Mâu thuẫn giữa năng lực hạn chế của một bộ phận cán bộ, phóng viên cơ quan báo chí trong việc phản ánh về điểm nóng chính trị-xã

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 108 - 110)

phóng viên cơ quan báo chí trong việc phản ánh về điểm nóng chính trị-xã hội với yêu cầu chất lượng cao của tác phẩm báo chí tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội trên địa bàn

Báo Thái Bình hiện nay có một đội ngũ phóng viên đồng đều về trình độ, hầu hết đã được đào tạo chuyên môn báo chí, có đồng chí đã tốt nghiệp trình độ thạc sỹ. Trong những năm qua, báo cũng rất tích cực trong việc chọn cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị… Đó chính là tiền đề để đào tạo một đội ngũ cán bộ, phóng viên vững mạnh, phục

vụ tốt hơn cho công việc nói chung, cho việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị- xã hội của tờ báo nói riêng.

Song thực trạng có thể thấy là qua những sự kiện điểm nóng chính trị-xã hội diễn ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đội ngũ phóng viên tham gia viết tin, bài chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung vào một số cây bút chủ lực. Do đó, cách thức thông tin chưa phong phú, phong cách thông tin chưa đa dạng, khó hấp dẫn công chúng. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo trẻ đã được quan tâm, nhưng báo Thái Bình vẫn chưa có những cây bút trẻ xuất sắc, hứa hẹn có thể trở thành những nhà báo đạt đến "độ" chuyên gia ở các lĩnh vực, các mặt trận, đặc biệt ở lĩnh vực nhạy cảm về điểm nóng chính trị-xã hội.

Vẫn còn tình trạng phóng viên chưa nắm chắc vấn đề, sự việc, vội vàng phán xét, hoặc có những đánh giá mang tính chủ quan. Vẫn còn có những bài báo với những nội dung, thông tin chưa sát đúng với thực tế tình hình điểm nóng chính trị-xã hội. Báo chí Thái Bình chưa có nhiều bài viết mang tính dự báo, định hướng trước những chủ trương, chương trình trọng điểm của tỉnh về những vấn đề dễ dẫn đến điểm nóng chính trị-xã hội.

Điều đặc biệt, việc thông tin giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội của báo Thái Bình chưa thực sự có chiều sâu. Thông tin mới chỉ thể hiện ở sự tổng hợp vấn đề mà chưa có được những phân tích, kiến giải sâu sắc, thể hiện tư duy và bản lĩnh của người viết. Nhiều bài viết về điểm nóng chính trị-xã hội, tác giả còn e dè, thăm dò… nên hiệu quả thông tin chưa cao. Bởi vậy, để tham gia hiệu quả hơn trong giải quyết điểm nóng chính trị- xã hội, báo Thái Bình cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, phóng viên có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị, sự nhạy cảm trong các vấn đề nóng.

Bên cạnh đó, tờ báo cũng cần xây dựng cho mình một đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học, các nhà quản lý am hiểu sâu sắc các vấn đề về kinh tế - xã hội, có thể tham gia đóng góp những vấn đề lý luận và thực tiễn phát

triển trên địa bàn tỉnh, dự báo và phân tích được các xu hướng phát triển cũng như hiệu quả tác động của các chương trình, chính sách đối với xã hội… giúp cho nhà báo hiểu biết thực tiễn, đi sâu nắm bắt các điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, sai trái.

Điều không kém phần quan trọng hiện nay là cần phải nâng cao khả năng tác nghiệp của người viết (kỹ năng tiếp xúc, nằm bắt thể hiện chi tiết báo chí); đồng thời khuyến khích bằng vật chất, tinh thần khi cho bài viết hay, đúng, ảnh đẹp, nhất là các bài điều tra, phóng sự điều tra tạo dự luận xã hội lên án các hành vi lãng phí tham nhũng, tiêu cực… có địa chỉ, có tính chiến đấu cao. Để phát huy tốt hơn vai trò của báo Thái Bình trong tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội trong thời gian tới, trước hết, cơ quan báo chí cần quan tâm công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp; đào tạo năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo vươn lên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác tư tưởng trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 108 - 110)