Để góp phần tạo động lực cho CBNV, lãnh đạo Trung tâm cũng đã rất quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển. Kể từ năm 2012 đến năm 2014, Trung tâm đã:
- Cấp kinh phí cho một số đối tƣợng là trƣởng phòng và CBNV tham dự các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Chẳng hạn: cấp kinh phí cho 04 trƣởng phòng tham dự khóa học về quản lý dự án và đấu thầu nâng cao; 03 CBNV tham dự khóa học về đấu thầu cơ bản; 02 CBNV tham dự khóa đào tạo về Marketing, bán hàng; và 02 CBNV tham dự khóa học về Bảo hiểm.
- Cử 04 CBNV phòng CNTT tham gia khóa đào tạo về CNTT ở Ấn Độ theo đoàn của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội. Kinh phí do bên Ấn Độ tài trợ.
Kết quả là một số CBNV sau khi hoàn thành khóa học, đã phần nào vận dụng đƣợc các kiến thức và kỹ năng đã đƣợc học để thực hiện công việc có hiệu quả hơn.
Tuy vậy, công tác đào tạo, phát triển vẫn chƣa thực sự tạo đƣợc nhiều động lực đối với CBNV bởi vẫn còn một số hạn chế sau:
- Một là, các cơ hội đào tạo và phát triển dành cho CBNV Trung tâm còn chƣa nhiều. Theo kết quả điều tra ở bảng 3.6, có tới 43,4% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời có ít cơ hội và 36,8% trả lời có rất ít cơ hội đƣợc đào tạo:
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển của CBNV Trung tâm hiện nay
Mức độ Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ % Nhiều 1 1.3 Vừa phải 14 18.4 Ít 33 43.4 Rất ít 28 36.8 Tổng cộng 76 100.0
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra)
Nguyên nhân là do nguồn kinh phí dành cho chƣơng trình đào tạo còn eo hẹp. Hiện này, nguồn kinh phí đào tạo chủ yếu là do Trung tâm chi trả. Trong khi nguồn thu sự
53
nghiệp của Trung tâm hiện nay không đủ để cấp kinh phí cho CBNV tham gia các khóa đào tạo do bên ngoài tổ chức. Do vậy, việc đào tạo cho CBNV hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, kèm cặp chỉ bảo, đôi khi là luân chuyển công tác. Điều này dẫn đến việc CBNV Trung tâm, đặc biệt là đội ngũ CBNV làm công tác kỹ thuật đôi khi rất khó khăn trong việc vận hành các thiết bị có công nghệ mới, ảnh hƣởng đến kết quả công việc chung của Trung tâm.
- Hai là, Trung tâm chƣa có kế hoạch đào tạo, phát triển tổng thể và dài hạn. Chủ yếu hiện nay khi nào các phòng có nhu cầu đào tạo thì sẽ đề xuất gửi phòng Hành chính – Quản trị. Sau đó, phòng Hành chính – Quản trị sẽ trình Giám đốc Trung tâm. Sau khi cân nhắc, xem xét, đề xuất có thể đƣợc duyệt hoặc không. Nhƣ vậy, không tạo đƣợc sự chủ động cho các phòng, bộ phận cũng nhƣ cho cả Trung tâm. Thêm vào đó, có thể có những ngƣời cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thêm để phát triển nhƣng vì lý do nào đó lại không đƣợc đề xuất đi học nên chƣa có cơ hội để phát triển.
- Ba là, do Trung tâm chƣa thực hiện việc đánh giá chƣơng trình và kết quả đào tạo nên tính hiệu quả của các chƣơng trình đào tạo còn chƣa cao. Nội dung chƣơng trình đào tạo còn nặng về tính lý thuyết, chƣa gắn giữa lý thuyết với thực tiễn nên chƣa giúp ích đƣợc nhiều cho công việc hiện tại và tƣơng lai của CBNV Trung tâm. Theo kết quả điều tra ở bảng 3.7, trong số những ngƣời đƣợc hỏi, có tới 39,5% trả lời nội dung chƣơng trình đào tạo giúp ích ít, 25% trả lời giúp ích rất ít cho công việc hiện tại và tƣơng lai:
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đánh giá của CBNV về lợi ích mà chƣơng trình đào tạo mang lại cho công việc hiện tại và tƣơng lai
Mức độ Số ngƣời lựa chọn Tỷ lệ % Nhiều 1 1.3 Vừa phải 26 34.2 Ít 30 39.5 Rất ít 19 25.0 Tổng cộng 76 100.0
54
Vì trên thực tế, không ít trƣờng hợp sau khi đƣợc đào tạo, mặc dù đã đƣợc đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ/chứng nhận hoàn thành khóa học nhƣng khi vào thực tế công việc vẫn không thực hiện đƣợc công việc hiệu quả hơn, không đáp ứng đƣợc yêu cầu mà Trung tâm đặt ra.