Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực cho CBNV trong một tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 25 - 28)

Động lực của CBNV trong một tổ chức chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Vận dụng lý thuyết hai yếu tố của Herzberg, ta có thể khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của CBNV trong một tổ chức thành hai nhóm: nhóm các yếu tố thúc đẩy và nhóm các yếu tố duy trì.

15

a. Nhóm các yếu tố thúc đẩy

Đây là những yếu tố tạo động lực làm việc chủ yếu cho CBNV. Các yếu tố chính thuộc nhóm này gồm: sự thành đạt; sự công nhận; bản thân công việc; trách nhiệm trong công việc; ...


Sự thành đạt, là sự thỏa mãn của CBNV sau khi hoàn thành một công việc hay giải quyết đƣợc vấn đề và nhìn thấy đƣợc những thành quả từ những nỗ lực của mình.

Sự công nhận, là việc cán bộ lãnh đạo, quản lý ghi nhận những kết quả mà ngƣời CBNV đạt đƣợc sau một quá trình nỗ lực thực hiện công việc đƣợc giao. Ngƣời CBNV không chỉ mong muốn đƣợc ghi nhận để có đƣợc chế độ đãi ngộ thỏa đáng mà họ còn kỳ vọng vào việc thể hiện đƣợc mình trƣớc những ngƣời khác. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào chƣơng trình đánh giá kết quả công tác của tổ chức, nó đòi hỏi phải khách quan, chính xác và kịp thời.

Bản thân công việc của CBNV đảm nhận cũng là một yếu tố tác động tích cực lên động lực làm việc của mỗi ngƣời khi họ cảm thấy chính những công việc đó là thú vị, đa dạng chứ không đơn điệu, công việc đòi hỏi sức sáng tạo và có những thách thức cho họ chinh phục. Ngƣợc lại, những công việc nhàm chán, thiếu ý nghĩa thì khó có thể tạo ra cho ngƣời CBNV sự hứng khởi trong quá trình làm việc.

Trách nhiệm trong công việc của CBNV thể hiện mức độ ảnh hƣởng, khả năng ra quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định của mỗi ngƣời, tức là có sự gắn liền giữa quyền hạn đƣợc giao và trách nhiệm đi kèm. Khi ngƣời CBNV đƣợc giao quyền hạn, trách nhiệm để thực thi những công việc nhất định thì cũng sẽ tạo ra động lực cho họ trong công việc.

Những yếu tố thúc đẩy nêu trên, theo Herzberg, khi không có chúng thì ngƣời CBNV vẫn có thể làm việc bình thƣờng, nhƣng nếu các yếu tố trên đƣợc đảm bảo thì ngƣời CBNV sẽ nỗ lực làm việc và sự thoả mãn cao hơn.

b. Nhóm các yếu tố duy trì

Nhóm các yếu tố duy trì gồm các yếu tố chính sau: điều kiện làm việc; chính sách và quy định của tổ chức; sự giám sát của tổ chức; mối quan hệ cá nhân trong tổ chức; tiền lƣơng nhận đƣợc; ...

16

Điều kiện làm việc là những yếu tố liên quan đến môi trƣờng làm việc mang tính vật chất phục vụ cho quá trình thực hiện công việc. Nếu những điều kiện làm việc này đƣợc quan tâm, chú ý, ngƣời CBNV cảm thấy thoải mái trong khi làm việc thì họ sẽ có điều kiện để thực thi tốt những điều họ dự định làm.

Chính sách và những quy định của tổ chức đƣợc xem là những vật cản đƣờng nếu nó không hợp lý. Ngƣợc lại, những chính sách, quy định hay những quy trình cần thực thi đƣợc thiết kế tốt, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động của CBNV đƣợc tiến hành một cách liên tục, trơn tru, góp phần làm cho họ hứng thú làm việc hơn.

Sự giám sát của tổ chức thái quá sẽ gây tâm lý căng thẳng, làm cho ngƣời CBNV cảm thấy gò bó, phải cố gắng trốn tránh công việc. Ngƣợc lại, khi bị giám sát ở mức độ hợp lý thì sẽ tạo cho họ sự chủ động, sáng tạo trong công việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

Mối quan hệ cá nhân trong tổ chức: Nếu những mối quan hệ cá nhân trong tổ chức không hỗ trợ lẫn nhau mà lại cản phá lẫn nhau thì sẽ dễ làm cho ngƣời CBNV cảm thấy chán nản với môi trƣờng làm việc và rồi mất đi động lực làm việc. Nếu những mối quan hệ này đƣợc cải thiện, CBNV thân thiện với nhau, tƣơng hỗ lẫn nhau thì nó sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy năng lực của mỗi cá nhân, từ đó giúp họ hăng say hơn trong công việc.

Tiền lương nhận được là mức thù lao mà ngƣời CBNV nhận đƣợc hàng tháng cho kết quả làm việc của họ. Khi tiền lƣơng là cái mà ngƣời CBNV quan tâm thì nếu ngƣời lao động thấy đƣợc cơ hội tăng lƣơng vƣợt kế hoạch thì tiền lƣơng sẽ có tác động thúc đẩy họ trong công tác. Tuy nhiên, nếu tiền lƣơng bị trả thiếu, trả chậm, nợ lƣơng thì rõ ràng điều này sẽ gây tác động tâm lý bất lợi cho ngƣời lao động và qua đó làm cho họ chán nản trong lao động.

Những yếu tố duy trì nêu trên, theo Herzberg, nếu đƣợc cải thiện sẽ loại bỏ đƣợc sự bất mãn, chán nản của CBNV trong quá trình thực hiện công việc.

Tóm lại, hai nhóm yếu tố duy trì và thúc đẩy có những vai trò khác nhau đối với động lực làm việc của CBNV. Trong đó, những yếu tố thuộc nhóm thúc đẩy sẽ

17

là những yếu tố tạo động lực mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng và sự nỗ lực cao hơn trong thực thi nhiệm vụ của CBNV. Với tƣ cách là nhà quản lý, trƣớc hết cần phải thƣờng xuyên quan tâm, chú ý các yếu tố thuộc nhóm duy trì, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho CBNV, nhƣng nhƣ thế là chƣa đủ. Nếu nhƣ chúng ta mong muốn CBNV làm việc hăng say, cần phải chăm lo, đảm bảo tốt các yếu tố thúc đẩy bằng cách đáp ứng những nhu cầu bậc cao cho CBNV, đƣa họ tới sự thành đạt và sự thoả mãn cao hơn.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)