Sự thăng trầm của lịch sử

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 76)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3.Sự thăng trầm của lịch sử

Phản ánh lịch sử là nét nổi trội trong cảm quan hiện thực của Tô Hoài. ở thể hồi kí nhà văn có xu hướng “đời thường hoá cái lịch sử”. Kéo lịch sử lại gần hơn so với khoảng cách thực vì vậy lịch sử được hiện lên trong trạng thái xô bồ, gần gặn nhất với những biểu hiện cụ thể gắn liền cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Một điều dễ nhận thấy trong các tác phẩm hồi kí Tô Hoài luôn gắn liền với không khí thời đại. Các trang văn không chỉ giúp chúng ta hình dung những “thần thái” “bóng dáng” các nhân vật được ông miêu tả mà chúng ta còn thấy cả môi trường, không khí thời đại họ sống và hoạt động. Có thể chỉ đơn giản là không khí những góc phố Hà Nội lúc lên đèn, nhưng cũng có khi là không khí đời sống của một

vùng quê hay một giai đoạn của đất nước. Thông qua đó người đọc có dịp nhìn nhận lại một cách đầy đủ hơn, đa diện hơn về một thời kì lịch sử đã qua.

Hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều được viết khi tác giả đã ngoài 70. Không

phải ngẫu nhiên ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi " Tô Hoài mới cho ra đời các hồi kí được đánh giá cao. Dù có cả khen lẫn chê song đó thực sự là một “hiện tượng" đáng chú ý của văn xuôi Việt Nam thập kỷ 90. Lịch sử trong hồi kí Tô Hoài là những mảnh, những đoạn dàn trải được bổ sung lắp ghép tạo nên một bức tranh khá hoàn chỉnh. Có thể thấy mặc dù tái hiện nhiều giai đoạn lịch sử nhưng ở hai cuốn hồi kí nổi lên rõ nhất là thời kỳ cải cách ruộng đất, thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, thời kỳ xây dựng đời sống mới ở miền Bắc.

2.3.3.1. Thời kỳ cải cách ruộng đất

Phản ánh lịch sử từ khía cạnh đời tư, ngòi bút sắc bén của Tô Hoài tái hiện một cách chân thực thời kỳ cải cách ruộng đất. Thời kì mà những sai lầm, ấu trĩ do nó gây ra khiến cho không ít người rơi vào vòng oan sai, lao lý. Thật nực cười về cái cách quy ra địa chủ mặc dù ai cũng biết: “Về sự tích cải cách thì mấy xóm mới này không có địa chủ, công ruộng đất mà tính ra thì không có nhà nào đến mức địa, mà phú cũng không có. Quy theo tỉ lệ khẩu cứ bổ năm phần trăm địa cho mỗi xã mà cũng không moi được ra đủ. Anh đội ấy bị đuổi vì bất lực, vì bao che nhưng rồi đưa lên xã trọng điểm cụm về, đoàn về cũng phân vân không tìm được đủ địa”[28,tr.47]. Việc tìm ra địa, cố quy thành địa quả cũng thật nực cười. ở mảnh đất này, người ta tự tay cày quốc khai phá nên cái ăn thì việc tìm ra địa chủ là việc cực khó. Trưởng thôn không tìm ra thì bị cách chức. Còn cố tình tìm ra ghép tội thì chắc chắn bị oan sai. Vì thế những người bị oan sai thì nhiều vô kể.

Người đầu tiên là phải kể đến là xã uỷ Khế: “Làm hai mang, ban ngày làm việc tề, tối bắt mối Viêt Minh. Đội và đoàn phân vân nhưng rồi cũng quyết bắt xã uỷ Khế. Hai mang thì một mang Quốc dân đảng cũng là phản động. Đến hôm du kích sắp sẵn thừng trão đến bắt thì lão Khế hai mang đã lặn mất. Vậy nó là cường hào ác bá. Đội đang lẹt đẹt hoá ra có thành tích"[28,tr.47]. Đến sửa sai, đội cải cách giải tán

rút đi, đội sửa sai về tuyên bố cởi cái oan thì lão Khế lù lù ở đâu về. Đựơc trả lại vườn nhà lão gọi vợ, con về ở. Lão kêu chán tình nghĩa cái làng này lắm

