Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội của tỉnh Thái Bình từ năm 2007

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 47 - 51)

Thái Bình từ năm 2007 -2011 và Báo Thái Bình

2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh TháiBình từ năm 2007 -2011 Bình từ năm 2007 -2011

Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình với tổng số 285 xã, phường, thị trấn.

Về văn hóa-xã hội: tỉnh có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo "làng Khuốc", trò múa rối nước làng Nguyên Xá (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v. Phát triển mạnh du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn Vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (Đồng Sâm, Nam Cao - Kiến Xương ...), du lịch biển (Đồng Châu - Tiền Hải), đặc là khu resort Cồn Đen đang được xây dựng tại xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình

Tỉnh hiện có trên 1,8 triệu dân, chủ yếu làm nghề nông nghiệp, có kinh nghiệm truyền thống và thâm canh lúa nước. Trong đó dân số nông thôn

chiếm 86%, mật độ dân số 1.183 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%.

Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người. Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 8,7%.

Hàng năm Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các khu công nghiệp.

Từ tháng 7/1929 Thái Bình đã có Ban Tỉnh uỷ và 6 chi bộ đầu tiên được thành lập. Đến nay, Đảng bộ tỉnh Thái Bình có 794 tổ chức cơ sở Đảng với 96.797 đảng viên. Công tác xây dựng Đảng thường xuyên được củng cố kiện toàn. Hàng năm, đảng bộ tỉnh có 70,28% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, 29,34% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ còn 0,38% Đảng bộ yếu kém. Qua phân loại, hàng năm có 84,66% đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, 15,04% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, chỉ có 0,3% đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2011, Đảng bộ Thái Bình đã trải qua các kì Đại hội XIII, XIV, XV, XVI, XVII, XVIII với quyết tâm làm chuyển biến mãnh mẽ, tạo sự bứt phá nhằm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết của các kì đại hội đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn để tháo gỡ khó khăn, quyết tâm đưa Thái Bình trở thành tỉnh công nghiệp.

Với việc tổ chức triển khai tích cực và có hiệu quả các nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết Tỉnh ủy và nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kinh tế

Thái Bình có tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2007- 2010 đạt 12,02%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 850 USD/người năm 2010.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 đạt gần 12.500 tỉ đồng (chỉ số giá năm 1994), nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2011 bình quân 11%. Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ giai đoạn 2007-2011: 37% - 33 % - 30% .

Giá trị sản xuất Công nghiệp 2010 ước đạt trên 20.000 tỷ. Hiện nay các khu Công nghiệp trên toàn tỉnh thu hút được 127 dự án, đã có 102 dự án hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất với tổng số vốn thực hiện đầu tư là 4280.3 tỉ đồng thu hút 31.514 lao động.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 là 430 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tới 2010 là 27.550 tỉ đồng. Thu ngân sách năm 2010 ước đạt 2000 tỷ đồng.

Tỉnh đã thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 20.000 ha, phấn đấu đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh công nghiệp.

Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW, dự kiến Nhà máy 1 sẽ hoàn thành vào năm 2013 - 2014 và Nhà máy 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

Các khu Công nghiệp của Tỉnh Thái Bình: Khu Công nghiệp Phúc Khánh; Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh; Cụm công nghiệp Phong phú (Nằm trên địa phận Phường Tiền Phong); Khu Công nghiệp Tiền Hải; Khu Công nghiệp Cầu Nghìn; Khu Công nghiệp Gia Lễ; Khu Công nghiệp Diêm Điền; Khu công nghiệp Sông Trà.

Ngoài các khu Công nghiệp trên, Chính phủ đã chấp nhận cho phát triển các khu Công nghiệp: Khu Công nghiệp An Hoà; Khu Công nghiệp Đồng Tu;

Khu Công nghiệp Thanh Nê; Khu Công nghiệp Mỹ Xuyên; Các điểm Công nghiệp tại các huyện; Khu Công Nghiệp Minh Hoà…

Trong những năm 2007-2010, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và khai thác các khu công nghiệp hiện có; mở rộng khu công nghiệp Phúc Khánh, Tiền Hải; xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Gia Lễ, Sông Trà và 9 cụm công nghiệp huyện, thành phố. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút được một số dự án quy mô lớn. Giá trị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Những kết quả về kinh tế - xã hội đó đã củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ và đường lối đổi mới của Đảng; tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh yên tâm, phấn khởi thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương.

Tuy nhiên, khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu và diễn ra trên mọi lĩnh vực, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày càng làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống của tỉnh, bên cạnh những yếu tố tiêu cực nảy sinh mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động xấu đến tư tưởng, tình cảm trong nhân dân, làm nảy sinh những bức xúc, những băn khoăn lo lắng. Đặc biệt, ở một số địa phương, đơn vị, một số người do bất mãn, mâu thuẫn cá nhân đã lợi dụng tình hình, tuyên truyền xuyên tạc, tập hợp lôi kéo, khống chế nhân dân đi khiếu kiện đông người, kích động quần chúng có những hành động gây rối an ninh, trật tự; vi phạm pháp luật như vây ép cán bộ, phá hoại tài sản của tập thể, của công dân. Tình hình điểm nóng chính trị- xã hội đã tạo thời cơ cho kẻ địch và cho các phần tử cơ hội chính trị tuyên truyền nói xấu Đảng và chế độ. Một số đối tượng là tội phạm hình sự lợi dụng thời cơ, tăng cường hoạt động. Những phần tử phản động lưu vong nước ngoài cùng các thế lực thù địch đã tăng cường đưa tài liệu, đưa người vào Thái Bình dưới danh nghĩa đi tìm hiểu thị trường, thăm dò hợp tác đầu tư.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 47 - 51)