Thực trạng cấp và thoát nước

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 86 - 89)

2.3.4.1. Nguồn nước

a. Nguồn nước ngầm

Huyện Sóc Sơn nằm ngoài phạm vi các khu vực thực hiện chương trình cấp nước Phần Lan nên chưa có nước dùng ổn định. Người dân trên địa bàn Huyện chủ yếu đang dùng nguồn nước mạch nông (giếng khơi và giếng khoan có độ sâu dưới 30 m) và nước mưa.Hiện nay mới hoàn thành giai đoạn 1 cấp nước cho Thị Trấn,

khu công nghiệp Nội Bài, tuyến đường 3 từ Đông Anh, phối hợp với Sở giao thông triển khai cấp nước sạch cho 3 xã thuộcvùngảnh hưởng bãi rác Nam Sơn(2).

Theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn vùng Đa Phúc - Đông Anh của đoàn54 và thăm dò địa chất thủy văn vùng Sóc Sơn của đoàn 64 (Liên đoàn ĐC II)cho thấy ở tầng nước mạch nông (tầng qh)nước ngầm dao động theo mùa,về mùa khô nước ngầm cách sâu mặt đất từ 3,65m đến 7,5m. Chất lượng nước ngầm chưa được đánh giá cụ thể nhưng nhìn chung nước ngầm có ở độ sâu từ 14 - 80m, nước có hàm lượng sắt, măng gan cao cần phải xử lý trước khi sử dụng.

Ở các vùng nông thôn ngoài việc dùng nước mạch nông dân còn dùng nước ao hồ, sông suối để tắm giặt, có nơi còn dùng nước mặt để sinh hoạt và ăn uống như vùng bãi ven sông. Sóc Sơn là vùng bán sơn địa nên ở các vùng gò đồi việc cung cấp nước sạch gặp nhiều khó khăn hơn vùng đồng bằng.

Trên địa bàn Huyện có một số cơ quan, trường học có trạm bơm giếng để cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của đơn vị như: trường An Ninh có giếng sâu 40 m, Q = 30 m3/h; tường Cảnh Sát có giếng sâu 45 m, Q = 30 m3/ h; thôn Lương Châu có một giếng khoan sâu 48 m, Q = 30 m3/ h.

Trên địa bàn Huyện có duy nhất 1 trạm cấp nước sạch tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Cảng có 6 giếng khoan khai thác:

Giếng số 1 có Q = 30 m3/ h Giếng số 4 có Q = 30 m3/ h Giếng số 2 có Q = 70 m3/ h Giếng số 5 có Q = 80 m3/ h Giếng số 3 có Q= 30 - 35 m3/ h Giếng số 6 có Q = 80 m3/ h

Các giếng này có độ sâu từ 30 đến 50 m. Trong số 6 giếng hiện nay mới sử dụng 3 giếng, trong đó 2 giếng làm việc và 1 giếng dự phòng (G2, G5 và G6). Còn 3 giếng chưa khai thác (G1, G3 và G4), vì nhu cầu nước hiện nay chỉ cần khai thác3 giếng là thỏa mãn nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Số hộ sử dụng giếng đào trong toàn Huyện là 33.156 hộ chiếm 69,2%. Đây là Huyệncó số lượng giếng khơi nhiều nhất ởHà Nội.

Phần lớn các công trình này được phân bổ ở những nơi có địa hình đồi núi, có đặc điểm địa chất thuỷ văn phức tạp, nguồn nước ngầm khai thác khó khăn, khả năng kinh tế còn hạn hẹp, chất lượng nguồn nước mặt theo đánh giá sơ bộ còn khá tốt, ít bị ô nhiễm.

Việc sử dụng giếng đào chỉ có thể là giải pháp tạm thời cho những nơi có điều kiện khai thác nước ngầm khó khăn, đất và nguồn nước mặt chưa bị ô nhiễm. Thực tế cho thấy các giếng đào phần lớn không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật nên

thường bị ô nhiễm về mùa mưa vì nước mưa trên mặt thấm qua các khe nứt làm ô nhiễm nước trong giếng. Về mùa khô, một số giếng khơi hết nước do nguồn cung cấp nước mặt khan hiếm và chiều sâu của giếng không đạt yêu cầu. Do đó, giếng đào không đảm bảo là công trình cấp nước sạch ổn định và lâu dài.

Trong thời gian qua trên địa bàn Huyện đã phát triển hệ thống giếng khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF. Theo số liệu điều tra, số giếng khoan kiểu UNICEF trên toàn Huyệnlà 11.407 giếng, chiếm 21,6% số hộ sử dụng, được phân bố ở phía Nam của Huyện chiếm 21,6% số hộ sử dụng gồm các xã: Phù Lỗ, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Kim Lũ,... nơi có điều kiện địa chất thuỷ văn thuận lợi cho việc khai thác nước ngầm. Phần lớn số giếng không được xử lý do đó chất lượng nước không được tốt. Tuy nhiên, đây là loại hình cấp nước có nhiều ưu điểm. Lưu lượng nước phong phú có thể đáp ứng được đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân, giá thành công trình rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của các vùng nông thôn Hà Nộinói chung và Huyện Sóc Sơn nói riêng.

