Các chiến lược quản trị quan hệ khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP nam á chi nhánh nha trang (Trang 69 - 71)

Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có hơn 34 tổ chức tín dụng. Thị trường tỉnh Khánh Hòa không lớn nhưng bị chia sẻ bởi quá nhiều Ngân hàng làm cho áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Các Ngân hàng có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến Ngân hàng Nam Á - Chi nhánh Nha Trang gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.

Việc phân loại khách hàng VIP tại các ngân hàng cùng địa bàn tỉnh Khánh Hòa không giống nhau. Đối với khối ngân hàng TMCP Nhà nước như : BIDV, Vietinbank,

Agribank thì khách hàng có số dư bình quân từ 1 tỷ đồng trở lên được xem là VIP. Đối với khối ngân hàng TMCP khác như SCB, Kienlongbank, PVCombank, Techcombank, Sacombank,… thì khách hàng có số dư bình quân từ 500 triệu đồng trở lên đã được xem là VIP. So với đối thủ cạnh tranh, chính sách chăm sóc khách hàng VIP của Ngân hàng Nam Á còn chưa đa dạng, chưa tạo ra sự khác biệt và chuyên nghiệp, tiêu chuẩn để trở thành khách hàng VIP còn cao, cụ thể: với số tiền khách hàng gửi tại Ngân hàng Nam Á từ 01 tỷ đến 03 tỷ đồng mới được phân loại vào khách hàng VIP bạc. Phần lớn các ngân hàng cổ phần trên địa bàn đều có đội ngũ chăm sóc và tư vấn khách hàng được đào tạo chuyên nghiệp. Các chương trình chăm sóc của họ rất linh hoạt, đa dạng, tạo được ấn tượng tốt để thu hút khách hàng. Qua khảo sát, hiện tại chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh cũng tương tự như các ngân hàng TMCP khách như: ACB, SCB, PVComBank,... Tuy nhiên, hiện nay SCB và PVComBank đang là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Ngân hàng Nam Á - CN Nha Trang. Ở các ngân hàng này luôn chú trọng nhiều đến lượng khách hàng cá nhân. Một số các ngân hàng khác như: ACB, Sacombank đã lập ra các phòng nghiên cứu chính sách nhân sự, chính sách chăm sóc khách hàng, phòng thẩm định các chính sách,…Trong khi đó, bộ phận chăm sóc khách hàng tại Nam Á chủ yếu là các giao dịch viên thực hiện, các giao dịch viên này đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác Marketing, P/R,… Do đó, tính chuyên nghiệp trong công tác chăm sóc khách hàng không cao so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động.

Thực tế cho thấy để mời chào khách hàng cá nhân đang có số dư tiền gửi từ 200 đến 300 triệu đồng trở lên về gửi tại Ngân hàng. Các ngân hàng TMCP thường áp dụng rất nhiều chính sách chăm sóc khách hàng như: tặng quà có giá trị lớn, chi ngoài lãi suất,… điều này ảnh hưởng rất lớn công tác chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Nam Á. Ngoài việc phải đưa ra những chính sách để chăm sóc khách hàng hiện hữu thì việc phát triển khách hàng mới cũng tương đối gặp khó khăn. Do sự phân bổ chi phí chăm sóc khách hàng từ Hội sở về chi nhánh thường rất ít, dẫn tới chi nhánh cũng không thể chủ động đưa ra những chính sách chăm sóc đối với phân khúc khách hàng tiền gửi này so với các Ngân hàng bạn trên địa bàn. Trong thời gian tới, chi nhánh cần sớm đưa ra những chính sách tốt hơn để tập trung vào phân khúc khách hàng tiền gửi này. Vì tuy số dư tiền gửi nhỏ nhưng với nhiều khách hàng gửi sẽ tạo ra sự duy trì ổn định hơn về nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP nam á chi nhánh nha trang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)