rồi, lão bỏ cả đảng viên lão đi. Nhưng thương nhất là bác Đạt người giữ cống Bắc. "Giữ cống lương lĩnh của bốt, lại được tiền của ta vì đêm thì mở cống cho cán bộ bơi qua…Khi bị tố là hai mang. Ông ấy chạy thẳng ra đâm đầu xuống cống Bắc"[28,tr.52]. Chính Tô Hoài trong những ngày đấu tố ở Nông Cống, Thanh Hoá cũng cố tính toán ra một địa chủ khiến anh này mỗi khi gặp Tô Hoài ở đầu xóm lại vái và rồi sợ sệt lễ phép hỏi: “Ông cho em lên địa chủ ạ”[28,tr.52]. Có thể nói, tác giả không chủ định đi sâu vào tái hiện lại diện mạo của cuộc cải cách nhưng qua việc khắc hoạ hình ảnh những người nông dân vùng đồng bằng hạ lưu Sông Hồng thì cục diện cuộc sống trong những ngày đó hiện ra rõ rệt. Với những nét bản năng ấu trĩ, những con người cụ thể tham gia công cuộc cải cách giữa môi trường nhá nhem tốt, xấu, địch, ta thì bức tranh cuộc sống của một “thời kỳ nhạy cảm” hiện ra khá rõ rệt : “Thời kỳ mà không được phép biết, không được chào hỏi, không được bắt tay với tổ chức sẵn có. Người chỉ có miếng ruộng loại riêng mứa mà chẳng có ruộng đất nhưng bị tố là có tội ác với nông dân thì cũng cùm ngay [28,tr.36]. Vì thế nói đây là thời kì nói dối, trí trá tràn lan như cách mà tác giả gọi thời kì cây chuối mọc ngược, gà mái đạp gà trống, con tố cha, vợ tố chồng tràn lan khắp đất nước cũng chẳng sai.

Cùng với việc quy địa chủ thì việc hợp tác hoá cũng không kém phần quan trọng. Nói như lời anh Sự bí thư thì “ta tiến lên hợp tác, ví như cái xe. Là cái xe thì việc của cái xe là đi, dù đường còn xấu, còn gồ ghề thì vẫn có đường cho cái xe lăn bánh, ta phải cố gắng"[28,tr.54]. Thế nhưng chị vợ lại bảo chồng: “Nhà là đảng viên, là bí thư, là chủ nhiệm thì phải vào hợp tác cho có thành phần. Tôi ở ngoài bao giờ làng này lên hợp tác xã hết thì mẹ con tôi cũng lên"[28,tr.56]. Hai vợ chồng, hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Cái hùng hồn của anh làm việc công và có cả cái tư hữu của anh nông dân luôn phải toan tính vì cuộc sống. Bởi cái thời kỳ hợp tác xã hoá người ta làm việc theo kẻng, giờ đi làm, giờ nghỉ được ấn định sẵn. Cha chung không ai khóc nên rốt cục đói thì vẫn hoàn đói, khó khăn cũng vẫn khó khăn không thể trách ai được.

Có thể nói thông qua việc tái hiện một cách chân thực thời kỳ cải cách ruộng đất, Tô Hoài đã gián tiếp phê phán những sai lầm trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chính sách sai lầm đã tạo ra những ảo tưởng sai lầm. Và những ảo tưởng sai lầm đó đã tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của người dân lúc bấy giờ. Điều đó giống như ảnh hưởng của thời kỳ Nhăn văn Giai phẩm đối với đời sống của văn nghệ sĩ. Vì vậy chính sách sửa sai tuy có đến muộn nhưng cũng đánh dấu sự nhìn nhận lại của thời kỳ lịch sử bấy giờ.

2.3.3.2. Những năm kháng chiến chống Mĩ

Bức tranh xã hội những năm kháng chiến chống Mỹ được thể hiện nhiều trong

Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Tuy nhiên đó là bóng dáng của hiện thực liên quan đến

thời kỳ tác giả làm trưởng ban khu phố chứ không hẳn là bối cảnh rộng lớn của xã hội. Nói một cách khác sự kiện lịch sử của đời sống xã hội không phải là mục đích tái hiện trong thiên hồi kí này mà chỉ làm nền cho các hoạt động của chính tác giả.

Bức tranh lịch sử của những năm kháng chiến chống Mỹ được đánh dấu bằng những câu chuyện đi sơ tán của thành phố. "Thành phố sôi nổi và âm thầm khinh bạc, phớt đời. Lại đòn đánh mới, lại sắp bom, lại sơ tán, triệt để sơ tán. Lần nào cũng tưởng đã vơi hết người rồi lại thấy trẻ con, người già lốc nhốc ở đâu bò ra lắm thế"

