Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 84)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1.Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật

Trần thuật là phương diện cơ bản của tự sự trong đó cái hay, cái hấp dẫn của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của người kể chuyện. Vị trí đó thể hiện mối quan hệ giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo hay còn được gọi là điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn nghệ thuật) là một trong những thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học và thi pháp học bàn tới nhiều nhất ở thế kỉ XX. Nói về vai trò của yếu tố này trong cấu trúc của loại tác phẩm tự sự Poxpelov cho rằng: "Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta miêu

tả"[64,tr.90]. Đây là nhân tố quan trọng có vai trò đặc biệt quyết định sự thành công của tác phẩm văn học.

Xung quanh vấn đề điểm nhìn có rất nhiều quan niệm khác nhau. Các tác giả

trong Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người

trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm"[59,tr.113]. Đồng nhất với quan

điểm đó giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học khẳng định: "Điểm nhìn

mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát của chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lí, văn hoá"[69,tr.149].

Như vậy có thể khẳng định rằng, điểm nhìn nghệ thuật nói chung, điểm nhìn trần thuật nói riêng không chỉ thuần túy là điểm nhìn quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu. Nó còn mang nội dung quan điểm, lập trường, tư tưởng của tác giả. Điểm nhìn chính là vị trí kĩ thuật "chọn chỗ đứng" là điểm xuất phát cả thời gian, không gian, vị thế văn hoá, đạo đức của nhà văn khi quan sát hiện thực tái hiện trong tác phẩm. Vì vậy khi nghiên cứu một tác phẩm không thể không nghiên cứu chỗ đứng mà tác giả lựa chọn, chỗ đứng ấy sẽ chi phối cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng trong đó có cả cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ.

Nói tới điểm nhìn trần thuật là nói tới người kể chuyện. Trong sáng tác truyền thống cái nhìn của người kể chuyện là cái nhìn tối thượng, điểm nhìn của nhân vật luôn bị giới hạn, tất cả sinh mệnh của nhân vật và sự phát triển của câu chuyện đều do người kể chuyện kiểm soát và nắm giữ. Người kể chuyện - tác giả là người biết rõ, biết hết về nhân vật, về diễn biến câu chuyện cho dù họ chọn vị trí trung gian hay xưng tôi. Cách kể chuyện ấy thường xuất phát từ một điểm nhìn duy nhất cho nên câu chuyện nhiều khi vì thế không tránh khỏi đơn điệu.

Bước sang đầu thế kỉ XX, công cuộc hiện đại hóa văn học phát triển, tiểu thuyết hiện đại với tinh thần gia tăng tính đối thoại đã thể hiện sự thay đổi hết sức quan trọng : Vai trò của nhân vật ngang hàng, bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Tác giả tin cậy trao cho nhân vật quyền phát ngôn và những phát ngôn ấy

hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật. Tại đây người ta nhận ra mối tương quan giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm văn học. Người kể chuyện có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển nhân vật hành động. Trong quá trình hoạt động nhân vật lại có một điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát để triển khai hay rút ngắn sự kiện có tác dụng vươn ra ngoài hay cô đặc cốt truyện. Trường nhìn của nhân vật hay trường nhìn của người kể chuyện có khi nhập vào nhau tùy chủ ý của người sáng tạo. Các nhà văn đã thể hiện một quan niệm cũng như một cách nhìn mới về hiện thực cuộc sống và con người. Họ nhận ra rằng công chúng không phải là đối tượng để dạy dỗ, mách nước mà là đối tượng để đối thoại về chân lí. Theo quan niệm đó con người không phải là một thực thể biết trước mà là một đối tượng tiềm ẩn cần khai phá. Vì vậy cần có một phương thức trần thuật phù hợp với cái nhìn đa chiều đó. Và các nhà văn chính là những người đã thể hiện một cách sáng tạo trong việc linh động di chuyển điểm nhìn phù hợp với sáng tác của mình. Việc nắm chắc vị trí của người trần thuật có thể giúp chúng ta giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách cảm thụ miêu tả và thái độ, tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm. Đồng thời nó cũng là cơ sở để nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm - yếu tố quan trọng cấu thành phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.

