luật của Nhà nước, của tỉnh về những vấn đề dễ gây phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội
Trong những năm qua, Báo Thái Bình đã tham gia có hiệu quả vào công tác thông tin, tuyên truyền góp phần giữ vững ổn định chính trị, đấu tranh có
hiệu quả chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Việc phát huy và sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền được Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ thống nhất, phục vụ tốt nhất cho việc giải quyết các điểm nóng chính trị-xã hội. Cấp ủy tỉnh đã chỉ đạo thống nhất nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm các hoạt động tuyên truyền đúng hướng về cơ sở phục vụ, động viên những địa phương, tổ chức, cá nhân có những việc làm tốt ổn định tình hình.
Trước những biến động to lớn và phức tạp trên thế giới, trong nước cũng như ở địa phương, công tác thông tin, tuyên truyền trên báo Thái Bình đã kịp thời định hướng, xác định những nguyên tắc, quan điểm để phân tích đúng bản chất của sự kiện, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Công tác thông tin, tuyên truyền của báo đã góp sức bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, động viên đông đảo nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Trên các trang báo đã tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các biểu hiện cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Báo Thái Bình đã coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, vạch trần các thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, góp phần làm thất bại một bước âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Với việc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền có chiều sâu qua các bài viết trên báo đã góp phần khơi dậy lòng tự hào với truyền thống quê hương, tuyên truyền những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đạt được trong các quá trình cách mạng, đặc biệt là trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đã có tác động lớn đến tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, củng cố và tăng cường tình làng nghĩa xóm.
Báo Thái Bình đã có nhiều cố gắng đổi mới chất lượng nội dung, đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách cho nhân dân, phục vụ tốt việc hướng dẫn cho nhân dân trong sản xuất kinh doanh chấp hành chính sách pháp luật, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là tuyên truyền cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn. Đã chú ý nhiều hơn đến tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả để kịp thời phổ biến kinh nghiệm, động viên khích lệ nhân dân. Hoạt động của cơ quan báo chí đã làm khá tốt nhiệm vụ vừa là định hướng, vừa là công cụ điều hành và là diễn đàn của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời phát huy được sức mạnh của công luận vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hoạt động báo chí đã được các cấp ủy thường xuyên chỉ đạo, định hướng về nội dung thông tin trong tuyên truyền, cổ động cũng như trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Qua thực tiễn mất ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh những năm 1997- 1998 và từ một số sự kiện điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra trong những năm từ 2007 đến 2011, có thể thấy rằng, điểm nóng chính trị-xã hội có thể được nảy sinh từ rất nhiều vấn đề. Trong đó có thể tạm chia ra 5 vấn đề chủ yếu sau: (1) vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; (2) vấn đề quản lý và sử dụng đất đai; (3) vấn đề an ninh trật tự xã hội; (4) vấn đề phát triển kinh tế trong đó đặc biệt là xây dựng, phát triển các khu công nghiệp; (5) vấn đề nhận thức về chính sách, pháp luật của người dân.
Trong những năm qua, Báo Thái Bình đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về những vấn đề dễ gây phát sinh điểm nóng. Qua khảo sát nội dung tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh của báo Thái Bình từ tháng 1/2007 đến tháng 3 năm 2011 (từ số 4738 đến số 5403) cho thấy:
Tổng số bài Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 5 năm Tỷ lệ % 3.924 4.057 4.191 4.204 1.017 17.393 Nội dung liên quan đến điểm nóng chính trị-xã hội Khiếu nại tố cáo và thực hiện quy chế dân chủ 39 41 27 21 3 131 26 Tuyên truyền chính sách, pháp luật 34 13 16 10 2 75 14,9 Đất đai 17 6 9 15 1 48 9,5 An ninh trật tự xã hội 49 30 54 32 6 171 33,9 Phát triển Công nghiệp 13 20 19 18 9 79 15,7 Tổng 152 110 125 96 21 504 100 Bảng 2.1
Đi vào từng vấn đề trong bảng 2.1 có thể thấy:
