Nhà văn Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 52 - 59)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.4. Nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được người đọc biết đến bởi cái “ngông” trong văn chương, cái “ngông” của một con người uyên bác, tài hoa lấy cái tài của mình đặt lên trên thiên hạ. Con người ý thức sâu sắc về bản lĩnh của mình và đã tạo ra quanh mình khá nhiều huyền thoại. Con người ấy không chỉ có tài hoa, tâm hồn nghệ sỹ, nhân cách cao cả mà còn có những cá tính, thói tật trong cuộc sống đời thường. Thuộc lớp đàn anh của Tô Hoài nhưng phải thừa nhận rằng người mà nhà văn nể nhất, nhớ nhiều nhất chính là Nguyễn Tuân. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Nguyễn Tuân và kết thúc tác phẩm cũng được khép lại bằng sự ra đi của Nguyễn Tuân. Không chỉ có thế Nguyễn Tuân xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần trong hồi kí. Xâu chuỗi tất cả các trang viết ấy lại ta được một chân dung Nguyễn Tuân khá hoàn chỉnh.

ấn tượng đầu tiên của Tô Hoài về Nguyễn Tuân ở kiểu cách khác người: “Khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định. Ngoài đường phố chẳng ai ăn mặc kiểu cách khác thường thế nếu không là quan tri phủ, quan thương tá...”[27,tr.5]. Vì thế đi bên này Hồ Gươm giữa dòng người đông đúc của thủ đô Hà Nội người ta vẫn dễ dàng nhận ra Nguyễn Tuân bởi sự khác người ấy. Nguyễn Tuân lúc đó mới ngoài 30 tuổi nhưng đã khá nổi tiếng trên văn đàn bởi cái “giọng khinh bạc” thế nên “có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ từng chữ, có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế, với người này không thể thiếu Nguyễn Tuân, người kia thì không thể chịu đựng được"[27,tr.7]. Cá

tính và con người khác thường như thế đã tạo nên một Nguyễn Tuân tài hoa, kiêu bạc mê cái đẹp, ngông, thích những chuyến đi xa. Tạo nên một huyền thoại đẹp về người nghệ sĩ tài hoa này.

Nguyễn Tuân khác người ở lối ăn uống cầu kỳ, sành ăn nhưng cái sành ấy chẳng giống bất cứ ai. Tổ làm phim Vợ chồng A Phủ “mổ bò đón khách linh đình” Nguyễn Tuân khen ngon nhưng cũng chỉ ăn bữa ấy, những hôm sau ông “nhờ nhà

bếp nắm cho nắm cơm nắm và mở lọ muối vừng, lọ ruốc mang từ nhà. Đừng ai nói ông khách kỹ tính ấy ăn thêm miếng thịt kho, bát nước suýt và khói hai

ba lửa” [27,tr.156]. Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn, miếng uống, mà phải hợp khẩu vị, ngon theo ý mình. Nguyễn Tuân sành ăn và kỹ tính tuyệt nhiên không xô bồ. Việc ăn uống của ông bao giờ cũng nền nã và cầu kỳ. Hay bảo cốt làm ra khác người cũng có thể được... Nguyễn Tuân nổi

tiếng với bài bút ký Phở thế nhưng ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở

thịt bò chín mà không hề đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác.Với ông ăn phở không phải tẩm bổ mà cốt thưởng thức cái tinh tuý của nước dùng xương. Đạo ăn phở của Nguyễn Tuân có cách riêng như thế. Vậy nên từ dạo quà phở trở thành cơm phở, người ta ăn phở lấy no thì Nguyễn Tuân thôi không ăn phở nữa.

ăn thế, uống cũng vậy, Nguyễn Tuân cầu kỳ không kém: “Ông uống như các cụ ngày trước, rượu ngữ. Bữa sáng hay chiều, có nhắm hay uống suông cũng thế thành lệ mỗi lần một chén, quanh năm không khác”. Chuyện ăn uống của Nguyễn Tuân chỉn chu, mực thước từ việc nghĩ xem trong bữa tiệc tiếp khách nên xuất hiện lúc nào, ra về lúc nào. Cái cách mà Nguyễn Tuân nán lại trong bữa tiệc của ông đại sứ để nâng cốc rồi “ý tứ chào ra về” khi đường khuya đã vắng ngắt thật tinh tế. Ông đến đâu phải chỉ ăn uống qua loa, chuyện trò với người bên cạnh. Ông khách mời phải trực tiếp cạn ly cùng chủ nhà thế là đủ bởi ông ít khi “bỏ cơm nhà”.

