gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội với việc phản ánh thiếu kịp thời của cơ quan báo chí và định hướng thông tin chậm của cấp uỷ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” đã chỉ rõ:
Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiến tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng [10, tr49]
Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và giao thoa văn hóa, các thế lực thù địch với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đã luôn coi lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là khâu đột phá trọng yếu của chúng. Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi những giá trị truyền thống, băng hoại đạo đức, suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thái Bình lại là một tỉnh đã từng mất ổn định chính trị trên phạm
vi toàn tỉnh những năm 1997-1998, lại có đối tượng tham gia tổ chức phản động (Trần Anh Kim), nên càng cần đề cao cảnh giác trước những diễn biến của mặt trận chính trị, tư tưởng. Cùng với báo chí cả nước, báo Thái Bình cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giữ vững mặt trận tư tưởng của Đảng, ngăn chặn điểm nóng chính trị-xã hội phát sinh từ trong tư tưởng của quần chúng.
Có thể nói, cấp uỷ, chính quyền tỉnh trong những năm qua đã nhận thức rất rõ vai trò, chức năng của báo chí trong tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội, thể hiện ở việc trong các văn bản chỉ đạo giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội đều nhấn mạnh vai trò thông tin, tuyên truyền của báo chí nói chung, báo Thái Bình nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, khi điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra thì việc định hướng thông tin của cấp uỷ tỉnh thường chậm, do đó, việc thông tin, phản ánh của báo đôi lúc chưa kịp thời. Điều này cũng xuất phát từ vấn đề điểm nóng chính trị-xã hội là vấn đề nhạy cảm, các cấp uỷ thường “ngại” thông tin vì e nó sẽ gây nên “hiệu ứng” phản tác dụng, hơn nữa, quan điểm của các cấp uỷ thường không muốn những vấn đề phức tạp ở trên địa bàn mình trở thành “vấn đề lớn”, bị nhiều người biết đến… Mặt khác, điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra, dù ít, dù nhiều cũng ảnh hưởng đến nhiều người, trong đó có liên quan đến cả những người có chức, có quyền. Bởi vậy, việc cấp uỷ, chính quyền có sự định hướng kịp thời và hiệu quả trong thông tin về điểm nóng chính trị - xã hội đối với tờ báo đang là vấn đề khó giải quyết.
Thực tiễn cho thấy, sự định hướng của cấp uỷ, chính quyền đối với cơ quan báo chí, với công chúng về các vấn đề điểm nóng chính trị-xã hội không chỉ thể hiện ở các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo mà còn bằng chính những phát ngôn cụ thể. Bạn đọc rất muốn được đọc nhiều hơn nữa những bài viết của các đồng chí lãnh đạo của tỉnh, của huyện vì đó chính là thông điệp, định hướng quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh, của các địa phương, nhưng điều đó còn quá ít. Báo Thái Bình là một kênh thông tin
chính thống, nên bên cạnh thông tin về những thành tựu, những mặt tốt, những gương điển hình, báo Đảng không nên né tránh các vấn đề phức tạp, nổi cộm đang được dư luận xã hội quan tâm và phải đưa ra quan điểm, định hướng cho dư luận...