Báo tham gia phản ánh về vấn đề khiếu nại tố cáo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua khảo sát Báo Thái Bình từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 cho thấy, trên tổng số 17.393 tin, bài nói chung, 504 tin, bài có nội dung liên quan đến những vấn đề dễ nảy sinh điểm nóng chính trị-xã hội nói riêng, báo dành diện tích cho 131 tin, bài nói về nội dung khiếu nại tố cáo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chiếm 26% theo dạng bài. Trong đó, thể loại tin chiếm 27%, bài báo chiếm 73%. Số bài có ảnh hoặc đồ hình minh hoạ chiếm 15%. Bài về nội dung này chủ yếu được đăng tải trên trang 2 và trang 4 của báo. Không chỉ đăng tải những bài viết thể hiện chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước như: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân [6, số 4786, ra ngày 28/3/2007], Quy chế dân chủ làm lành mạnh các quan hệ xã hội [6, số 4786, ra ngày 28/3/2007], Kết quả bước đầu sau 1 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng ở tỉnh ta [6, số 4841, ra ngày 2/7/2007], Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân đã được trực tiếp bàn và quyết định [6, số 4851, ra ngày 20/7/2007], Tìm hiểu pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn [6, số 4857, ra ngày 30/7/2007], Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng [6, số 4924, ra ngày 18/2/2008], Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, phát huy sức mạnh của người dân trong phát triển kinh tế xã hội [6, số 4988, ra ngày 9/6/2008], Quy định về việc tiếp nhận tin tố cáo tham nhũng của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Thái Bình [6, số 5061, ra ngày 12/1/2009]… Báo đi sâu vào việc nêu lên những kinh nghiệm, những điển hình trong thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở các địa phương đơn vị như:
Ngành thanh tra nhiều hoạt động hướng về cơ sở [6, số 4900, ra ngày 21/5/2007], Quỳnh Phụ tăng cường thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân [6, số 4935, ra ngày 27/7/2007], Thực hiện quy chế dân chủ ở Thái Thuỵ hướng mạnh đến lợi ích của dân [6, số 4943, ra ngày 8/8/2007], Thực hiện quy chế dân chủ ở Đông Hưng giữ vững ổn định, tạo lực phát triển [6, số 4960, ra ngày 10/9/2007], Kiến Xương chỉ đạo chặt chẽ thực hiện khiếu nại, tố cáo của công dân [6, số 4968, ra ngày 24/9/2007], Quỳnh Phụ thanh tra đẩy lùi các sai phạm về quản lý kinh tế [6, số 4936, ra ngày 10/3/2008], Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở Thái Thuỵ đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu [6, số 4945, ra ngày 29/8/2008], Thực hiện quy chế dân chủ động lực để Tây Lương phát triển vững mạnh [6, số 5115, ra ngày 17/4/2009]; Năm 2009 đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng [6, số 5250, ra ngày 11/12/2009] … Các vấn đề gây bức xúc trong xã hội về khiếu nại, tố cáo, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xã hội, những vấn đề còn băn khoăn, vướng
mắc của người dân cũng được phản ánh một cách rõ nét qua nhiều bài báo:
Xét xử sơ thẩm vụ án Mạc Kim Tôn “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” [6, số 4788, ra ngày 28/3/2007]; Những vụ việc xảy ra ở thị trấn Vũ Thư sao chậm được giải quyết [6, số 4812, ra ngày 9/5/2007]; Cải cách hành chính vì sao còn chậm [6, số 4863, ra ngày10/8/2007]; Chất vấn, trả lời chất vấn… vẫn chỉ là độc thoại [6, số 4938, ra ngày 21/12/2007]; Vì sao bà Tho bỏ nhà đi 10 năm [6, số 4952, ra ngày 7/4/2008]; Sao để mãi một “dòng sông chết” [6, số 5018, ra ngày 30/7/2008]; Vì sao các chế độ chính sách thực hiện chậm [6, số 5019, ra ngày 01/8/2008]; Thanh tra kinh tế phát hiện nhiều sai phạm [6, số 5023, ra ngày 8/8/2008]; Xung quanh những kiến nghị của người dân về các trạm thu, phát sóng di động ảnh hưởng đến sức khoẻ 6, [số 5043, ra ngày 15/9/2008]; Vì sao công ty cổ phần gốm sứ Thái Bình mất ổn định kéo dài [6, số 5085, ra ngày 23/2/2009]; Ai là người chịu trách nhiệm về việc làm thất thoát và chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng 6, [số 5158, ra ngày 01/7/2009]; Hưng Hà, 4 vấn đề nổi cộm người dân phản ánh được tập trung giải quyết [6, số 5171, ra ngày 24/7/2009]…
Phản ánh về vấn đề công tác quản lý đất đai: “Công tác quản lý đất đai…. là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có các chủ trương, biện pháp giải quyết, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai chặt chẽ và cơ bản theo các quy định của nhà nước. Là vấn đề dễ gây thắc mắc khiếu kiện trong nhân dân” [21, tr 33]. Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình nhiệm kỳ 2010-2015 đã chia sẻ:
Vấn đề người dân bức xúc nhất hiện nay vẫn là việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai. Đây cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm mà chúng tôi gặp phải, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 69 thay thế Nghị định 84 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Giải bài toán “hậu Nghị định 84” như thế nào khi từ Nghị định 84 chuyển sang Nghị định 69 mức bồi thường chênh nhau gấp 4 – 5 lần? Người dân nhận tiền đền bù theo Nghị định 84 chỉ trước đó vài tháng thấy mình thiệt quá nhiều so với người nhận tiền đền bù theo Nghị định 69 nên họ đấu tranh và chính quyền địa phương rơi vào tình trạng khó xử. Vừa qua Thái Bình đã xảy ra tình trạng người dân khiếu kiện, vây hãm, gây khó dễ cho các đơn vị thi công, triển khai dự án v.v…[6, số 5353, ngày 6/12/2010]