3.1.2. Tổ chức điểm nhìn trong hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều

Trong tác phẩm tự sự mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra. Song để tạo nên hình tượng nghệ thuật tác giả thường tạo ra những kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát miêu tả. Có thể gặp trong tác phẩm người trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình và người trần thụât lộ diện theo ngôi thứ nhất đồng thời là nhân vật. Sự phân chia này hoàn toàn tương đối và thuần túy mang tính nghệ thuật vì nhà văn phải chọn cách nào hiệu quả hơn cho ý đồ nghệ thuật của mình. Là thể văn mang dấu ấn của hồi ức ghi lại những biến cố xảy ra trong quá khứ. Trong hồi kí, người trần thuật vừa là tác giả, đồng thời là nhân vật trực tiếp xưng Tôi tiếp nhận, ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng về hồi ức riêng trực

tiếp của mình. Với tư cách là người trong cuộc có quan hệ mật thiết với các nhân vật tạo nên sự thống nhất toàn vẹn của tác phẩm trong không gian và thời gian.Trường nhìn của nhân vật sẽ bộc lộ từ bên trong, quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình, mình biết, mình kể lại khiến nội dung câu chuyện kể mang tính chân thực cao.

Điểm nhìn trần thuật trong hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều được tổ chức

khá linh hoạt. ở đây vị trí của người trần thuật xuất phát từ nhiều điểm nhìn. Có điểm nhìn của nhà văn Tô Hoài từ hiện tại hướng về quá khứ với cách đánh giá của người hiện tại dân chủ, cởi mở, bình đẳng. Quá khứ với những giá trị cao đẹp, những kỉ niệm thiêng liêng nhưng không hiếm những bi hài kịch. Có điểm nhìn từ phía nhân vật, nhà văn không ngần ngại trao quyền kể chuyện cho các nhân vật Nguyễn Tuân, ông cà phê bít tất, Phùng Quán…để họ tự kể bằng suy nghĩ, nhận xét, chiêm nghiệm mà mình nếm trải. Đây là cách trần thuật đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại. Trong hồi kí của mình Tô Hoài đã phá vỡ cách trần thuật từ một điểm nhìn duy nhất vì vậy mới có sự vênh lệch với những chuẩn mực thông thường tạo khả năng đối thoại đa thanh trong tác phẩm. Sự xuất hiện chất hài hước trong hồi kí Tô Hoài chính là hệ quả tất yếu từ cách nhìn đa chiều đó. Việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn cũng là một phẩm chất mới của hồi kí Tô Hoài đem lại cho tác phẩm tiếng nói đa âm, đối thoại khác với các hồi kí thông thường. Phá vỡ kết cấu hồi kí thông thường hướng tới kết cấu tiểu thuyết "dòng ý thức" hiện đại là một nét độc đáo của hồi kí Tô Hoài do cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn mang lại.

Trước hết chúng tôi xem xét điểm nhìn trần thuật từ phía tác giả - nhà văn Tô

Hoài. Hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều tái hiện chân dung các văn nghệ sĩ trong

mối quan hệ mật thiết với tác giả, từ đó tái hiện lại không khí thời đại của những năm 50 đến những năm 90 thế kỉ XX. Tác giả - người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất xưng Tôi đồng thời cũng là một nhân vật của cuốn hồi kí. ở cách trần thuật này điểm nhìn trần thuật được đặt từ hai phía. Nhiều khi đó là điểm nhìn đặt từ bên ngoài hướng vào nhân vật tạo nên sự khách quan khi đánh giá sự việc. Nhưng cũng có khi điểm nhìn đặt vào nhà văn Tô Hoài thì cái nhìn ấy lại xuất phát từ bên trong suy

nghĩ, nội tâm của nhân vật. Vì thế sự việc trong hồi kí được phản ánh chân thực hơn. Điều đáng nói là điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật nhiều khi có sự trùng khít tạo nên sự thống nhất trọn vẹn của tác phẩm.

