Đưa việc thông tin, tuyên truyền về phòng ngừa, giải quyết điểm nóng chính trị xã hội thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có trọng tâm,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 117 - 119)

nóng chính trị - xã hội thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm trên Báo Thái Bình

Có thể thấy, trong những năm qua, việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội của báo Thái Bình chưa được thường xuyên, liên tục. Vai trò của báo chưa được thể hiện một cách rõ nét. Việc thông tin, tuyên truyền giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội không có nghĩa là báo chỉ đi khai thác những vấn đề thuộc về mặt trái của đời sống xã hội, đó là cách làm phiến diện, một chiều, như một nhà báo Ấn Độ nói: “nếu chúng tôi theo đuổi cách làm của báo chí phương Tây, tức là chúng tôi chỉ nhằm vào đăng tải những yếu kém. Điều này sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân và điều đó sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển” [38, tr 50]. Tuy nhiên “một trong những vấn đề quan trọng nhất của đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là làm thế nào để người dân được thông báo một cách đầy đủ, sâu sắc, công bằng và chính xác. Đây cũng là vai trò của báo chí trong xã hội và qua đó quần chúng gửi gắm sự tin cậy của họ đối với báo chí” [38, tr 54].

Bởi vậy, với chức năng, vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội, diễn đàn của quần chúng nhân dân tỉnh Thái Bình, báo Thái Bình cần chủ động xây dựng, tổ chức các chủ đề tuyên truyền của từng số báo. Bên cạnh thông tin “diện rộng” toàn cảnh tình hình chính trị – kinh tế – xã hội của tỉnh thì từng số báo nên chọn các vấn đề “điểm” chuyên sâu, tập trung một vấn đề của nông nghiệp, công nghiệp, y tế hay giáo dục, an ninh, quốc phòng… đang là vấn đề nổi cộm, được xã hội quan tâm. Đặc biệt là những vấn đề đã, đang và có khả năng làm nảy sinh các điểm nóng chính trị-xã hội.

Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 83 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Bùi Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ

Thái Bình nhiệm kỳ 2005-2010, đã nhấn mạnh: “Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước đòi hỏi của độc giả về số lượng và chất lượng thông tin và về đời sống tinh thần, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo phải quán triệt sâu sắc quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo chí trong thời kỳ mới. Bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, nhiệm vụ chính trị của địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh…cổ vũ, động viên những nhân tố mới, điển hình tiên tiến nảy nở trong phong trào hành động cách mạng sôi nổi của quần chúng; đồng thời tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội. Đặc biệt các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo phải hết sức coi trọng việc định hướng thông tin, định hướng chính trị, tư tưởng đối với toàn xã hội, nhất là về những vấn đề quan trọng và nhạy cảm”. [6, số 4967, ra ngày 20/6/2008]

Trong buổi lễ khai trương báo điện tử Thái Bình, ngày 13/10/2010, đồng chí Phạm Văn Sinh – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đã phát biểu giao nhiệm vụ cho báo Thái Bình: “Là một kênh thông tin chính thức về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các lĩnh vực khác của tỉnh… báo Thái Bình đóng vai trò định hướng đối với dư luận trong bối cảnh thông tin đa chiều hiện nay. Thông qua báo Thái Bình…, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt bởi các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền ngày càng nắm được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân”. [6, số 5331, ra ngày 15/10/2010]

Ông Đặng Văn Cao – Ban Chấp hành Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình, một cộng tác viên của báo Thái Bình cho rằng “Báo Thái Bình đã đề cập được

toàn diện các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh và của các địa phương… Là bạn đọc, tôi thường quan tâm đến trang 1 và trang 4 trên báo… đặc biệt là tình hình an toàn giao thông, an ninh xã hội” và “để góp ý xây dựng tờ báo tôi đề nghị phần chống tiêu cực của báo hiện còn quá ít, cần dành nhiều thời lượng hơn phản ánh mặt trái của xã hội. Nên đăng tải tin, bài, hình ảnh về những cái không đẹp trong cuộc sống để mọi người lên án” [6, số 5282, ngày 21/6/2010]

Nhà báo Xuân Đam - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đánh giá: “lượng phát hành của báo Thái Bình còn ít, chuyên trang, chuyên mục chưa rõ nét và duy trì chưa thường xuyên. Đề nghị Ban biên tập tăng số trang, lượng phát hành sâu rộng để báo đến được với đông đảo bà con nông dân”…[6, số 5282, ngày 21/6/2010]

Từ những quan điểm trên, có thể thấy, những vấn đề liên quan đến điểm nóng chính trị-xã hội cần được báo Thái Bình quan tâm thông tin thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 117 - 119)