ăn bữa cuối cùng. Đạo nhân bằng lòng nhưng sau đó tuyên bố ông không thể đi tu được [37, tr.108-110]. Tương tự Nguyễn Đăng Cảo, trong Nội đạo tràng (Tang thương ngẫu lục), Kim Cương vì đứng đái ở trước đình mà bị Tổ sư Trần Lộc trách mắng, xét lại bao nhiêu bài quyết đã trao rồi rút lại hết, chỉ còn lại những bài quyết thỉnh Phật và trừ tà [37, tr.204-206]. Vậy nên, lý tưởng tiên thánh cũng không chiến thắng được con người trần tục. Trong truyện Ông Nguyễn Công Hoàn, Phạm Đình Hổ đã sử dụng hàng loạt chi tiết minh họa cho tính cách nhân vật. Đây là nhân vật ham mê chữ nghĩa nhưng có thiên tính tự phụ, hiếu thắng. Đến thăm Tể tướng Nguyễn Công Hãng, ông đứng réo gọi tên người ta ở ngoài cổng. Nghe tin một người học trò ở Thanh Trì văn

hay, tập văn ở trường Giám luôn chiếm giải nhất, bèn dò tìm đến tận nơi. Đêm khuya vào làng, vì đường quanh co, bèn lội qua ao, đến gõ cửa nhà người học trò đòi thi văn. Người học trò xin khất đến kỳ văn trường Giám, ông mới thôi. Thi văn với con, văn của ông hơi kém ông liền nhảy xuống sông tự tử [37, tr.71-74]. Những chi tiết dị thường như thế khiến cho nhân vật có sức sống, chân dung nhân vật có tính tạo hình đậm nét, nhân vật bắt đầu có tính cách ở mức nào đó.

Ở điểm này, một vài truyện xây dựng nhân vật theo xu hướng trần tục hóa không đảm bảo kết cấu Giới thiệu chung Sự kiện, tình tiết Lời kếtcủa truyện trung đại mà có sự khác biệt. Truyện Trạng nguyên họ Nguyễn (Lan Trì kiến văn lục) khi xây dựng nhân vật này đã lược bớt hai phần đầu và cuối của kết cấu truyện (là hai phần vốn không thể thiếu trong một truyện điển hình). Kể về nhân vật chính Nguyễn Đăng Đạo, tác giả đi ngay vào một sự kiện nổi bật nhất có khả năng làm rõ nét phi thường của nhân vật này. Đây là cách kể chuyện khá bất ngờ đối với độc giả văn học trung đại: Chàng thư sinh Nguyễn Đăng Đạo dám trèo tường chui vào ngủ chung với con gái quan tể tướng, đặt cô gái và quan tể tướng vào tình thế phải lựa chọn mình, nhưng đồng thời cũng dám đương đầu với cái chết nếu không được tể tướng chấp nhận. Quả nhiên quan tể tướng nổi giận sai trói chàng lại. Có vị đồng liêu bàn: “Kẻ làm việc phi

thường ắt có tài khác thường. Thằng này chắc có tài cán hoài bão gì đây. Ngài nên

thử nó một phen để xem nó có tài cán gì không. Nếu quả nó có tài thì nên nhân dịp này

tác thành cho nó. Nếu là loại côn đồ thì đánh chết cũng được” [60, tr.153]. Nhờ đó mà

chàng trai Nguyễn Đăng Đạo có cơ hội trổ tài. Thế là chàng được quan cấp tiền ăn học, được gả con gái, và đi thi đỗ Trạng Nguyên. Như vậy, câu chuyện được kể từ cách thể hiện, cách minh chứng phẩm chất khác thường chứ không cần lời giới thiệu dẫn dắt trước. Lời bàn của Lan Trì ngư giả cho truyện này như sau: “Trèo tường khoét gạch, đó là việc xấu xa, kẻ sĩ không làm. Thế mà danh sĩ lại làm việc đó. Có người nói: ‘Có tài như ông, thì có thể làm những việc như ông!’. Tôi cho rằng: ‘Sao bằng có tài như ông, mà không chơi bời du đãng như vậy. Tài năng và đức hạnh làm sao có thể

che lấp nhau? Dẫu sao, đó cũng là hào khí phi thường vậy!’” [60, tr.153].

Các hành vi lạ lùng như trên không thần thánh hóa nhân vật lịch sử mà trái lại có vai trò làm cho họ gần gũi với cuộc sống, nhân vật dần có tính cách. Các truyện Ông

Đỗ Uông, Tướng quân Đoàn Thượng, Ông Bùi Huy Bích, Ông Dương Công Cảo,

Chuyết Công thiền sư trong Tang thương ngẫu lục cũng có cách xây dựng cốt truyện

tương tự. Xu hướng này được gia tăng trong truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX. Điều này ít xuất hiện trong truyện, ký ở các thời kỳ trước.

Có thể nói, cả hai xu hướng trên đều bổ sung cho nhau hoặc có sự kết hợp tùy từng tác phẩm. Khi viết về thần tiên, một số truyện có xu hướng trần tục hóa nhân vật. Nhìn chung, hình tượng của thần linh thường gắn liền với các nhân vật trong lịch sử, nên hành trạng của họ cũng rất giống các vị quan đương thời, lúc xuất hiện luôn có phu nhân và quân lính đông đúc “một toán quân rất đông kéo đến”, “xe ngựa kéo qua,

đông như đàn cá nối đuôi” (Người nông phu ở Như Kinh) [37, tr.34], hay cờ ngựa,

chiên trống đi cùng “xe ngựa kéo đến ầm ầm”, “trống chiêng cờ quạt, rước một chiếc kiệu bát cống” (Người nông phu ở An Mô) [37, tr.36]. Truyện Dốc Đầu Sấm (Lan Trì

kiến văn lục) miêu tả rất rõ: “Đến gần nửa đêm, nghe tiếng xe ngựa ồn ào, hai người

mặc áo, nhòm trộm qua khe cửa. Thấy một người cao lớn, đội mủ cao, áo bào đỏ, từ trong kiệu bước ra” [60, tr.27].

Nhân vật thần tiên cũng được xây dựng gần gũi với đời sống, mang dáng dấp của các đạo sĩ. Truyện Tiên trên đảo (Lan Trì kiến văn lục) có đoạn tả: “Có hai cụ già đang đánh cờ trên đó. Lại có đứa hầu nhỏ pha trà, trên phiến đá bầy la liệt lê, táo. (…) Hai cụ già vừa uống rượu vừa đánh cờ. Đến khi ván cờ gần tàn, vẫn ra vẻ không hay biết có Lộc ở đó” [60, tr.35]. Truyện Thành Đạo Tử (Tang thương ngẫu lục) thì tả:

Một hôm cùng với hai người đạo hữu đi theo chân nhân ra chơi biển cả. Giữa lúc

sóng to gió lớn, bỗng thấy một con đường quanh co khúc khủy dẫn tới một trái núi,

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)