Từ điểm nhìn trần thuật của tác giả, cuộc sống của nhân vật Tôi trong hồi kí trải qua nhiều thời kì khác nhau : Thời kì đi thực tế ở xóm Đồng, Thái Bình, thời kì học ở trường Đảng, thời kì làm trưởng ban khu phố, thời kì nhà văn có những chuyến đi công tác nước ngoài. Mỗi thời kì khác nhau, góc nhìn của tác giả về nhân vật cũng khác nhau. Thực tế cuộc sống xã hội đặt trong trường nhìn của nhân vật trở nên đáng tin cậy hơn bao giờ hết.

ấy là thời kì nhà văn đi thực tế ở xóm Đồng, lao động như người nông dân thực sự, hoà mình vào cuộc sống của người nông dân, giúp bà con sản xuất, chứng kiến và xây dựng mô hình hợp tác xã. Suốt mấy tháng ròng sống như một thành viên trong gia đình ông Ngải, cũng là lúc ông nhận ra rằng mình chỉ là kẻ "mồm miệng đỡ chân tay, tủn mủn hay chế giễu cả những việc giản dị". "Chẳng làm nổi cái thớ đút bếp"[28,tr.79]. Những ý nghĩ tự bên trong xuất phát từ nội tâm nhân vật chi phối các cảm xúc của nhà văn về đời sống. Chứng kiến công cuộc cải cách ruộng đất thời bấy giờ để sau này có dịp nhìn lại nhà văn đã kịp thời chỉ ra những sai lầm, ấu trĩ thời "cây chuối mọc ngược, gà mái đạp gà trống, con tố cha, vợ tố chồng" gây ra oan sai cho biết bao người dân vô tội.

Đặc biệt đặt điểm nhìn từ bên trong khi tác giả học ở trường Nguyễn ái Quốc suốt hai năm liền khiến tính khách quan của câu chuyện trở nên chân thực. Với Tô Hoài được đi học ở một ngôi trường nổi tiếng như thế vinh dự luôn gắn liền với trách nhiệm. Mặc dù cũng miệt mài hăng say học tập nhưng kết quả những cái được của ông vẫn chỉ là chắp vá, khâu dúm, khâu đụp, vừa học vừa nhớ lăng nhăng làm thế nào để có tri thức... Nhà văn rất thành thực thừa nhận: "Tôi không có vốn học cơ bản…Tôi nhớ những cái vớ vẩn". Có thể nói với cái nhìn bên trong, xuất phát từ nội tâm nhân vật, bạn đọc có được cái nhìn khách quan, toàn diện về thực tế của một ngôi trường nổi tiếng, về đời sống bên trong của những học viên "gương mẫu" khi

học tập ở đây. Liệu ai có thể hoài nghi điều đó khi chính nhân vật người trong cuộc đã viết như thế.

Dòng hồi tưởng của nhà văn tiếp tục hướng về thời kì tác giả làm trưởng ban khu phố. Công việc thì nhiều, thượng vàng hạ cám bất cứ thứ gì cũng đến tay, đối diện với đủ hạng người trong xã hội. Nhưng công việc ấy đem lại những thú vui nho

nhỏ, sự ưu tiên đặc biệt như một món quà khá thú vị. Có thể nói ở hồi kí Chiều chiều

điểm nhìn của tác giả gần như trùng khít với điểm nhìn của nhân vật. Quan điểm, thái độ của người kể chuyện chính là quan điểm, thái độ của nhân vật. Trường nhìn của tác giả xuất phát từ nội tâm nhân vật, nhân vật suy nghĩ, cảm nhận không khí lịch sử thời đại bộc lộ qua số phận cá nhân con người là cách nhìn mới gần gũi với tư

duy của thuyết hiện đại. Vì thế, nhìn nhận Chiều chiều là cuốn tiểu thuyết tự truyện

là có cơ sở thực tế. Tô Hoài đôi lúc tự suy ngẫm về mình: "Tôi chỉ là một người tẻ nhạt yếu đuối…Tôi là con ếch Cu ba ở rừng thì da xanh thẫm lá rừng, ở ruộng mía thì lổ đổ màu lá mía, đến mùa hoa lưng ếch chấm đỏ, chấm vàng cánh hoa

