Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu luận văn

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Thống kê một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2009-06/2013 ĐVT: % Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 06/2013 Tổng thu nhập/Tổng chi phí 141,64 145,12 130,86 123,04 113,53

Thu nhập lãi/Tổng thu nhập 92,01 87,87 93,65 93,04 95,79

Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập

7,99 12,14 6,35 6,96 4,21

Thu phí dịch vụ/Tổng thu nhập

5,68 6,52 3,70 2,25 3,49

Chi phí lãi/Tổng chi phí 71,08 78,8 85,52 81,34 80,26

Chi phí ngoài lãi/Tổng chi phí 28,92 21,20 14,48 18,66 19,74

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Eximbank 2009-06/2013)

Kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố đo lường mức độ hiệu quả trong hoạt động của mỗi NH. Với những hoạt động kinh doanh chính nêu trên, trong giai đoạn 2009-06/2013 thì tình hình hoạt động của Eximbank đạt được một số kết quả như sau:

- Cơ cấu thu nhập – chi phí: tính đến cuối tháng 06/2013, thu nhập từ lãi chiếm tới 95,79% tổng thu nhập, trong khi đó thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm 4,21%. Điều đó cho thấy thu nhập còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, dẫn đến gặp nhiều rủi ro khi lãi suất biến động. Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể trong giai đoạn từ 2009-06/2013 con số này không thấp hơn mức 87,8%.

- Thu nhập và chi phí lãi:

+ Thu nhập lãi: mức thu nhập lãi tăng cao trong năm 2011 và 2012 là khoản thu lãi từ những khoản vay lớn mà Eximbank đã cấp cho KH khi triển khai chính sách mở rộng tín dụng, đặc biệt là tín dụng đầu tư bất động sản trong năm 2010.

+ Chi phí lãi: tổng mức chi phí lãi cũng đi theo xu hướng chung của thu nhập lãi với tăng trưởng đột biến giai đoạn 2010-2012, cụ thể là từ mức 4.661 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 12.246 tỷ đồng tức là tăng 262.7% so với 2011 và duy trì ở mức 12.030 tỷ đồng năm 2012.

- Thu nhập lãi thuần: thu nhập lãi thuần có sự biến động qua các năm. Nếu mức thu nhập lãi thuần năm 2009 là 1.975 tỷ đồng thì sang năm 2010 là 2.882 tỷ đồng, và đến năm 2011 con số này tăng lên đáng kể ở mức 5.303 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì có một sự giảm nhẹ khoảng 8,2% và tính đến thời điểm cuối tháng 06/2013 thì mức thu nhập này chỉ mới đạt mức 1.553 tỷ đồng.

- Thu nhập và chi phí ngoài lãi: thu nhập ngoài lãi bao gồm chủ yếu là thu nhập từ các khoản phí và dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, và các hoạt động đầu tư. Chi phí ngoài lãi bao gồm phần lớn là lương và phụ cấp cho nhân viên, các khoản chi về tài sản, khấu hao tài sản cố định và chi cho hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến hợp đồng dịch vụ kí với Ngân hàng SMBC, một cổ đông chiến lược của Eximbank, cho các dịch vụ tư vấn.

+ Thu nhập ngoài lãi: tính đến thời điểm cuối năm 2011 thì thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm 6,35% trong tổng thu nhập, con số này lần lượt là 6,96% trong năm 2012 và và 4,21% tính đến cuối tháng 06/2013. Điều này được giải thích bởi tốc độ tăng trưởng của các khoản thu nhập ngoài lãi không bằng tốc độ tăng trưởng của các khoản thu nhập từ lãi, mà chủ yếu là từ hoạt động cho vay.

+ Chi phí ngoài lãi: chi phí này tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 (2011: 65,3% và 2012: 33,1%). Yếu tố đóng góp chính trong tăng trưởng chi phí ngoài lãi của Eximbank là chi phí trả lương cho nhân viên và chi phí quản lý doanh nghiệp với tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng chung của tổng chi phí ngoài lãi.

- Lợi nhuận sau thuế:

Hình 2.1: Lợi nhuận của Eximbank trong giai đoạn 2009-06/2013

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Eximbank 2009-06/2013)

Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong giai đoạn 2009-2011 và giảm trong giai đoạn 2012-06/2013, điều này được lý giải bởi dư nợ năm 2012 và quý II/2013 có sự sụt giảm so với năm 2011 làm cho khoản thu nhập từ lãi giảm, dẫn đến mức lợi nhuận không cao. Ngoài ra, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng không có sự biến động nhiều trong giai đoạn này, vì thế mức lợi nhuận trước thuế luôn có sự chênh lệch ổn định so với lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đối với lợi nhuận sau thuế, từ năm 2009-2011 Eximbank đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân ấn tượng là 163%. Sang năm 2012 thì lợi nhuận sụt giảm đi 42% so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức khá tốt nếu tính về số tuyệt đối là 2.138 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)