Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 60 - 63)

Qua kết quả điều tra cho thấy, đƣợc đánh giá đúng kết quả công việc cũng là một trong các yếu tố tác động nhiều đến động lực làm việc của CBNV Trung tâm: Theo bảng 3.3, có 35,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng đánh giá đúng kết quả sẽ tác động rất nhiều; 60,5% cho rằng tác động nhiều đến động lực làm việc:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về sự tác động của việc đƣợc đánh giá đúng kết quả đến động lực làm việc của CBNV Trung tâm

Mức độ Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ %

Rất nhiều 27 35.5

Nhiều 46 60.5

Vừa phải 3 3.9

Tổng cộng 76 100.0

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra)

Có thể nói nhƣ vậy bởi vì, đánh giá đúng kết quả công việc sẽ là căn cứ để Trung tâm xem xét để bố trí cho CBNV những công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng, qua đó giúp cho họ có thể phát huy tốt nhất hiệu quả trong công việc. Đồng thời, đánh giá đúng kết quả cũng sẽ tạo cơ hội để CBNV đƣợc Trung tâm cân nhắc đề bạt, khen thƣởng hoặc có chính sách đãi ngộ phù hợp,....

Thực tế, trong những năm qua, mỗi năm Trung tâm đều thực hiện việc đánh giá đối với tất cả các CBNV trong Trung tâm theo mẫu “Bản tự đánh giá cán bộ, công chức, viên chức” theo quy định của Sở Nội vụ. Bản tự đánh giá này gồm 4 phần: (I) Tự nhận xét, đánh giá; (II) Cá nhân tự phân loại; (III) Đánh giá của Lãnh đạo phòng; (IV) Kết quả tổng hợp xếp loại của thủ trƣởng cơ quan. Sau đó có chấm điểm các nội dung trong phần I gồm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; Phẩm chất chính trị, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật theo các tiêu chí. Cuối cùng, căn cứ vào số điểm cá nhân tự đánh giá, lãnh đạo phòng đánh giá, giám đốc Trung tâm sẽ xem xét và đánh giá, xếp loại cho

50

CBNV theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực (đối với viên chức là Hoàn thành nhiệm vụ), Không hoàn thành nhiệm vụ.

Thông qua việc đánh giá này, hàng năm, Trung tâm đã phân loại đƣợc CBNV và có những phần thƣởng để động viên đối với những ngƣời có kết quả đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, phần nào thể hiện sự ghi nhận của Trung tâm đối với những kết quả và thành tích đạt đƣợc của CBNV, tạo cho CBNV sự hứng khởi đối với công việc.

Tuy vậy, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cũng cho thấy, phần lớn CBNV Trung tâm chƣa hài lòng với việc đánh giá kết quả công việc của Trung tâm: Theo đó, có 25% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời không hài lòng và 21,1% trả lời rất không hài lòng với việc đánh giá kết quả công việc của Trung tâm:

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBNV Trung tâm về việc đánh giá kết quả công việc

Mức độ Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ % Rất hài lòng 4 5.3 Hài lòng 8 10.5 Vừa phải 29 38.2 Không hài lòng 19 25.0 Rất không hài lòng 16 21.1 Tổng cộng 76 100.0

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra)

Nguyên nhân là do công tác đánh giá của Trung tâm hiện nay còn tồn tại một số hạn chế:

Một là, Trung tâm chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống đánh giá riêng với các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng. Bởi vì với mẫu Bản tự đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của Sở nội vụ thì một số tiêu chí đặt ra chƣa phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của Trung tâm cũng nhƣ chƣa phù hợp với đặc điểm của từng công việc trong Trung tâm. Vì thế, khi thực hiện đánh giá ở Trung tâm, các phòng rất khó

51

khăn trong việc đánh giá, chấm điểm, phân loại CBNV.

Hai là, Trung tâm chƣa chú trọng đến phần thông tin phản hồi giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá. Nghĩa là, sau khi các cá nhân hoàn tất bản tự đánh giá của mình, Trƣởng phòng sẽ nhận xét, xếp loại và chuyển lên cho Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Trung tâm sẽ là ngƣời đánh giá, xếp loại cuối cùng và gửi lên Sở. CBNV chỉ biết đƣợc là họ xếp loại gì khi tổng kết cuối năm, còn họ không đƣợc biết vì sao lại đƣợc hoặc bị xếp loại nhƣ vậy, phƣơng hƣớng khắc phục, sửa chữa nếu không may họ bị xếp loại không nhƣ mong muốn. Cho nên nhiều khi dẫn đến có sự thắc mắc, không hài lòng của một số CBNV trong Trung tâm.

Ba là, công tác đánh giá của Trung tâm còn mang tính hình thức, theo tâm lý đám đông và đôi khi đánh giá, xếp loại theo cảm tính, chƣa thực sự chú trọng vào kết quả công việc của mỗi cá nhân. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá còn chƣa đảm bảo công bằng giữa ngƣời hoàn thành tốt nhiệm vụ với ngƣời chƣa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy, trong số CBNV Trung tâm đƣợc hỏi có tới 25% trả lời là mức độ đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng của phƣơng thức đánh giá đƣợc thực hiện không tốt; 26,3% trả lời là đƣợc thực hiện rất không tốt:

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của CBNV về mức độ đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng của phƣơng thức đánh giá

Mức độ Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ % Rất tốt 7 9.2 Tốt 5 6.6 Trung bình 25 32.9 Không tốt 19 25.0 Rất không tốt 20 26.3 Tổng cộng 76 100.0

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra)

Bốn là, công tác đánh giá còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Hiện nay, ở Trung tâm mới đánh giá theo năm, không có đánh giá theo tháng và quý nên chƣa đánh giá chính xác đƣợc cả quá trình thực hiện công việc của CBNV trong một

52

năm. Điều này phần nào làm ảnh hƣởng đến các công tác khác nhƣ: đãi ngộ, đào tạo, đề bạt,...

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 60 - 63)