rơi"[28,tr.57]. Đến Cát bụi chân ai cái nhìn ấy chẳng hề thay đổi. Nhân vật luôn tự

nhìn nhận bản thân trong những ngày tháng đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm. Tích cực, tự giác theo đúng tinh thần đấu tranh. "Con người bẩn thỉu và đầy rẫy lỗi lầm". Phải ăn năn, hối lỗi, khắc phục sai lầm. Đã trải kiểm điểm "dao kéo tôi cũng hăng hái mổ xẻ nhiều người khác". Trong khi đó bản thân nhà văn cũng hoang mang không hiểu nổi mình bởi trong giai đoạn lịch sử ấy của đất nước con người không thể nhìn nhận, không kiểm soát được hành động của bản thân thì làm sao có thể giác ngộ được mình. Tô Hoài hành động thật khôn ngoan theo kiểu: "Nước trong thì rửa mặt, nước đục thì giặt giày"[25,tr.57]. Nhờ cách sống khôn ngoan ấy, mà bao nhiêu văn nghệ sĩ điêu đứng vì Nhân văn Tô Hoài vẫn cứ bình yên trong những ngày tháng đầy giông bão đó. Từ điểm nhìn hiện tại hướng về quá khứ đến lúc này nhà văn mới có điều kiện nói ra những điều giấu kín trong lòng như một lời thú nhận, xám hối với bản thân. Từ hiện tại hướng về những năm tháng của thời kì cải cách ruộng đất, đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm với cái nhìn nghiêm khắc, phê phán cái ấu trĩ của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời cuộc làm ảnh hưởng cuộc sống biết bao người vô tội, kìm hãm khả năng sáng tạo của bao ngòi bút đến lúc này nhà văn mới có dịp dàn trải nỗi lòng mình trên trang giấy. Cái "con người bên trong con người" của nhà văn thể hiện trong hồi kí trở nên chân xác hơn, có giá trị như những phần tư liệu quý giá mà nếu nhà văn sống để dạ, chết mang theo thì độc giả mất cơ hội khám phá những giá trị đích thực của lịch sử trong cái nhìn gần gặn, chân thực nhất của người nghệ sĩ.

Không chỉ trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, Tô Hoài còn khéo léo đặt điểm nhìn vào nhân vật khác để đảm bảo tính khách quan của lời kể. Mặc dù bị Như Phong đánh giá là "thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt" nhưng Tô Hoài không hề phủ nhận ông tự nhận mình là người yếu đuối, tẻ nhạt, là con ếch Cu ba biết thay đổi màu da, là con người biết sống, biết thích nghi với thời cuộc. Tự mình nói về mình, không hề phủ nhận bất cứ điều gì. Cái cười của Tô Hoài bao giờ cũng mủm mỉm, hiền lành mà lại chẳng hiền lành chút nào luôn đem đến cho người đọc ấn tượng khó quên về một con người "bình cũ mà rượu thì luôn mới". Càng khám phá càng thấy nồng nàn chất men đặc trưng của người nghệ sĩ : chất men của tình người. Từ điểm nhìn hiện tại hướng về quá khứ. Tô Hoài trao quyền kể chuyện cho các nhân vật của mình như Nguyễn Tuân, Phùng Quán, ông cà phê bít tất, để họ tự kể bằng suy nghĩ, nhận xét, nếm trải của mình.

Trong hồi kí Cát bụi chân ai, Tô Hoài giành cho Nguyễn Tuân những cái nhìn

thật kính nể. Gần 300 trang viết của cuốn hồi kí thì số trang viết về Nguyễn Tuân chiếm số lượng nhiều nhất. Trang mở đầu viết về sự xuất hiện của Nguyễn Tuân, trang cuối cùng là sự ra đi của Nguyễn Tuân trong niềm thương tiếc vô hạn của bạn bè văn nghệ sĩ. Sự xuất hiện dày đặc của Nguyễn Tuân suốt mấy chương hồi kí nên trao điểm nhìn vào nhân vật này tạo nên một lợi thế khá đắc địa. Dòng hoài niệm của Tô Hoài về Nguyễn Tuân là những mảnh vụn được lắp ghép hoàn hảo. Câu chuyện

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 84)