Nâng cao vai trò lãnh đạo, định hướng thông tin của Tỉnh uỷ đối với Báo Thái Bình và tính chủ động, năng động của tờ báo trong tham gia giả

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 119 - 122)

Báo Thái Bình và tính chủ động, năng động của tờ báo trong tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên báo chí ta đều phải có đường lối chính trị đúng”. Qua thực tiễn tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội của báo Thái Bình có thể thấy, những hạn chế, tồn tại bắt nguồn từ việc thiếu định hướng kịp thời của các cơ quan lãnh đạo, quản lý mà cụ thể là sự định hướng của Tỉnh uỷ, Sở Thông tin truyền thông. Báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội, là diễn đàn của nhân dân, hoạt động báo chí vì vậy không thể xa rời tôn chỉ, mục đích,

không thể xa rời sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. Để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả, trong đó cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, chú trọng đề cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trực tiếp là ngành Tuyên giáo, trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản báo chí phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí, xuất bản thuộc quyền theo đúng các chủ trương, nguyên tắc của Đảng và các quy định của pháp luật.

Thực tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng luôn vận động, nảy sinh những vấn đề mới mà không phải bao giờ Đảng cũng kịp thời ra nghị quyết. Khi có những vấn đề mới phát sinh, đặc biệt là những vấn đề phát sinh về điểm nóng chính trị-xã hội, báo chí cần có sự chỉ đạo định hướng của các cấp ủy đảng. Hơn nữa, báo chí còn có chức năng tham gia vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để Đảng ra quyết định, hướng dẫn dư luận theo hướng đúng đắn. Trong việc này, sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy là vô cùng quan trọng. Từ đường lối đúng đắn, từng thời kỳ, Đảng định hướng cụ thể cho báo chí thông qua việc xác định các nhiệm vụ mà báo chí phải thực hiện và sự phát triển cụ thể của chính báo chí.

Với chức năng công cụ của công tác tư tưởng của Đảng, để báo chí thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình, Đảng phải thông tin những vấn đề cần thiết cho báo chí một cách kịp thời và chính xác, coi thông tin cho báo chí cũng là thông tin cho toàn Đảng và cho xã hội. Được cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời là cơ sở để báo chí đảm bảo tính đảng, tính chân thật ngay từ khâu đầu tiên. Để báo chí làm tốt chức năng thông tin đại chúng của mình, giúp quần chúng cập nhật thông tin, bản thân báo chí phải là người được tiếp nhận thông tin đầu tiên. Tin tức càng chính xác, việc xử lý càng thuận lợi. Nhận thức rõ trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời

cho báo chí là nội dung lãnh đạo quan trọng. Để báo chí có thông tin xác thực, đúng với bản chất sự việc, hiểu được đầy đủ các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến các thành tích hoặc khuyết điểm, biết nên đưa tin, bình luận như thế nào là đúng, không ai khác, chính là các cấp ủy đảng có quyền trực tiếp cung cấp thông tin cho báo chí. Việc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời cho báo chí thì hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với xã hội sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ có thông tin ngược chiều, nhiều chiều từ báo chí, các quyết định của Đảng sẽ phản ánh đúng quy luật hơn, đảm bảo tính hiện thực, tính khả thi cao, ý Đảng sẽ luôn phù hợp với lòng dân.

Để nâng cao hơn nữa năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, với tư cách là cơ quan chỉ đạo báo chí xuất bản (do trung ương và các cấp uỷ địa phương uỷ quyền), các Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phải không ngừng nâng cao năng lực chỉ đạo. Năng lực chỉ đạo gồm: 1) Năng lực chỉ đạo định hướng chính trị-tư tưởng đối với báo chí xuất bản; 2) Năng lực tổ chức việc thực hiện bao gồm cả việc động viên toàn bộ các lực lượng báo chí, xuất bản tham gia; 3) Năng lực phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chỉ đạo báo chí, xuất bản (ban tuyên giáo) với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản (Thông tin truyền thông) ở các cấp; 4) Năng lực hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định của Đảng trên lĩnh vực báo chí, xuất bản [5, tr 15]. Cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế chỉ đạo và quản lý: Đối với báo chí, xuất bản, nhất là báo chí, hình thức thường dùng nhất là các cuộc họp giao ban hàng tuần và hàng tháng. Nội dung chủ yếu là nắm bắt tình hình, định hướng chính trị, tư tưởng; biểu dương những việc làm tốt và uốn nắn kịp thời những sai lệch, khuyết điểm, hướng dẫn những việc tiếp theo. Ngoài hình thức giao ban, còn có các cuộc họp để giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, các hội nghị sơ kết, tổng kết nửa năm và hàng năm. Phải hết sức coi trọng chất lượng của các cuộc giao ban, các cuộc họp và các hội nghị ấy. Đừng để xảy ra tình

trạng các cơ chế lãnh đạo và quản lý ấy “xuống cấp”; nội dung nghèo nàn, đơn điệu và đối tượng tham dự giảm dần sự quan tâm.

Để báo Thái Bình phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình cho sự nghiệp cách mạng, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để báo chí giữ vững định hướng của Đảng, là ngọn cờ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân; cổ vũ, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Bên cạnh đó, cơ quan báo chí cần tiếp tục nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thông tin nhanh, chính xác, đa dạng; cần chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 119 - 122)