Những hậu quả của điểm nóng chính trị-xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 64 - 66)

Điểm nóng chính trị-xã hội phát sinh dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề về nhiều mặt: vi phạm đến bản chất của Đảng và Nhà nước của dân, do dân và vì

dân; làm tổn thương lớn đến truyền thống đoàn kết trong xã hội và nhân dân địa phương, đến tình làng nghĩa xóm, tình đồng chí trong Đảng; trật tự kỷ cương phép nước bị vi phạm; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp, kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số lĩnh vực đã giảm sút; kẻ địch và các phần tử chống đối lợi dụng đả kích, nói xấu chế độ, nếu tình hình kéo dài sẽ tạo điều kiện cho chúng thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”.

Những điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian qua tuy chưa dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội song đã tác động sâu sắc đến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn khác nhau, không ít người đã sai lầm về phương pháp, không phân biệt rõ giữa đấu tranh đòi quyền lợi một cách hợp pháp với đấu tranh chống đối chính quyền, dẫn đến bị lợi dụng, vi phạm pháp luật.

Tại thời điểm những năm 1997-1998, khi nói về "cái mất" do điểm nóng, đồng chí Nguyễn Duy Việt, nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Bình nhấn mạnh 4 điểm:

- Mất một đội ngũ cán bộ tương đối đông đảo ở cơ sở, một đội ngũ đã qua thử thách, có trình độ.

- Tình làng nghĩa xóm bị sứt mẻ. - Kinh tế bị đình trệ.

- Giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Còn với những điểm nóng chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh từ những năm 2007-2011, không chỉ tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, mà nó còn gây nên những xáo trộn trong đời sống thanh bình của làng quê nông thôn. Điều không thể phủ nhận là tại những điểm nóng này sản xuất bị đình trệ, kinh tế chậm phát triển, xã hội rối loạn, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hoang mang…

Thiệt hại rõ nhất có thể nhìn thấy là thiệt hại từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp.

Qua điều tra cho thấy: vụ việc ở Phường Tiền Phong không chỉ làm mất cán bộ, người dân còn phá trụ sở cơ quan nhà nước, gây thiệt hại tài sản quốc gia, gây rối loạn trật tự xã hội trong một thời gian dài.

Tại khu công nghiệp Gia Lễ, tình trạng tụ tập đông người, với bằng rôn, khẩu hiệu phản đối chính quyền, phản đối chính sách, các vụ ẩu đả, gây rối trật tự công cộng trên trục đường 10 gây tác động xấu đến nhận thức và tư tưởng của nhân dân trong tỉnh. Bản thân việc người dân phản đối chính sách của Nhà nước, ngăn cản thi công tại khu công nghiệp Gia Lễ không chỉ gây tổn thất kinh tế của 7 doanh nghiệp đang thi công tại đây mà còn làm mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên toàn địa bàn 5 xã Đông Xuân, Đông Quang, Đông Dương, Đông Mỹ, Đông Thọ.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, niềm hy vọng vào sự bứt phá của cả tỉnh bị tạm dừng thi công trong một thời gian dài không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, cho chủ đầu tư mà tổn thất lớn hơn, nó làm giảm sút uy tín lãnh đạo của chính quyền, giảm lòng tin vào sự điều hành của Nhà nước của người dân. Đặc biệt, nó gây nên sự hoang mang, thiếu tin đối với chính sách của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng. Dù những điểm nóng này đã nhanh chóng được chính quyền các cấp tích cực giải quyết để không lan rộng và không gây nên những hậu quả nghiêm trọng, song thực sự những hệ luỵ nó mang lại cũng rất nặng nề.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 64 - 66)