Luận chứng về mục tiêu phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 114 - 117)

3.3.1.1.Căn cứ

a. Các nhân tố xác định mục tiêu về cơ cấu:

- Là một trong những trung tâm công nghiệp tương lai của thủ đô, do vậy, cơ cấu kinh tế sẽ thiên về công nghiệp.

- Quá trìnhđô thị hóa diễn ra nhanh, dođó, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp –dịch vụ sẽ tăng nhanh.

- Theo quy luật chung, khi GDP bình quân đầu người tăng lên, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên, tỷ trọng của ngành nông– lâm– ngư nghiệp sẽ giảm mạnh.

-Cơ hội thị trường thuận lợi để phát triển nhanh các ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử), ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử),sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng phát triển; mở rộng các ngành dịch vụ logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải – kho - cảng - cửa khẩu nội địa), du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghỉ dưỡng cuối tuần; khu cắm trại); phát triển ngành chế biến và cung cấp thực phẩm phục vụ nội thành.

- Điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế thuận lợi để tham gia vào các công đoạn sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm cơ khí và điện tử trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nguồn lực: lực lượng lao động dồi dào – có lợi thế trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệ tăng dần.

- Tài nguyên thiên nhiên phù hợp với phát triển ngành du lịch, trồng hoa màu phục vụ nội thành

- Vai trò của Sóc Sơn: theo uy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phốHà Nội đến năm 2020, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những khu công nghiệp trọng yếu của thủ đô, vì vậy, cơ cấu kinh tế của Sóc Sơn sẽ phải điều chỉnh theo hướng thiên về công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp sẽ là các ngành quan trọng. Đặc biệt, theo quy hoạch chung của thành phố, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những trung tâmĐại học (10- 12 vạn sinh viên) và trung tâm y tế với các bệnhviện lớn. Nông nghiệp sẽ đóng vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế.

- Cơ hội phát triển thuận lợi cùng với cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật ngày càng đáp ứng yêu cầu của đời sống và phát triển kinh tế, sẽ là những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện diễn ra nhanh chóng hơn.

b. Các nhân tố xác định mục tiêu tăng trưởng:

- Theo dự báo về tốc độ tăng trưởng quốc gia, giai đoạn 2011- 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước sẽ phục hồi và sang đến giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia sẽ cao hơn, vì vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Huyện giai đoạn 2016- 2020 sẽ cao hơn giai đoạn 2011- 2015.

- Theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10 - 12%/năm và tăng lên ở mức 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020, vì vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Huyện giai đoạn 2016- 2020 sẽ cao hơn giai đoạn 2011- 2015.

- Theo yêu cầu phải tiếp cận các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và mứcthu nhập bình quân đầu người của thành phố đến năm 2020, bắt buộc tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Huyện Sóc Sơn phải cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của thành phố.

-Sóc Sơn có xuất phát điểm thấp, người lao động đa phần đang hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp, vì vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa sẽ cho phépHuyện đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơn so với mức chung của thành phố.

- Thực hiện tốt vai trò cầu nối kinh tế của Sóc Sơn với nền kinh tế các địa phương ở các tỉnh phía Bắc nhằm giúp các tỉnh này phát triển.

-Cơ sở hạ tầng ở Sóc Sơn hiện tại chưa thật thuận lợi để phát triển kinh tế, do đó, đây là một yếu tố quyết định tốc độ chuyển đổi cơ cấu cũng như tốc độ tăng trưởng của Huyện.

3.3.1.2. Mục tiêu

a. Về mặt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất:

- Tăng nhanh giá trị sản xuất nhằm thực hiện yêu cầu tiếp cận mức thu nhập bình quânđầu người chung của toàn thành phố. Về cơ bản, mức thu nhập bình quân đầu người của Sóc Sơn sẽ tiệm cận mức thu nhập bình quân đầu ngườiHà Nội vào năm 2015 và vượt mức thu nhập bình quân Hà Nội vào năm 2020. Để đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trong khoảng giá trị ở trên, Sóc Sơn cần đặt ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của Hà Nội.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao ở mức bình quân khoảng 18,5± 1% hàng năm cho cả giai đoạn 2011- 2020.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2015 sẽ biến động trong khoảng 18 ± 1%; giai đoạn 2016- 2020 sẽ biến động trong khoảng 19 ± 1%

b. Về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế: ngành nông nghiệp là ngành có giá trị gia tăng thấp, nên để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới, Sóc Sơn cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng cao.

- Quan hệ giữa đô thị hóa và cơ cấu kinh tế: Cùng với quá trình đô thịhoá, đòi hỏi cơ cấu kinh tế của Huyện Sóc Sơn cần được chuyển đổi theo hướng công nghiêp - dịch vụ - nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của người dân đô thị và đặc điểm nghề nghiệp của người dân đô thị.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng cao, theo hướng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng.

- Cơ hội thị trường: xu hướng phát triển thị trường chỉ ra rằng các ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất linh kiện, sản xuất thiết bị gia dụng, thiết bị văn phòng, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch – giải trí –nghỉ dưỡng sẽ là những ngành nghề chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế.

- Tập trung phát triển các ngành kinh tếphản ánh thế mạnh của Sóc Sơn, xu thế phát triển của nền kinh tế, những cơ hội thị trườngvà yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp –dịch vụ, và nông nghiệp tập trung vào phát triển các ngành sau:

+ Công nghiệp:Phát triển Sóc Sơn trở thành trung tâm công nghiệp của Thủ đô. Tập trung đầu tư chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu theo hướng ưu tiên cho sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lựa chọn theo hướng ưu tiên các ngành hàng công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ và có hàm lượng chất xám cao. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có nhiều lợi thế như sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy.

+ Dịch vụ: logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải – kho - cảng - cửa khẩu nội địa); du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghĩ dưỡng cuối tuần; khu cắm trại); dịch vụ tài chính chính, viễn thông, vận tải hành khách, phát triển hệ thống giáo dục đại học và dịch vụ y tế trên địa bàn nhằm tạo ra thu nhập, việc làm và nguồn nhân lực cho sự phát triển củaHuyện.

+ Nông nghiệp: Trồng hoa, rau, chăn nuôi, thuỷ sản phục vụ nội thành.

c. Về mặt tiềm lực:

trên tham gia đầu tư và kinh doanh ở Sóc Sơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng, có hệ thống cung ứng ổn định, có khả năng giúp Sóc Sơn tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, góp phần tạo đầu raổn định cho nền kinh tế địa phương.

- Nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương thông qua việc tiến hành điều tra hàng năm tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng hệ thống chính sách giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, hướng dẫn họ đầu tư một cách đúng hướng, cũng như chỉ ra những cơ hội kinh doanh mới nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào địa bàn Huyện.

- Nâng dần khả năng tự chủ tài chính của Huyệnthông qua mở rộng hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ trọng thuế mà Huyện được hưởng từ các doanh nghiệp trên địa bàn và thu hút lao động trên địa bàn vào các dự án kinh doanh mới.

-Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư: Sóc Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, có lợi thế về quỹ đất, gần Trung tâm Hà Nội, vì vậy, có nhiều cơ hội để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 114 - 117)