Gắn việc thông tin giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội với thông tin việc xử lý nghiêm khắc của pháp luật với những đối tượng cầm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 124 - 126)

thông tin việc xử lý nghiêm khắc của pháp luật với những đối tượng cầm đầu gây rối

Như chúng ta đã biết, khi điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra, nguyên nhân của nó là do rất nhiều người dân có những bức xúc thật sự đòi hỏi được giải quyết, song cũng có không ít người bị lôi kéo, kích động bởi những kẻ cầm đầu, gây rối , muốn lợi dụng vụ việc phức tạp để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc chống phá chính quyền…. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần khống chế được những đối tượng này thì sẽ nhanh chóng đưa điểm nóng chính trị- xã hội vào ổn định.

Bởi vậy, để việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội có hiệu quả, báo Thái Bình cần gắn việc thông tin giải quyết điểm nóng với thông tin việc xử lý nghiêm khắc của pháp luật đối với những kẻ cầm đầu, gây rối. Đây không chỉ là việc nhằm thông tin cho công chúng về kết quả giải quyết của vụ việc mà còn mang tính chất răn đe với những đối tượng đang có ý đồ tiếp tục gây rối. Đông thời, cũng là lời cảnh báo với những người dân thiếu hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó, việc thông tin quá trình xử lý của pháp luật còn nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của công chúng về kết quả giải quyết của cơ quan

pháp luật. “Đối với những người lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân để kích động, xúi giục, tổ chức đông người đi khiếu kiện và có hành vi gây mất trật tự an ninh phải nghiêm khắc phê phán, lên án; phải vạch mặt kẻ xấu cho nhân dân biết và cảnh giác, đồng thời xử lý nghiêm theo đúng pháp luật” [9, 3]. Tờ báo phải tham gia vào việc tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm qua từng vụ án, vụ kỷ luật về tham nhũng, lãng phí của công để giáo dục trở lại đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và để phòng ngừa.

Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan báo chí với các các quan thực thi pháp luật. Nhà báo cần nhanh chóng thông tin đến công chúng những vụ án sắp, đang và sẽ được đưa ra xét xử trong đó đối tượng là những kẻ cầm đầu gây nên những vụ việc phức tạp, những điểm nóng chính trị-xã hội.

Cũng trong vấn đề này, tờ báo cần đăng tải những ý kiến, kiến nghị đề xuất của công chúng về việc xử lý với những đối tượng trên, tạo thành diễn đàn rộng khắp trong dư luận xã hội, tăng cường tính răn đe của pháp luật. Điều quan trọng là phải phân định rõ đúng sai, xử lý đúng mức những người vi phạm trong khi nổ ra điểm nóng. Như vậy công tác thanh tra phải được triển khai kịp thời và phải có kết luận rõ ràng. Kết luận của thanh tra cần được công bố công khai, có sự thảo luận, đối chứng, làm rõ đúng sai. Để cho những kết luận của thanh tra đúng với thực tế khách quan, được đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ, những người sai phạm cần phải thừa nhận những sai lầm khuyết điểm của mình.

Sau công tác thanh tra, cần tiến hành xử lý những người vi phạm. Tùy theo mức độ vi phạm của từng người mà có thể có mức xử lý khác nhau từ hình thức kiểm điểm trước nhân dân, xử phạt hành chính, tới hình thức truy tố trước pháp luật.

Thực tế cho thấy cần phải xử lý nghiêm minh cả hai phía: cán bộ mắc sai lầm và những người quá khích vi phạm pháp luật khi nổ ra điểm nóng. Nếu như nguyên nhân của sự chống đối từ phía nhân dân là do cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ thì trước hết phải xử lý nghiêm minh đối với cán bộ rồi sau đó mới xử lý những người do quá khích vi phạm pháp luật. Trong trường hợp điểm nóng nổ ra do bọn phản dộng, kẻ xấu lợi dụng, kích động quần chúng thì khi xử lý cần phân tích rõ những hành vi gây rối của họ để cho mọi người thấy rõ đúng sai; mặt khác, cũng phải thừa nhận những khiếm khuyết của cán bộ, của thể chế chính sách để kẻ xấu lợi dụng và sửa chữa những khiếm khuyết ấy.

Nếu như trong quá trình xử lý có sự thiên vị, dung túng, bao che hoặc là xử quá nặng mặt này hoặc quá mức mặt kia thì khó có thể tạo được sự ổn định và sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho đời sống xã hội.

Giải quyết những vấn đề trên chỉ đem lại những kết quả tích cực khi thực hiện nhất quán các nguyên tắc: công khai, dân chủ, công minh theo đúng pháp luật và các chuẩn mực văn hoá đạo đức.

Đồng thời với quá trình thanh tra, xử lý là quá trình thanh lọc cán bộ phạm sai lầm, lựa chọn cán bộ thay thế, củng cố các tổ chức chính trị- xã hội như Đảng, chính quyền các đoàn thể nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w