Mâu thuẫn giữa sự cần thiết phải thông tin, tuyên truyền một cách đầy đủ, khách quan về điểm nóng chính trị-xã hội với yêu cầu đảm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 105 - 107)

cách đầy đủ, khách quan về điểm nóng chính trị-xã hội với yêu cầu đảm bảo ổn định chính trị-xã hội của địa phương

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII, từ nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa sâu sắc đó là:

Thường xuyên thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt coi trọng việc quán triệt, tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương, giải pháp của cấp uỷ, chính quyền, tạo sự thống nhất nhận thức, hành động trong Đảng bộ, đồng thuận xã hội và tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị [7, tr17].

Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 85 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Sinh – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Thái Bình nhiệm kỳ 2005-2010 cũng nhấn mạnh: “Mọi hoạt động của báo chí phải góp phần thiết thực vào việc giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao dân trí, xây dựng cuộc sống mới, con người mới” [6, số 5282, ngày 21/6/2010]

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nền kinh tế tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn cần có sự đột phá, song phải đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Để làm được điều này, Báo Thái Bình cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhất là những vấn đề mới như kinh tế thị trường, cơ chế quản lí, hội nhập kinh tế và cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế.… Bởi bên cạnh việc mang lại

lợi ích thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, thì hầu hết các vấn đề nêu trên đều có những tác động không nhỏ về mặt xã hội, bởi vậy nó rất dễ trở thành nguyên cớ làm phát sinh những điểm nóng chính trị-xã hội. Điều này đặt ra vấn đề, bên cạnh việc cung cấp cho độc giả những thông tin về sự phát triển của các mặt kinh tế-xã hội, các điển hình tiên tiến, người tốt, việc hay… tờ báo không thể không có những thông tin về những vấn đề mặt trái của xã hội, trong đó có những vấn đề về điểm nóng chính trị-xã hội. Điều đáng quan tâm là, công chúng thường có xu hướng thích đọc những bài viết về những “mảng tối”, và hiệu ứng từ những vấn đề này thường lan rộng hơn, tác động nhanh hơn… Do đó, việc giải quyết một cách hài hoà giữa thông tin đầy đủ, khách quan về điểm nóng chính trị -xã hội với việc đảm bảo ổn định chính trị - xã hội của địa phương cũng là vấn đề rất quan trọng. Để làm được điều này, báo Thái Bình phải thực hiện việc thông tin nhiều chiều. Trước những vấn đề về điểm nóng chính trị-xã hội, tờ báo phải vẽ nên một bức tranh toàn cảnh của sự vật, hiện tượng, sự kiện để công chúng hiểu đúng bản chất của nó. Thông tin nhiều chiều sẽ tránh được câu chuyện “thầy bói xem voi”. Bên cạnh đó, tờ báo còn cần phải thông tin đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức, tức là thông tin về mọi mặt của vấn đề.

Một yêu cầu không thể không đặt ra trong thông tin về điểm nóng chính trị xã hội đó là phải chân thực, khách quan. Chân thực, khách quan cũng không có nghĩa là vô cảm. Cái gì có lợi cho dân, cho tỉnh, cho đất nước thì phải thông tin. Cái gì có hại phải có cách thông tin hợp lý. Đây là sự hài hoà giữa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng với thực hiện chức năng định hướng thông tin của báo chí. Điều này cũng đòi hỏi nhà báo, cơ quan báo chí khi thông tin cần phải có sự thận trọng, cân nhắc, tránh tuyên truyền kiểu “lợi bất cập hại”, với thông tin cụ thể cần phải rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm, hiểu sai trong công chúng. Đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm, dễ gây phát sinh điểm nóng chính trị-xã hội: khiếu nại, tố cáo, đất đai, chế độ chính sách, công tác cán bộ, vấn đề dân chủ, tôn giáo….

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w