Trước tình hình đó, quan điểm của các cấp uỷ trong tỉnh là cần thực hiện kiên trì vận động, thuyết phục người dân trên cơ sở chính sách, pháp luật để làm sao nhân dân hiểu ra và có sự chia sẻ với Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề đất đai trong phát triển kinh tế, Báo Thái Bình cũng dành 48 tin, bài trong tổng số 504 tin, bài của dạng bài, chiếm 9,5% để phản ánh vấn đề này. Được đăng tải chủ yếu ở trang 2, với 25% bài có ảnh. Điều đáng nói, tuy chiếm số lượng “khiêm tốn” so với tổng số tin bài song nội dung này khi được đề cập thường là những bài viết có tính chất chuyên sâu, là phóng sự hoặc bài phản ánh. Với nội dung này, Báo đi sâu khai thác những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đất đai ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Những đường lối, chiến lược, công tác quy hoạch được dành diện tích rộng rãi, có khi là cả một trang báo lớn để phản ánh, cho thấy tầm quan trọng của mảng đề tài này. Có thể kể đến những bài viết như: Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Thái Bình [6, số 4828, ra ngày 8/6/2007]; Một số quy định mới về trình tự, thủ tục thu hồi đất [6, số 4859, ra ngày 3/8/2007]; Một số quy định giải quyết khiếu nại về đất đai [6, số 4873, ra ngày
27/8/2007]; Nên đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý đất đai [6, số 5006, ra ngày 11/7/2008]; Cần bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất [6, số 5010, ra ngày 18/7/2008]; Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai [6, số 5032, ra ngày 24/8/2010] … Bên cạnh đó, những kinh nghiệm, những bài học hay trong công tác sử dụng, quản lý đất đai cũng được phản ánh một cách rõ nét: Quỳnh Phụ tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất [6, số 4873, ra ngày 21/3/2007]; Công tác quản lý đất đai ở Đông Hưng [6, số 4866, ra ngày 15/8/2007]; Công tác quản lý đất đai ở Quỳnh Phụ hướng đến những bước dài hơi hơn [6, số 4873, ra ngày 27/8/2007]; Tạo nguồn vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng [6, số 5031, ra ngày 22/8/2008]; Tiết kiệm sử dụng đất đai tại các dự án ở Thái Thuỵ [6, số 5079, ra ngày 19/11/2008]; Công tác quản lý đất đai ở Kiến Xương [6, số 5153, ra ngày 22/6/2009]; Công tác quản lý đất đai ở Tiền Hải
[6, số 5286, ra ngày 12/5/2010]; Đông Hưng giải pháp trong công tác quản lý đất đai [6, số 5373, ra ngày 11/10/2010]; Công tác quản lý đất đai ở Thành phố [6, số 5367, ra ngày 7/01/2011]… Dĩ nhiên, không thể thiếu những bài phản ánh về những sai phạm, những thiếu sót, tồn tại trong lĩnh vực đất đai đã và đang xảy ra ở đâu đó: Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh: băn khoăn lãng phí đất [6, số 5019, ra ngày 01/8/2008]; Một kiểu lấn chiếm đất không bị xử lý [6, số 5047 ngày 15/12/2008]; Việc giải quyết nhà, đất có liên quan đến tôn giáo [6, số 5107, ra ngày 03/4/2009]; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Thái Thuỵ bao giờ mới xong [6, số 5178, ra ngày 05/8/2009]….
Vấn đề An ninh trật tự-xã hội là mảng nội dung được đặc biệt chú trọng trên mặt báo. Đảng, Nhà nước ta luôn xác định: Nhân dân là nền tảng của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản, có tính chiến lược, do Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, lực lượng công an làm nòng
cốt; phát huy vai trò của các cấp, ngành, đoàn thể quần chúng và quyền làm chủ của nhân dân.
Với quan điểm “yên dân” là quốc sách, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia bảo đảm an ninh trật tự, cấp ủy Đảng, thủ trưởng công an các cấp xác định: Đổi mới trong phát động, duy trì phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược; phối hợp thực hiện đồng bộ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng-an ninh. Với chuyên mục An ninh- xã hội được duy trì đều dặn trên từng số báo, Báo Thái Bình đã cung cấp đến bạn đọc những thông in cụ thể và tương đối đầy đủ về những vấn đề thuộc về lĩnh vực tương đối nhạy cảm này. Là nội dung thường trực tại trang 4, qua khảo sát cho thấy, mảng đề tài này chiếm 171/504 tin, bài = 33,9%, bình quân mỗi năm báo có trên 40 bài về đề tài này. Có thể thấy, trong những năm qua, Báo Thái Bình đã đề cập đến nhiều vấn đề trong công tác an ninh trật tự, xã hội, thông tin những vấn đề đang được dư luận quan tâm để từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn cho đọc giả…Thể loại tin chiếm 35% cho nội dung này thường là tin và ít ảnh minh hoạ. Từ những vấn đề an ninh- trật tự diễn ra hàng ngày trong xã hội như tệ nạn ma tuý, mại dâm, bạo lực học đường, vi phạm an toàn giao thông… đến những vấn đề gây nhức nhối như lĩnh vực tôn