Chân dung các văn nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 42 - 43)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.Chân dung các văn nghệ sĩ

Không chỉ dựng thành công chân dung mình, Tô Hoài còn dựng chân dung các văn nghệ sĩ, những người bạn cùng thời của nhà văn hết sức sinh động. Họ là những con người nổi tiếng không chỉ trên văn đàn mà còn trên cả phương diện xã hội, chính trị. Suốt thập ki 90, dựng chân dung văn học là đề tài “nóng” trong hồi kí

Tô Hoài, sự thành công liên tiếp của Những gương mặt chân dung văn học, Cát bụi chân ai rồi Chiều chiều đánh dấu bước chuyển mình vượt bậc của ông ở thể văn này.

Ông sớm thể hiện một năng lực quan sát, một vốn sống, vốn hiểu biết, một khả năng phát hiện đặc điểm riêng biệt của đối tượng độc đáo theo con mắt riêng của mình. Nếu như với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học dựng chân dung là một công việc

nhằm thoả mãn nhu cầu nghiên cứu, phê bình thì với các nhà văn, dựng chân dung văn học nhằm thoả mãn nhu cầu sáng tác, quan trọng hơn là nhu cầu bộc lộ tình cảm của mình với bạn bè, đồng nghiệp, những người mình gần gũi, yêu mến. Trong hồi kí Tô Hoài, chân dung các văn nghệ sĩ ta bắt gặp thường là những người tri ân hoặc ít nhiều đã có sự tiếp xúc, gặp gỡ gắn liền với những kỷ niệm hay ấn tượng của nhà văn về họ. Nó được viết lên từ những chi tiết có thực về cuộc đời và con người nhà văn trong cuộc sống. Từ đó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chân thực, sinh động, toàn diện hơn về tác phẩm, về con người, cuộc đời của họ.

Mặc dù không phải là người đầu tiên dựng chân dung các văn nghệ sĩ nhưng Tô Hoài được đánh giá là nhà văn khá thành công. Ông có một quan niệm, một cái nhìn khá tiến bộ so với các nhà văn khác. Thông thường các cuốn sách dựng chân dung văn học bao giờ cũng được viết với phương châm : tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại nhưng Tô Hoài lại viết khác hẳn. Ông nhìn họ ở cuộc sống thường nhật hàng ngày nhặt ra những cái gì bình thường, thậm chí tầm thường, nhếch nhác của họ. Nhà văn không thi vị hoá bạn bè và cuộc sống của họ. Không hề chùm phủ lên những hành động, lời nói của họ một ánh hào quang nào mà thực tế cuộc sống diễn ra như thế nào thì ông phản ánh như thế. Mỗi người một phẩm chất, một cá tính, một thói tật chẳng ai, giống ai. Mỗi nhà văn, mỗi nhân vật đi vào hồi kí Tô Hoài đều gần gũi,

đáng yêu hơn bao giờ hết. Gần 1000 trang sách trong hai cuốn hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều ta bắt gặp nhiều con người nổi tiếng mà ta mới chỉ tiếp xúc với họ

qua tác phẩm văn chương. Giờ đây, trong cái nhìn nhân bản đời thường về con người của Tô Hoài một lần nữa ta được tiếp xúc với họ ở góc nhìn gần gũi đời thường nhất với biết bao điều tưởng như đơn giản nhất.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 42 - 43)