Chuyện ăn, uống, mặc của Nguyễn Tuân cầu kỳ khiến ai cũng tưởng rằng nơi ở của ông cũng phải tương xứng điều đó. Hoá ra “cái khách sạn nhà” của ông lại khá bừa bộn, tuyềnh toàng. Lối lên nhà “ngóc ngách, cầu thang gỗ màu lim đã lên nước

tối sầm mắt, tủ sách, giá sách và dãy chai lọ rỗng nhãn các loại rượu ngon nước ngoài. Tất cả mọi đồ lề hồ như tàn tật, buồn bã, mệt mỏi"[27,tr.287]. Đồ đạc cũng chẳng có cái gì quý, đáng tiền. Nếu mất trộm chỉ có một chiếc đài Liên Xô con con đặt đầu giường may ra còn bán được tiền còn lại toàn những thứ đáng đem tống xuống quang gánh bà đồng nát. Những cái lộn xộn đó tích trữ kỷ niệm của riêng ông, chỉ mình ông hiểu, ông biết và “trò chuyện” được với chúng. Vì thế những hòn cuội, hòn đá, đám chai không cũng là một thế giới riêng của Nguyễn Tuân. Nhưng thứ ấn tượng nhất là một ống cả đựng ba toong, gậy song, chiếc sơn then cán bạc, chiếc gậy lụi…cái nạng thương binh. Ngoài hiên còn lủng củng những vỏ chai sâm banh, bia hộp, vang dâu… Trên tường và giá sách là những hòn cuội, hòn đất lăn lóc, những ký hoạ giấy, sơn dầu, sơn mài và ảnh minh chứng cho thú sưu tầm trong những chuyến đi của Nguyễn Tuân. Nhìn thấy chúng Nguyễn Tuân sống lại kỷ niệm những ngày xê dịch trong đời mình. Nếu như những chiếc ba toong chính là một người bạn đồng hành của ông trên khắp mọi nẻo đường xuôi ngược. Thì chiếc gối sành trắng nhễ nhại, to bằng hòn gạch vồ rỗng ruột vẫn dựng đứng giữa trời nắng, trời mưa bên song sắt. Cái gối trong tiệm thuốc phiện ở chợ cũ. Nguyễn Tuân đã khuân trong ấy ra cũng lại là một minh chứng nữa cho cuộc sống đầy cá tính của ông. Cái gối sành ấy là một phần của đề tài “đời sống trụy lạc" mà Nguyễn Tuân đã thể hiện trong những trang văn trước cách mạng tháng 8 khá thành công.

ở Nguyễn Tuân có cái thú xê dịch như ăn vào máu. “Đi và đi, thực và mộng cả đời Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi được, chỉ cốt đi được”[27,tr.13]. Cái thúc giục ông ra đi là những “cơn đói đi” của chính mình. Chẳng thế mà năm hết tết đến, không quản đường xá xa xôi Nguyễn Tuân lặn lội từ Hà Nội sang Hương Cảng để

đóng phim Cánh đồng ma. “Tài tử màn bạc” Nguyễn Tuân đâu có phải đóng vai

chính mà chỉ là một vai phụ, phụ đến mức là “có thể lôi được một người y tá mặc áo” blu trắng, nâng đầu cáng thương lừ lừ qua ống kính chớp nhoáng một, hai giây"[27,tr.14]. Chỉ thế thôi điều quan trọng hơn cả là ông được đi, được thoả mãn

cơn đói đi của mình. Khao khát được đi với Nguyễn Tuân lớn hơn nhiều giấc mộng hương hoa đổi đời.

Từ thời trẻ, Nguyễn Tuân đã say mê với những chuyến đi. Và trong suốt cả cuộc đời mình ông đã đặt chân đến các nơi địa đầu tổ quốc từ Hà Giang đến tận mũi

Cà Mau để viết và thoả mãn cơn đói đi luôn giày vò, trăn trở của lòng mình. Mỗi mảnh đất ông đã đi qua không còn là một cái tên trên bản đồ địa lý mà với

Nguyễn Tuân đó còn là sự thức dậy của ký ức, của khát vọng trong tâm hồn lãng tử của nhà văn. Buồn cười nhất là chuyến đi của Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp người bạn cùng học năm thứ ba trường ca rô Nam Định. Hai người cùng bàn nhau một chuyến phiêu lưu về phía tây Cao Miên giáp nước Xiêm La có mỏ Hồng Ngọc ở Pai Linh để làm một “giấc mộng hương hoa đổi đời”. Chẳng biết giấc mộng ấy thực hiện được bao nhiêu phần trăm nhưng đôi hoa tai, khuyên vàng của vợ để làm lộ phí cũng chẳng còn. Kết quả của chuyến xê dịch ấy khiến Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp trở về Việt Nam trên “chiếc xe bò kéo, có lính ngồi cùng thùng xe, xúm xít người chạy theo xem...”. Bài học từ sự ngờ nghệch ấy chỉ khiến Nguyễn Tuân khôn lên chứ cái thú xê dịch của ông không vì thế mà giảm sút.

