Cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 84 - 86)

xác định nhƣ sau:

Tiền lƣơng thực tế của CBNV (tháng, quý, năm)

=

Mức tiền lƣơng theo hệ số, thang bảng lƣơng do Chính phủ quy định

* Tỷ lệ % hoàn thành công việc của CBNV Với phƣơng pháp xác định nhƣ trên, những ngƣời làm việc tích cực, hoàn thành công việc đƣợc giao tốt hơn sẽ đƣợc hƣởng mức tiền lƣơng cao hơn và ngƣợc lại. Điều này sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy cho CBNV Trung tâm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao.

4.3.3 Cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm Trung tâm

a. Xây dựng hệ thống đánh giá riêng cho Trung tâm.

Hệ thống đánh giá này sẽ gồm có ba yếu tố cơ bản là: (1) Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. (2) Hệ thống đo lƣờng thực hiện công việc theo các tiêu chuẩn đã xác định. (3) Hệ thống thông tin phản hồi

- Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cần đƣợc xây dựng một cách hợp lý và khách quan, phản ánh đƣợc kết quả và hành vi cần có để hoàn thành công việc. Do đó, hệ thống các tiêu chuẩn đƣợc xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu sau: (1) các tiêu chuẩn phải chỉ rõ những nội dung công việc ngƣời CBNV cần phải làm và làm tốt đến mức nào. (2) các tiêu chuẩn phải phản ánh đƣợc một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của thực hiện công việc, phù hợp với đặc điểm của từng công việc.

Việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc là vấn đề không dễ, cần thực hiện công phu và có phƣơng pháp khoa học. Tùy theo điều kiện tình hình cụ thể của Trung tâm, có thể áp dụng một trong ba phƣơng pháp sau: (1) Phƣơng pháp tập trung: lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo các phòng, bộ phận

74

căn cứ vào mục đích, yêu cầu, kết quả cần đạt đƣợc của từng công việc, đƣa ra các tiêu chuẩn và phổ biến cho từng CBNV thực hiện. (2) Phƣơng pháp dân chủ: lãnh đạo của từng phỏng, bộ phận cùng thảo luận, bàn bạc với các CBNV trong phòng, bộ phận của mình để đƣa ra các tiêu chuẩn thực hiện công việc và thống nhất thực hiện. (3) Phƣơng pháp chuyên gia: lãnh đạo thuê các chuyên gia, các nhà quản lý nghiên cứu đƣa ra các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đƣa ra lấy ý kiến của các CBNV, sau đó thống nhất ban hành các tiêu chuẩn và phổ biến tới các phòng, bộ phận và CBNV để thực hiện.

- Hệ thống đo lƣờng sự thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên cần xây dựng hoặc lựa chọn đƣợc một công cụ đo lƣờng phù hợp, nhất quán, đáng tin cậy và có thể so sánh đƣợc.

- Hệ thống thông tin phản hồi cần thiết lập đƣợc các kênh thông tin hai chiều giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá. Hệ thống thông tin phản hồi hai chiều trong quá trình đánh giá nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn đối với từng CBNV nhƣ: mức tiền lƣơng, tiền thƣởng, kỷ luật, đào tạo,….Còn đối với bản thân ngƣời CBNV cũng thấy rõ hơn những ƣu, khuyết điểm của mình để không ngừng hoàn thiện kỹ năng thực hiện công việc của mình hƣớng tới những thành tích, triển vọng phát triển cao hơn.

b. Xây dựng và thực hiện tốt chƣơng trình đánh giá đối với CBNV Trung tâm

Để xây dựng và thực hiện tốt một chƣơng trình đánh giá, cần tập trung làm tốt những việc sau:

- Lựa chọn và thiết kế phƣơng pháp đánh giá phù hợp - Lựa chọn ngƣời đánh giá

- Xác định chu kỳ đánh giá: chu kỳ đánh giá CBNV Trung tâm nên đƣợc thực hiện theo từng tháng, từng quý, 6 tháng và 01 năm. Trong những trƣờng hợp cần thiết hoặc đối với những công việc quan trọng thì Trung tâm có thể đánh giá theo yêu cầu tiến độ công việc hoặc sau khi kết thúc công việc.

- Đào tạo ngƣời đánh giá: Ngƣời đánh giá cần phải đƣợc đào tạo để hiểu biết về hệ thống đánh giá và mục tiêu của đánh giá; hiểu rõ phƣơng pháp đánh giá và tính nhất

75

quán trong đánh giá. Có thể sử dụng hai hình thức để đào tạo ngƣời đánh giá, đó là: cung cấp các văn bản hƣớng dẫn và tổ chức các lớp đào tạo hàng năm.

- Phỏng vấn đánh giá.

Khi đánh giá thực hiện công việc đối với CBNV Trung tâm, cần chú ý: - Làm rõ thành tích, kết quả thực hiện công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBNV. Theo đó, trƣớc hết, cần xem xét, đánh giá thành tích, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBNV, coi đây là điều kiện cần. Tiếp đó mới đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, …. , coi đây là điều kiện đủ trong quá trình xem xét, bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển CBNV.

- Quá trình đánh giá CBNV cần đƣợc tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc và đúng quy chế.

- Sử dụng kết quả đánh giá trong công tác quản lý, sử dụng CBNV kịp thời, có hiệu quả. Điều này có nghĩa là kết quả cuối cùng cần đƣa ra đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBNV Trung tâm, chỉ ra đƣợc những tồn tại, hạn chế và làm rõ các nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau đánh giá, cần có những giải thích, chứng minh rõ ràng, chi tiết và thông báo kết quả đánh giá cho từng CBNV cũng nhƣ trong toàn Trung tâm. Đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục giúp cho CBNV phát huy tốt những ƣu điểm, hạn chế các khuyết điểm, tồn tại để phấn đấu vƣơn lên hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đƣợc giao. Phiếu đánh giá đƣợc lƣu vào hồ sơ CBNV để quản lý và theo dõi theo quy định.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)