Nhà thơ Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 46 - 47)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.2.Nhà thơ Nguyễn Bính

Chân dung nhà thơ Nguyễn Bính trong hồi kí Cát bụi chân ai được phác hoạ

không phải là nhà thơ của chân quê mộc mạc, giản dị say đắm lòng người mà là một

Nguyễn Bính của đời thường gần gũi với những gì thô nhám của cuộc sống.

Nếu như ở Những gương mặt chân dung văn học ta ấn tượng trước một Nguyễn Bính

rất chân quê với bộ quần áo tây trắng đã tã, gấu quần và ống tay áo đã lờm xờm như tóc tai. Tay cầm một hộp sắt tây màu đỏ lựu cái hộp đựng bánh quy nhưng bên trong: “Đấy là bản thảo những bài thơ của anh. Những bức thư tình, một hộp thư tình tờ trắng, tờ xanh, viết tay mồ hôi mờ đọc đi đọc lại đã về vệt cả của người ta ở đâu đấy đã cho anh rơi rồi” [32,tr.771]

Một Nguyễn Bính lam lũ, khắc khổ. Con người Nguyễn Bính trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám, quềnh quàng lúc nào cũng lừ đừ, thủng thỉnh như “ông Từ vào đền như người thong thả giữa làng. Lại lam lũ như vừa lướt mướt từ đồng sâu lên dẫu cho anh đương đội mũ áo chững chạc trên đường phố...” [32,tr.780]. Chẳng giống với những gì ta tưởng tượng về một nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ. Đọc hồi kí

Cát bụi chân ai ta bắt gặp một Nguyễn Bính đa tình, đa đoan “thấy gái như quạ vào

chuồng lợn, như ếch vồ hoa, thề bồi đấy lại nhãng ra ngay đấy...”. Bởi thế nên biết bao người con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính. Nhưng cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống như thơ. Chẳng ai có thể gắn bó cả cuộc đời mình với nhà thơ. Thế nên người ta cho anh rơi hết. Một Nguyễn Bính thân làm tội đời “hay nhăn nhó rầu rĩ cùng quẫn tự chuốc những đau thương vơ vào, mình lại đày ải mình, thân làm tội đời cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi”[27,tr.57]. Một Nguyễn Bính tùy

tiện, phóng túng. Làm chủ nhiệm báo Trăm hoa thì coi: “Cuộc đời là một chơi dài

mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ. Làm biên tập báo, xuất bản như làm thầu khoán không cần giờ giấc, bàn giấy. Hứng làm thơ thì tung hê công việc, thích đi chơi thì vay tiền. Cơ quan lúc nào chẳng có tiền, vài ba đồng bạc đáng là

bao[27,tr.54]. Và một Nguyễn Bính chơi bời không nghiện nhưng cũng đua đòi hút thuốc phiện, say khướt suốt ngày. Dựng chân dung nhân vật với quan niệm : Con người là con người, ngòi bút Tô Hoài tỏ ra rất tự do, thoải mái khi phác hoạ những thói tật trong đời sống riêng tư của Nguyễn Bính. Là một nhà thơ có tài trên văn đàn nhưng trong cuộc sống ông vẫn là người khá nhiều tật : Lăng nhăng, phóng túng, tùy tiện, say khướt tối ngày nhưng cũng chẳng vì thế mà ta ác cảm với Nguyễn Bính. Câu chuyện Tô Hoài muốn viết nên đã đặt trước tên cháu là Hiền khiến người đọc thực sự xúc động. Hành động dại dột của Nguyễn Bính khi say rượu đem con cho người xa lạ ở dốc hàng Kèn để rồi khi tỉnh ra “lật đật chạy đi đấm cửa nhà mấy người bạn” rồi “thất thểu suốt đêm nhợt nhạt, thẫn thờ bước giữa trống không”[27,tr.58] làm ta

thảng thốt. Đứa con của mối tình thời làm báo Trăm hoa đã trở thành nỗi day dứt

chẳng bao giờ nguôi trong suốt cuộc đời Nguyễn Bính, tính đến nay đã trên 30 năm rồi. Vậy mà mỗi khi nhắc lại lần nào Nguyễn Bính cũng chỉ khóc.

Dòng hồi tưởng của Tô Hoài về Nguyễn Bính đưa ta đến với một Nguyễn Bính đời thường. Một người cha trong niềm mong muốn tìm lại đứa con trai bị thất lạc chứ không phải là một nhà thơ danh tiếng. Nguyễn Bính trong hồi kí giúp người đọc biết thêm nỗi niềm riêng của nhà thơ, càng hiểu những khát khao về tình yêu hạnh phúc nhà thơ giãi bày trên các trang thơ. Từ đó giúp chúng ta có dịp gần gũi nhà thơ hơn, cảm thông với nỗi đau mà nhà thơ nếm trải.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 46 - 47)