Con người ham đi ấy khi còn trẻ đã từng tuyên bố: “Khi ta chết đi, da ta thuộc làm cái vali” thật khó tưởng tượng được lúc về già chân đã chồn, gối đã mỏi lại có thể tuyên bố “chẳng đâu bằng ở nhà, cái khách sạn nhà”[27,tr.279]. Chẳng phải cơn đói đi của Nguyễn Tuân đã thoả mãn mà hơn ai hết Tô Hoài hiểu đó là “cái đau của một người cả đời ham đi mà dần dần không đi đâu, quanh quẩn bức bối, bực dọc dằn vặt...”. ông đã từ chối cả chuyến đi Pari “giảng cho ít bữa” mặc dù lời từ chối và cơn cắt nghĩa của Nguyễn Tuân lúc ấy có thể không đầy đủ nhưng cái tâm sự nát lòng người ta thì nói bao nhiêu cho hết được.

Nguyễn Tuân sống với lẽ yêu ghét phân minh, rạch ròi của riêng mình. Ông có những cái "không" thật thú vị: “Không bao giờ ăn các thứ phở nào khác ngoài phở bò chín, ghét mùi tỏi, không chịu được mùi thơm ở các thứ hương ấn Độ...”. Nguyễn Tuân “ghét mùi hoa sữa, hoa dạ hương những mùi đậm quá làm điếc mũi cả đêm...”

nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của ấy, ngay bên cửa sổ gác nhà Nguyễn Tuân, đến mùa hoa sữa nở từng chùm trắng ngà, nồng nàn buông vào ngập cả phòng...”. Điều đó khiến “ông bực bội và luôn đóng cửa sổ về phía ấy. Chẳng thích cái bát nháo ở quán ông 81 nhưng Nguyễn Tuân vẫn đến, ngồi đối diện mà chẳng nhìn mặt ai chỉ để nhớ lại kỷ niệm xưa. Yêu, ghét rõ ràng. Nhưng ghét ai thì khó mà giấu được, đã không thích thì ông dửng dưng dù người ta giơ tay định bắt tay thậm chí thấy ông ấy ở cùng phòng trong bệnh viện thì nhất định sang buồng khác. Ông còn bực bội “vặc” cả những người ông không ưa một cách không giấu giếm. Ông cười vào “những gà vịt đội lông công cùng áo mỡ gà phe phẩy cái quạt giấy cười cười như uỷ viên bộ chính trị...”[27,tr.68]. Ông “chửi các báo địa phương làm măng xét hệt báo nhân dân”. Cái cười, cái chửi ấy của Nguyễn Tuân đều nhằm vào cái mờ nhạt, không cá tính không còn là mình - cái mà ông rất ghét. Ghét thì như thế nhưng ông cũng “sẵn sàng giật nóng tiền của ai để ra bà hàng hoa quen ở ngã tư Tràng Tiền mua bốn bông hồng vàng lòng trứng đi dự sinh nhật bà nhạc sĩ nọ" [27,tr.283]. Con người đó nhiều lúc cũng thẳng thắn, bỗ bã trong quan hệ với bạn bè. Ông từng nói độp vào mặt Tô Hoài: “Chó biết thằng này thế nào là thật. Tao ghét cái cười mủm mỉm, hiền lành, không hiền lành của mình...”[27,tr.159]. Có lúc lại tợn tạo trắng trợn: "ở Hà Nội này, đứa nào là Việt Minh, đứa nào là Tơrotkit, đứa nào là Đại Việt quốc dân đảng, đứa nào bố láo cách mệnh mồm khoác lác, đứa nào ăn tiền cách mệnh, tớ biết ai cả” [27,tr.6]. Con người đó ác mồm, ác miệng: “Tao mà chết nhớ chôn tao với một thằng phê bình để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn”. Nhưng lại chu đáo, ân tình, đi đâu xa đều viết thư, gửi thiệp chúc mừng người thân. Con người ấy đôi khi góp ý cũng không chịu thay đổi. Trong đợt chỉnh huấn bị nhắc nhở phê bình vì những câu nói ác mà chính ông không nhớ, ông chỉ ngồi im không tiếp thu cũng chẳng nói lại, rồi không bao giờ nhìn mặt người ấy nữa.

Nguyễn Tuân đôi khi cũng hợm hĩnh, kiêu ngạo vậy mà lại đuổi hoạ sĩ Nguyễn Sáng ra khỏi nhà hôm mùng 3 tết vì không thể chịu được cái tính hợm hĩnh trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng. ác

khẩu, đáo để nhưng trước sau Nguyễn Tuân vẫn là người có tổ chức. Khi cáu kỉnh có thể vùng vằng: “Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu”. Nói thế thôi chứ chưa bao giờ ông làm việc ấy. Chỉ thấy “cứ mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng hay tết nhất Nguyễn Tuân đến chơi với Tố Hữu, thế nào cũng cầm lên mấy bông hồng vàng lòng trứng gà” trước sau hình thành nề nếp. Chỉ là miệng xà thôi. Ông tôn trọng người giới thiệu mình vào Đảng, tôn thờ con đường mình đã chọn. Chỉ yêu quý ông mới có hoa. Đó là sự chu đáo riêng theo cách của Nguyễn Tuân. Chẳng thế mà sang Nga ông không quên đem hoa đến nghĩa trang viếng mộ Vlat một người bạn cũ.