[27,tr.225]. Và công việc của trưởng ban khu phố trong hồi kí Chiều chiều là đốc

thúc người đi sơ tán đề phòng máy bay B52 của Mỹ ráo riết phá Hà Nội. Trong bối cảnh chiến tranh bom Mỹ đánh phá liên miên con người chỉ sống bằng

tem phiếu thì việc đói ăn là chuyện bình thường. Vì vậy công việc của trưởng ban dân phố trong những ngày này là chuyện cứu đói. Sau chuyện cứu đói trong chiến tranh là chuyện ném bom, tàn phá trong những ngày khốc liệt. Cả Hà Nội xơ xác tiêu điều trong khói bom tàn phá: “Kho xăng Đức Giang bị ném bom lúc xế trưa. Máy bay nhào xuống một chiếc trúng đạn hất ngược vào thành phố...”[27,tr.236]. Nhưng cuộc sống sinh hoạt trong những ngày chống Mỹ vẫn diễn ra bình thường. Khi mà tối đến phố xá vẫn đông cafe Lâm, cafe Ca không còn chỗ chen chân người. Mặc cho còi báo động. Máy bay tuôn khói chằng chịt như một cuộn thừng trắng…Thế mà

quán bia Chuồng Cọp bên hồ Thiên Cuông vẫn người đứng rồng rắn quanh lan can sắt suốt ngày. Cuộc sống con người vẫn diễn ra quanh bối cảnh tàn phá đó. Bên cạnh kho Đức Giang chồng đống những thùng đựng xăng cháy đỏ hắt ngoài bờ rào, ruộng lúa mới cấy mạ đã bén rễ xanh rờn. Những người đàn bà lúi húi cắt cỏ. Người đàn ông đặt thúng thóc giống lên đầu gối gieo hạt, một chú bé nằm trên lưng trâu,giữa bãi cỏ…"[27,tr.236]. Mặc chiến tranh tiếp diễn. Con người vẫn phải lao động sinh hoạt, sự sống vẫn tiếp tục hồi sinh. Nhưng những đau thương, mất mát trong chiến tranh thì thật khó tránh khỏi. Mặc dù không đề cập nhiều đến sự ác liệt của chiến tranh nhưng trong chiến tranh thì cái chết là điều khó tránh khỏi. Đó là cái chết của cô bác sĩ mới cưới chồng ngày hôm trước, dư âm của hạnh phúc vẫn còn lồng ghép trong những món quà. Là những đợt bom nối nhau trút xuống bến xe Kim Liên, người chết nổi lều bều mặt hồ. Kí ức chiến tranh in hằn trên những trang nhật ký của các binh sĩ tử trận mà chưa kịp gửi cho người thân. Lịch sử trong những năm chống Mỹ thể hiện ở những gì hết sức đời thường. Không đi sâu vào phản ánh những sự kiện lịch sử nhưng chỉ qua các chi tiết vụn vặt đời thường cuộc sống sinh hoạt trong chiến tranh hiện lên một cách chân thực nhất. Chiến tranh có những người chết vì bom Mỹ. Nhưng cũng có người chết vì tội lỗi do mình gây ra. Những vụ án xử trong thời chiến mà Tô Hoài đại diện khối phố được tham dự khá nhiều bi hài. Không ngờ giữa lúc nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh con người vẫn không từ bỏ được tật xấu của mình. Con người vẫn là con người đầy rẫy những thói tật, tội lỗi.

Vụ bắt người đàn bà bán vé số mà trong tay có 36 chìa khoá của 36 căn buồng chuyên cho những người “hủ hoá” thuê kiếm chút tiền tiêu vặt nói lên nhiều điều về sự suy thoái đạo đức. Nhưng nghiêm trọng hơn đó là việc xét xử vụ lợi dụng lúc máy bay Mỹ nghỉ ném bom, nhảy sau xe đạp dí dao vào người rồi trấn lột đồng hồ, phu la, áo len, ví tiền, giày... bán lấy tiền tiêu xài. Luật thời chiến xử tử hình làm gương cho người khác quả là nghiêm khắc nhưng đó cũng là bài học nhớ đời. Đáng lên án hơn nữa, ở cái huyện anh hùng đã đi vào lịch sử với bức tranh o du kích nhỏ dương cao súng thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu lại chính là cái huyện gây chấn động nhất. Vụ án cả văn phòng huyện tham ô đến khi bị bắt vãn cả huyện uỷ, uỷ ban.

Trong ban chấp hành chỉ có duy nhất một đồng chí nữ không dính líu bởi sợ thì thật đáng sợ. Cái danh giới giữa cái sống và cái chết quá mỏng manh không khiến con người từ bỏ được lòng tham của mình.

