Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác thông tin về mọi mặt của đời sống chính trị xã hội, đặc biệt là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 110 - 117)

sống chính trị- xã hội, đặc biệt là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần hạn chế nảy sinh điểm nóng chính trị - xã hội từ trong tư tưởng

Sau sự kiện 1997-1998, một trong những vấn đề trong giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình đánh giá còn lúng túng là do “công tác tư tưởng chưa xác định rõ định hướng, thông tin tình hình lúng túng, chưa tranh thủ sự đồng tình của cán bộ, đảng viên, nhiều người thiếu thông tin chính thống” [21, tr 9]. Từ đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra giải pháp phải tập trung tuyên truyền tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về tình hình xảy ra ở địa phương; các chủ

trương, giải pháp của tỉnh là kiến quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, “khẳng định được những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành đã và đang tập trung sức giải quyết đáp ứng các yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Lên án những hành động lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực có hành động coi thường, vi phạm pháp luật. Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tình hình của cấp uỷ và chính quyền các cấp; nâng cao dân trí và sự hiểu biết về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; nêu cao tinh thần cảnh giác chống âm mưu diễn biến hoà bình , trước hết trên lĩnh vực tư tưởng” [21, tr 17]. Trên cơ sở đó, Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cho công tác tư tưởng để góp phần giải quyết tình hình và xác định: Làm rõ truyền thống cách mạng vẻ vang, những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân, phấn đấu gian khổ đạt được trong 10 năm đổi mới. Đồng thời cũng chỉ rõ những khuyết điểm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại tố cáo của nhân dân trong thời gian qua. Khẳng định được những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành đã và đang tập trung sức giải quyết đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ chính đáng của nhân dân. Lên án những hành động lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực có hành động coi thường vi phạm pháp luật. Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tình hình của các cấp ủy và chính quyền các cấp; nâng cao dân trí và sự hiểu biết về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, nêu cao tinh thần cảnh giác chống âm mưu diễn biến hòa bình của địch, trước hết trên lĩnh vực tư tưởng. “Công tác tư tưởng phải chống cả 2 khuynh hướng: chỉ thấy khuyết điểm, phủ định thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới, hoặc không thấy rõ những khuyết điểm để xảy ra vừa qua.”[7, tr 10]

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo “Các cơ quan làm công tác tư tưởng phải không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động. Nắm chắc các chủ trương, giải pháp của cấp ủy, sử dụng và phát huy tốt các phương tiện và công

cụ làm công tác tư tưởng như: đài phát thanh truyền hình tỉnh, báo viết, các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền” [21, tr 18].

Thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW, ngày 28/12/1996, của Ban chấp hành Trung ương về mua và đọc báo Đảng, Báo nhân dân, Báo Thái Bình đã được phát tới các chi bộ để đảng viên nắm được tình hình hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Do vậy, đã khắc phục được tình trạng thiếu thông tin và giúp cho cán bộ đảng viên có những thông tin chính xác để tuyên truyền, giải thích những thắc mắc cho nhân dân. Mặt khác, để cung cấp những thông tin chính thống, thông tin về thời sự chính sách kinh tế- xã hội thường xuyên liên tục tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết 06 nêu rõ “Uỷ ban nhân dân tỉnh và uỷ ban nhân dân huyện, thị cân đối ngân sách cho các xã, phường bảo đảm trang bị cho mỗi đảng uỷ cơ sở một tờ báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, tạp chí Xây dựng Đảng, 1 tờ báo Thái Bình; mỗi chi bộ Đảng có 1 tờ báo Thái Bình và 1 bản tin tham khảo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ nhằm giúp cán bộ đảng viên nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin tham khảo cần thiết” [21, tr 20].

Trước diễn biến của những điểm nóng chính trị - xã hội, từ những kinh nghiệm xử lý điểm nóng được rút ra từ những năm 1997 – 1998, trên lĩnh vực tư tưởng, các chỉ thị, nghị quyết và thông báo của Tỉnh ủy về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những tố cáo khiếu kiện của người dân. Chỉ thị 07- CT/TU ngày 12/5/1997 đã chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể nhân dân yếu, đặc biệt là công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để hiểu và thực hiện làm rất yếu”. Nghị quyết 04 - NQ/TU của Tỉnh ủy cũng đề ra một số chủ trương, giải

pháp đối với công tác tư tưởng đó là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích và thuyết phục để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... Trên cơ sở đó hướng dẫn việc giải quyết tố cáo, khiếu kiện theo đúng luật pháp Nhà nước và Điều lệ Đảng. Phải làm cho quần chúng nhận ra lẽ phải, không bị những phần tử xấu kích động, lôi kéo; đồng thời tích cực giúp đỡ các cơ quan chức năng điều tra phát hiện những kẻ cầm đầu lợi dụng dân chủ và chống tham nhũng tổ chức gây rối, vi phạm pháp luật để có biện pháp giáo dục, răn đe và xử lí theo pháp luật”.

Điều đó cho thấy, để tránh được những bức xúc nảy sinh từ cơ sở, đặc biệt từ trong tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đó cũng là bài học kinh nghiệm đã được Đảng bộ tỉnh Thái Bình rút ra sau những năm giải quyết việc mất ổn định chính trị trên diện rộng. Bởi vậy, có thể khẳng định việc thực hiện có hiệu quả công tác thông tin về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, đặc biệt là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là một giải pháp thiết thực góp phần ngăn chặn và giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội. Báo Thái Bình là công cụ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đồng thời là diễn đàn của nhân dân Thái Bình. Báo Thái Bình phải là tiếng nói của Đảng bộ tỉnh, phải tuyên truyền nhanh nhạy kịp thời, đúng trọng tâm ý đồ chỉ đạo của cấp uỷ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi Ban biên tập phải xây dựng được kế hoạch tuyên truyền cho các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền, đảm bảo tuyên truyền đúng trọng tâm và thường xuyên tranh thủ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong tuyên truyền…. phải cải tiến các hình thức tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết như tổ chức toạ đàm, phỏng vấn, phản ánh, văn nghệ theo hướng chọn lọc, tránh dài dòng, dễ dãi.