Khác người trong lối sống, tế nhị, kiểu cách mà không ồn ào, Nguyễn Tuân khiến người ta trọng ông không chỉ vì tài mà còn mến vì nhân cách. Kiêu bạc, cầu kỳ, kiểu cách, ác khẩu, nhớ lâu, ghét dai ấy thế mà khi cần dí dỏm, tinh quái ông cũng hóm hỉnh chẳng kém ai. Khi bà giáo Bến Tre nọ viết thư cho Nguyễn Tuân phàn nàn có một ông Nguyễn Tuân dởm năm xưa đã lừa bà. Nguyễn Tuân thật than thở rằng: “Có cái thanh xuân của người ta thì thằng Nguyễn Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Nguyễn Tuân thật hiệu đầu râu, tóc bạc lụ khụ đến. Hai cái quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang thiên tiểu thuyết này không thể tái hồi Kim Trọng” [27,tr.152].

Chơi bời nhưng Nguyễn Tuân vẫn giữ chừng mực. Nhiều lúc cũng vì mê tiếng hát mà muốn lấy thêm một bà vợ bé nhưng với Nguyễn Tuân gia đình vẫn là quan

trọng nhất. Chơi đâu thì chơi, không bao giờ Nguyễn Tuân sao nhãng cửa nhà Ngay cả cái bí danh chánh Tuệ Nguyễn Tuân đặt cho mình cũng chính là tên của

người vợ. Lúc hiểm nguy ông vẫn nhớ về bác gái người cả đời giúp ông làm “nhà

bếp, nhà bàn, nhà phòng”. Ông lão “giang hồ” cuối cùng cũng rút ra kết luận: “Chẳng đâu có oten tốt hơn oten nhà mình”. Đó là cái thấm thía của con người đã

phải trải suốt một đời xê dịch, đi ở hết oten này đến oten khác mới rút ra được. Con người của một thời tuổi trẻ vang bóng chơi bời bên hố trụy lạc ấy luôn hiểu và trân trọng những gì vợ con đã hy sinh thầm lặng cho ông được thoả mãn đam mê của mình. Đây là điểm vô cùng đáng quý ở một người chồng, người cha có trách nhiệm.

Nếu nói rằng: “Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ” điều đó chẳng sai. Con người tài hoa ấy luôn khiến người ta mến mộ về tài năng, nể trọng về

nhân cách. Cả một đời ngay cả khi tuổi đã cao, sức đã mòn ông vẫn chăm chú cái mình thích, một chút xắng xấu hợp khẩu vị một chuyến đi...”. Hành trình cuộc đời của người nghệ sĩ ấy thật khác xa với cuộc đời mà bao người khác đã sống. Nhưng

rồi hành trình ấy cũng đến lúc phải dừng. Cát bụi chân ai đã khép lại kỷ niệm cuối

cùng của Tô Hoài về Nguyễn Tuân. Khi ông đến chào tạm biệt khoe Nguyễn Tuân một chuyến đi vào một ngày tháng bảy nắng gắt, thành phố nóng ngột ngạt. "Nguyễn Tuân hiện ra với vẻ mặt bơ phờ, tía tím, không phải mặt đỏ rượu hồng” [27,tr.295]. Dáng vẻ mệt mỏi của sức lực đã tàn nhưng ông vẫn “cất gậy vào ống, ngăn nắp vẫn đâu vào đấy”. Vẫn rất lịch sự, chu đáo mời “lấy rượu mà uống, chai nút đỏ ở ngoài ấy, cái này đậm lắm...” trong khi ngả lưng xuống phản, khép mắt nằm thiêm thiếp". Đến lúc đó tình cảm chân thành, chu đáo trong ông vẫn không hề thay đổi. Tô Hoài lặng lẽ ra về mà “không dám nói sắp đi Cát Bà”. Vài hôm sau có người đến báo “Nguyễn Tuân mất rồi. Tôi nghĩ như tôi ngồi uống một mình, Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng hôm trước ra đây. Nguyễn Tuân! Nguyễn Tuân ôi!"[27,tr.296] Nguyễn Tuân ra đi thanh thản, nhẹ nhàng như đến lúc phải “dừng chân nghỉ một lát”.

Cát bụi chân ai khép lại bằng hành trình dài bất tận của cuộc đời nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)