Tuy nước ngầm được nhân dân khai thác và sử dụng có chất lượng tốt hơn các nguồn nước mặt hiện có nhưng trong nước còn một số chất có hại cần được loại bỏ trước khi sử dụng bằng các công trình xử lý. Song hiện nay, phần lớn các hộ gia đình chưa có công trình xử lý nước mà còn sử dụng nước thô. Số công trình xử lý nước (dù chỉ là bể lọc sắt đơn sắt đơn giản) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số (<30%). Trong đó, có nhiều bể lọc không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc đã bị hư hỏng. Các kết quả phân tích nước cho thấy hầu hết các mẫu nước đều không đạt các tiêu chuẩn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt.

b. Nguồn nước mưa

Với trữ lượng mưa trung bình hàng năm 1200 - 1400 mm, nước mưa có trữ lượng rất lớn. Song do lượng nước mưa tập trung không đều theo thời gian (80% vào mùa mưa tháng 7,8,9) nên trữ lượng nước mưa cho nhu cầu sinh hoạt cả năm không lớn.

Theo kết quả điều tra do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hà Nội tiến hành cho thấy:Toàn Huyện Sóc Sơn có 2.999 bể chứa nước mưa, chiếm tỷ lệ 6,3% số hộ. Số bể còn tốt và sử dụng thường xuyên khoảng 35%.

Lương nước mưa sử dụng trong sinh hoạt chủ yếu chỉ dùng cho ăn uống Thường thì các nhu cầu khác phải sử dụng nước sông, hồ, ao,...

c. Nguồn nước mặt

Huyện Sóc Sơn có 3 con sông lớn chảy qua là: sông Công, sông Cầu và sông Cà Lồ, các sông đồng thời là ranh giới địa chính giữa Huyện và các tỉnh lân cận. Đây là các nguồn nước mặt có ý nghĩa thực tế trong lĩnh vực cấp nước sạch cho thành phốHà Nội. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống các ao, hồ, kênh, ranh… phong

phú, đan xen. Nguồn nước được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước sông đang bị ônhiễm nặng, đặc biệt là sông Cầu. Do tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh,các cơ sở sản xuất tư nhân phát triển, các nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động… cùng với tình trạng một số ao hồ bị san lấp hoặc lấn chiếm làm cho lòng hồ nhỏ hẹp, khả năng lưu thông của nước bị hạn chế. Do đó môi trường nước cũng bị ô nhiễm cục bộ. Các chỉ tiêu ô nhiễm chính là: Hàm lượng BOD, COD cao, chỉ tiêu vi sinh vật cao, hàm lượng kim loại nặng vượt quá chỉ tiêu cho phép…

d.Đánh giá chung

Trừ cảng hàng không quốc tế Nội Bài và một số cơ quan có trạm bơm riêng, toàn Huyện chưa có hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt. Từ các vùng nông thôn đến khuHuyệnlị Phủ Lỗ, Nỉ, Kim Anh đều sử dụng nước mạch nông và nước mưa cho sinh hoạt.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (20TCN –33 -85) dựa trên các đánh giá về các loại công trình có khả năng cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn này và kết quả điều tra hiệntrạng trên địa bàn Huyệnthì tỷ lệ sử dụng nước sạch tại khu vực nông thôn củaHuyệnlà 7,7%.

Theo quan niệm thông thường hiện nay tỷ lệ nhân dân dùng nước đạt tiêu chuẩn này khá cao: 40,2%. Một số chuyên gia chuyên ngành dùng khái niệm nước tương đối sạch để chỉ các nguồn nước đạt tiêu chuẩn này. Nhân dân sử dụng coi là sạch vì có chất lượng tiến bộ vượt bậc so với trước đây. Song đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam thì rất nhiều chỉ tiêu chưa đạt.

2.3.4.2.Thoát nước

a. Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa phân bố đều trên địa bàn Huyện, được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm đảm bảo việc tiêu thoát nước của khu vực và của toàn Huyện.

b. Hệ thống thoát nước bẩn:hiện chưa được xây dựng riêng biệt.

Hệ thống hồ thoát nước hầu hết được hình thành do ngăn tuyến đập để phục vụ tưới nước cho nông nghiệp.

Dọc tuyến đường trung tâm qua Huyện lỵ (QL3, đường 131) và các tuyến đường trong khu vực quy hoạch của Huyện lỵ đã được xây dựng hệ thống thoát nước D= 800- 1000.

Hiện hệ thống thoát nước thải, nước mặt cho cụm công nghiệp tập trung, khu công nghiệp NộiBài đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 86 - 89)