Sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa thông tin giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội trên báo Thái Bình với việc thực thi của các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 107 - 108)

chính trị-xã hội trên báo Thái Bình với việc thực thi của các cơ quan có thẩm quyền

Các Mác đã từng có luận điểm nổi tiếng “Vũ khí phê phán không thể thay thế cho sự phê phán bằng vũ khí. Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất, nhưng khi tinh thần thấm vào quần chúng sẽ trở thành một lực lượng vật chất vô cùng to lớn”. Rõ ràng, trong vấn đề giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội, báo chí chỉ có thể tham gia với tư cách là cơ quan thông tin, tuyên truyền, nó không thể có “sức mạnh vật chất” để giải quyết vấn đề. Bởi vậy, việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội của báo Thái Bình chỉ có ý nghĩa nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa việc thông tin của báo với việc thực thi của các cơ quan có thẩm quyền: các giải pháp của chính quyền, việc xử lý của các cơ quan pháp luật….

Là một tỉnh nông nghiệp, nông thôn, mặt bằng đời sống dân cư, trình độ dân trí của người dân Thái Bình không đồng đều, nhận thức về pháp luật, về công tác khiếu nại, tố cáo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh cũng chưa thật đầy đủ. Trong khi đó, khiếu nại tố cáo là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ làm phát sinh điểm nóng chính trị-xã hội, điều này đặt ra cho báo Thái Bình nhiệm vụ cần phối hợp tốt với các cấp các ngành trong thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là luật khiếu nại tố cáo để nhằm ngăn chặn và kịp thời giải quyết những điểm nóng chính trị-xã hội phát sinh do sự thiếu hiểu biết của người dân.

Bên cạnh đó là vấn đề của những chủ trương, chính sách bất hợp lý cần được sửa đổi khi có những ý kiến, kiến nghị đúng đắn của người dân. Với mục tiêu đưa Thái Bình trở thành tỉnh công-nông nghiệp vào năm 2020, đặc biệt là xây dựng thành công mô hình nông thôn mới theo phương châm “sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xã văn minh, quản lý dân chủ”, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong những năm tới, vấn đề quản lý, sử dụng đất

đai, thu hồi, đề bù giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng các khu công nghiệp… chắc chắn sẽ vấn là vấn đề dễ gây nên những điểm nóng chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của báo Thái Bình với các cơ quan chức năng trong thông tin, tuyên truyền góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền tỉnh ngăn chặn và giải quyết tốt các điểm nóng chính trị-xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và bền vững cho chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Việc xử lý một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội của những đối tượng cầm đầu, gây rối tại điểm nóng chính trị-xã hội của các cơ quan pháp luật …cũng là giải pháp tích cực góp phần làm cho điểm nóng chính trị-xã hội được giải quyết nhanh hơn, vững chắc hơn.

Cần thường xuyên trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm để việc thực hiện tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật thiết thực hơn, sát sườn cuộc sống hơn và nhất là có tính chiến đấu cao hơn. Từ thực tế toà soạn và người viết cần viết những vấn đề kinh tế mà bạn đọc quan tâm, không nên viết những điều mà chỉ toà soạn và phóng viên quan tâm. Muốn vậy, cần thường xuyên tổ chức giao lưu với người đọc báo. Qua đó, người viết lắng nghe người đọc nêu những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 107 - 108)