Bức tranh xã hội

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 33 - 36)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.2.Bức tranh xã hội

Song hành cùng với cảnh sinh hoạt đời thường của con người, Tô Hoài dựng lại cả một bức tranh xã hội rộng lớn suốt những năm từ 1940 - 1990. Cuộc sống xã hội được nhìn từ cự ly gần nên hiện ra muôn màu, muôn vẻ những cung bậc khác nhau. Có cái cao cả lẫn cái tầm thường, có cái xù xì, góc cạnh mà ít thấy những biến cố lớn lao, những bức tranh sử thi hoành tráng. Cuộc sống hiện ra trong cái đời thường gần gũi không thiếu vẻ lam lũ, nhếch nhác, cơ cực. Một bức tranh xã hội thu nhỏ phức tạp, trọn vẹn, hoàn tất hiện ra như chính cuộc sống

Nếu như ở hồi ký Cỏ Dại, cuộc sống xã hội được bó hẹp trong khuôn khổ làng Nghĩa Đô thời kỳ lụi bại của nghề dệt lụa. Thì ở Tự truyện bức tranh cuộc sống hiện

lên thảm khốc hơn với nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cảnh người chết đói chồng chất đến nỗi: “Đêm nào cũng có người chết, người chết khắp nơi như gà chết dây”[25,tr.318]. Cuộc sống khổ cực đẩy con người đến những mưu toan tính toán nhỏ nhen, Tô Hoài đã không bỏ qua những chi tiết đời thường đó. Ông viết về những thói xấu của mình, bạn mình chân thật hơn bao giờ hết.

Cuộc sống bon chen, nhốn nháo ở làng văn dưới ngòi bút của Tô Hoài đọc lên khiến nhiều người không khỏi “giật mình”. Và có lẽ chỉ có Tô Hoài mới dám viết

như vậy. Hình ảnh làng văn trong Tự Truyện một thời đựợc miêu tả như một cái “chợ

đen” đúng nghĩa của nó bởi cũng có buôn đi bán lại, có các tay anh chị, có người thầu, có lừa lọc ăn miếng, trả miếng, xâu xé, cướp giật lẫn nhau trong đó có bản thân

cái tôi Tô Hoài. Đến Cát bụi chân ai cuộc sống xã hội mở ra trước mắt người đọc

không phải là chuyện cơm nồi, nước sôi thường ngày như những hồi ký khác mà là cả một câu chuyện thế sự dài đựơc thể hiện qua số phận con người cụ thể để khái quát về xã hội. Không chỉ là chuyện ăn, ở, sinh hoạt của các nhà văn mà là câu chuyện về tư tưởng của các nhân sĩ trí thức thời kỳ chỉnh huấn Nhân văn Giai phẩm. Đó là thời kỳ mà đời sống văn học hết sức ngột ngạt, nặng nề kìm hãm cá tính sáng tạo của các nhà văn, khiến cho không ít văn nghệ sĩ có tài phải lao đao trong cuộc mưu sinh kiếm miếng cơm manh áo. Khiến một nhà văn có tài như Nguyễn Tuân phải thốt lên chua chát: “Nếu ông còn trẻ thì ông bỏ đất này ông đi”[27,tr.67].

Có thể nói Cát bụi chân ai là thời kì mà các nhà văn phải sống “cuộc sống

trong ao mà những con chẫu chàng thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước đờ đẫn nhìn theo mấy cái bọt mình vừa thở”[27]. Bế tắc, chờ đợi thời cơ, tìm cơ hội tiếp tục vươn lên là thời kỳ mà văn nghệ sỹ giai đoạn này nếm trải. Bức tranh xã hội về một nền văn học thời kỳ chỉnh huấn Nhân văn Giai phẩm thực sự ngột ngạt, kìm hãm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chính là diện mạo của nền văn học một thời.

Đến Chiều chiều cuộc sống lại vận động theo chiều hướng khác. Không còn

những gay gắt của việc kiểm duyệt Nhân văn Giai phẩm mà là cuộc sống ở vùng quê nơi các nhà văn đi thực tế, cuộc sống xã hội trong những ngày cải cách ruộng đất, trong những ngày nhà văn làm trưởng ban khu phố, hay trong những năm đổi mới của cơ chế thị trường. Không còn là những thảm cảnh nheo nhóc đói khát của những năm 45, cũng không “đao to búa lớn” như trong “chợ văn” Tô Hoài cảm nhận hồi mới vào nghề. Mà là những cuộc đua chen để chạy theo thành tích giữa các hợp tác

Không chỉ chạy theo thành tích, bức tranh xã hội còn thể hiện đầy đủ ở nạn “trốn thành tích”. Các số liệu, thành tích được báo cáo khống, báo chí càng thổi kèn đu đủ bốc thơm thì các nơi lập đoàn, lập đội kéo đến học tập càng nhiều. Huyện bạn, tỉnh bạn, ba trăm pháo đài huyện cả nước đổ đến. Các xã láng giềng phải nghĩ ra mẹo trốn thành tích. ở các hội nghị tổng kết trên huyện các hợp tác xã thi nhau báo cáo không đạt mức thi đua trong khi mấy vụ trước thì vun vút vượt chỉ tiêu. Chẳng biết đâu là vờ, đâu là thật. Thật nực cười.

Bức tranh xã hội còn thể hiện rõ nét qua những mánh khoé làm tiền của bảo vệ Dương. Mang tiếng là bảo vệ trật tự trị an cho khu phố nhưng thực chất lại lợi dụng vào đó dùng mọi thủ đoạn để dò dẫm tiền của từng nhà dân. Nhỏ nhất từ chuyện tống tiền hộ nuôi chó, doạ dẫm người mới đến, đi chống hủ hoá kiểm tra nhà nghỉ, khách sạn cũng lợi dụng vào đó để ăn tiền. Cán bộ lợi dụng chức quyền để hành dân. Nực cười hơn là câu chuyện của anh Mẫn sửa xe đạp: “Tôi ra vỉa hè sửa xe đạp. Công an đuổi, bực quá. Tôi thấy không ai dám đuổi công an tôi vào bốt xin làm công an”[28,tr.250]. Lý do để bắt đầu công việc chỉ đơn giản có thế.

Tất cả mọi cung bậc cuộc sống hiện lên trong hồi kí Tô Hoài với bao điều vụn vặt thường ngày nhưng phải mạnh tay, phải đấu tranh để đưa được những điều đó lên trang giấy là sự giằng xé trong tâm can Tô Hoài. Viết hay không viết. Viết như thế nào khi sự thật mà ông thấy luôn phơi bày trước mắt khác với những điều người ta

thường nói tới. Ông vẫn quyết tâm viết mặc dù Chiều chiều được xuất bản và phát

hành năm 1999 nhưng ngay sau đó lặng lẽ bị thu hồi và cấm xuất bản. Tuy vậy, nó vẫn gây được làn sóng ngầm trong dư luận, được giới nghiên cứu, phê bình văn học nhắc tới và đánh giá cao. Bức tranh cuộc sống trong hồi ký Tô Hoài hiện ra giống như cuộc đời thực, thấm đẫm, chứa chan tình cảm của người nghệ sĩ: “Không lên giọng, không nhấn mạnh. Thậm chí không muốn bất cứ sự can thiệp của một ý chí chủ quan nào nhằm xác định một chủ đề tư tưởng”[44,tr.24]. Truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống. ở điểm này nhiều người cho rằng hồi kí Tô Hoài mang đậm chất tiểu thuyết là vì vậy.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 33 - 36)