Các vấn đề dễ gây phát sinh điểm nóng chính trị-xã hội như: khiếu nại, tố cáo, đất đai, an ninh xã hội, phát triển công nghiệp… cần tiếp tục được tăng cường thông tin, tuyên truyền trên mặt báo để nâng cao hơn nhận thức của

người dân. Đặc biệt là trong vấn đề khiếu nại tố cáo và công tác tuyên truyền pháp luật. Ông Phạm Tiến Thao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, huyện khởi đầu cho sự kiện mất ổn định 1997-1998 trước đây, chia sẻ: Người dân, do chưa hiểu biết pháp luật khiếu nại tố cáo và nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng cứ đi khiếu kiện nhiều nơi, nhiều cấp hoặc kéo đi đông người, gây áp lực với các cơ quan cấp trên thì sẽ giải quyết được đúng nguyện vọng, giải quyết được ngay. Ngược lại, có những người mặc dù đã hiểu biết được luật khiếu nại tố cáo, nhưng vẫn không chấp hành những cái quyết định của các cấp có thẩm quyền, vẫn đi khiếu kiện dai dẳng. Những việc đó gây tốn kém thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Gắn với tuyên truyền pháp luật, báo Thái Bình cũng cần làm tốt việc thông tin, tuyên truyền về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt ở chính quyền cấp cơ sở. Thực tế hiện nay ở nhiều xã, phường, thị trấn trong tỉnh, không ít cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo chưa đủ năng lực, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về kỹ năng, nghiệp vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Có tình trạng, cán bộ xác minh chưa đầy đủ, bỏ qua chứng cứ nên kết luận thiếu khách quan, thiếu chính xác. Có trường hợp chậm ra quyết định giải quyết hoặc chỉ có kết luận, thông báo thay cho quyết định giải quyết khiếu nại…. Bởi vậy, đã gây nên những bức xúc, tồn đọng trong nhân dân, rất dễ dẫn đến nảy sinh khiếu kiện đông người, là tiền đề của điểm nóng chính trị xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, Báo Thái Bình cần thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng các chủ trương, chính sách của Nhà nước, bên cạnh đó, tăng cường thông tin về Luật khiếu nại, tố cáo, giúp người dân hiểu rõ từng vấn đề sẽ được giải quyết ở cấp nào.

Công tác thông tin giải quyết điểm nóng trên báo Thái Bình cần hướng mạnh vào các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế. Tâm trạng và thái độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân nảy sinh và luôn biến động phụ thuộc vào

nhiều yếu tố. Song phần lớn từ sự vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước vào thực tiễn hàng ngày của các tầng lớp nhân dân. Công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế không chỉ cần được chú trọng làm tốt ngay sau khi có có chủ trương, nghị quyết mà còn phải được chỉ đạo tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình triển khai thực hiện. Các tin bài tuyên truyền trên báo cần chủ động đi sâu sát cơ sở, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để thông tin kịp thời, góp phần tham mưu đề xuất với cấp ủy chính quyền những giải pháp phù hợp. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải góp phần nâng cao nhận thức, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo khí thế đấy mạnh phát triển kinh tế. Cổ vũ tinh thần dám nghĩ dám làm, ý chí vươn lên vượt khó không chịu đói nghèo của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.

Trong các giải pháp của công tác tư tưởng, Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ tỉnh cũng đã chỉ rõ trong thời gian tới, cần “tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và truyền thống cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện lệch lạc, trái với quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng bảo thủ và chủ nghĩa cá nhân. Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội” và “Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan làm công tác tư tưởng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân” [7, tr 64].

Ở Thái Bình, với đặc trưng là tỉnh nông nghiệp, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, vì vậy trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng

bộ Thái Bình thường quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, vấn đề thu nhập, việc làm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lợi thế phát triển nông nghiệp thì tỉnh khó có thể bứt phá trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những trăn trở lớn của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình khi bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là từ sự trì trệ trong tổ chức thực hiện ở một số chủ trương, chính sách kinh tế, từ sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, từ mặt trái của nền kinh tế thị trường... đã làm nảy sinh những bức xúc trong tư tưởng cần được khắc phục. Do đó, trong công tác thông tin, tuyên truyền nói chung, thông tin trên báo Thái Bình nói riêng cần chú trọng hơn nữa đến việc cung cấp cho công chúng những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống…đảm bảo tính toàn diện và sâu sắc.

Ngoài những nội dung trên, Báo cần chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống, bồi đắp lí tưởng cách mạng, tình yêu quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đăng tải các bài viết ôn lại truyền thống lịch sử vào những ngày kỷ niệm như: ngày thành lập Đảng, ngày thành lập nước, ngày thành lập tỉnh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày sinh của Bác…và những ngày lễ kỷ niệm, đón nhận danh hiệu anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang của các đơn vị, địa phương. Tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên nhận thức sâu sắc về lịch sử, về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân vào việc thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, tiếp tục rèn luyện cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các bài báo phải góp phần khơi dậy mạnh mẽ trong công chúng truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng của quê hương, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng và trong nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 110 - 117)