Hồi ức trong những năm chống Mỹ với Tô Hoài là những mảnh vụn vặt, với đủ các sự kiện đang diễn ra. Hay có, dở có. Tất cả ghép lại thành bức tranh cuộc sống hoàn chỉnh với những mảng tối, những góc khuất mà không là người trong cuộc thì khó có thể biết hết được. Ký ức chiến tranh những ngày Mỹ đánh phá Hà Nội khép lại với hiệp định đình chiến của Mai Đức Thọ và Kitsingio tại Hà Nội. Sự kiện lớn

lao như thế mà đi vào hồi kí lại không có gì nổi bật. Chỉ bằng nét vẽ giản đơn: “Chiến tranh tàn phá liên miên các quán bia vẫn đông như hội thế mà lúc đình chiến

các quán ấy lại đóng cửa...”[27,tr.271]. Thật lạ, sự kiện ấy đáng lẽ phải đươc tuyên bố trịnh trọng vậy mà kênh thông tin ấy được truyền tai nhau bởi bọn sâu bia: "Công

an sợ người say bia bốc lên cản đường ném cốc vào mặt lão Kít". Chiến tranh với những ấn tượng khủng khiếp vậy mà đi vào hồi ký của Tô

Hoài thật nhẹ nhàng. Vẫn biết đối với Tô Hoài những chi tiết kể về mình, tái hiện đời tư của mình là cái cớ để ông khắc ghi hiện thực, cái hiện thực ngổn ngang trong lịch sử đầy biến động. Đó là phần tư liệu vô giá mà chúng ta không thể bỏ qua nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn "ngày nay viết lịch sử không thể không đọc hồi kí Tô Hoài". Điều ấy khác hẳn với hồi kí của Nguyễn Khải mọi biến cố xã hội trong chiến tranh được nhắc đến chỉ là cái cớ để nói rõ hơn thế giới tinh thần với những chiêm nghiệm suy ngẫm của nhà văn. Mỗi người một vẻ, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật hồi kí của Tô Hoài chúng tôi không đặt ra kỳ vọng một lần nữa được tiếp xúc với không khí cách mạng, với bức tranh lịch sử một thời. Nhưng có một điều chắc chắn rằng : chỉ bằng những nét phác họa sơ lược. Tô Hoài cũng đóng góp thêm một tiếng nói vào bản giao hưởng về những năm tháng gian khó nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc ta bằng những sự kiện tưởng như đời thường nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Đổi mới là một giai đoạn lịch sử đánh dấu sự vươn lên của cơ chế thị trường trong đời sống xã hội. Sự khan hiếm của hàng hoá cùng với cơ chế quản lý chưa thực sự phù hợp khiến cho cuộc sống người dân trong thời gian này còn nhiều nỗi lo toan, vất vả. Khó khăn, thiếu thốn của họ chính là khó khăn, thiếu thốn mà cả xã hội phải đối mặt. Nếu những năm đổi mới trong hồi kí Nguyễn Khải được ghi dấu bằng cảnh mua bán trao đổi tem phiếu, bằng sự khan hiếm của hàng hoá cùng với cơ chế quản lý chưa thực sự phù hợp. Thì những năm đổi mới trong hồi kí Tô Hoài đánh dấu bằng sự thay đổi trong đời sống của người dân gắn liền với thời kỳ Tô Hoài quay lại xóm Đồng. Không đánh dấu bằng một mốc thời gian cụ thể nào nhưng dấu ấn của sự đổi mới khiến người đọc nhận ra đó chính là sự thay đổi hiện rõ ở con người, cảnh vật.

Phố xá Thái Bình trước đây chỉ là vài ngôi nhà, nhưng mấy năm nay đã lên thành phố với những bước giằng co. Đường cầu Bo qua cổng tỉnh sang Nam Định không còn nhà vách đất lợp phibrôxi măng xám mà đã nhấp nhô những nhà một tầng mái ngói, mái bằng. Phố “si đa” lại phố “quân khu” choáng lộn bánh kẹo lạ mắt, rối mắt như ở Hà Nội lan xuống dưới này đông như chợ. Đầu cầu Bo, mấy nhà lá hàng cơm chứa trọ năm trước đã lên gạch cả. Không còn cái gậy tre chống tấm phên cửa lên, mà buông phất phơ một rèm vải hoa lụa trứng sáo. Vẫn là bến tàu, nhưng người không đeo vai cánh tay nải, cái bọc mà hàng chục gánh nối nhau đi một dãy. Cảnh vật đổi thay, cuộc sống con người cũng thay đổi rõ rệt. “Ngày xưa lý trưởng, phó lý là những người giàu có, thì bây giờ chủ tịch, bí thư, xã đội, chủ nhiệm, kế toán trộm cắp mà giàu lên…” [28,tr.535]. Rồi nhà nhà, người người đua nhau mái ngói, mái xi

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi ký Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Trang 76)