Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 80 - 83)

Trong 5 năm vừa qua, hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đãđược cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 22 tuyến đường với tổng chiều dài 83 km, kinh phí 960,4 tỷ đồng, cụ thể cải tạo, nâng cấp, mở rộng đạt chuẩn 17 đường, trong đó: 30 km đường liên xã, tổng kinh phí 30 tỷ đồng; 35,9km đường Huyện, tổng kinh phí 210,7 tỷ đồng; 14,3 km đường vào các khu du lịch, khu sân golf, tổng kinh phí 83,4 tỷ đồng; xây dựng mới 5 tuyến đường phục vụ các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch sinh tháivới tổng chiều dài 16,87km, tổng kinh phí đầu tư 453 tỷ đồng.Cụ thể, đã hoàn thành tuyến đường 1,2 nối QL3 đi khu du lịch Đền Sóc, đường 131 – Đồng Quan,Đường16, đường QL3 đi khu công nghiệp Nội Bài, đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng nốicác khu du lịch, cụm công nghiệp với đườngHuyện, đường giao thông quốc gia và hệ thống ngoài hàng rào khu công nghiệp Nội Bài, hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp CN2…. Tạo điều kiện thuận lợi để ngành thương mại –dịch vụ phát triển theo.

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện nay cơ bản thuận lợi và phục vụ tốt nhu cầu phát triển CN-TTCN trên địa bàn Huyện.

2.3.1.1. Hệ thống giao thông đường bộ

a.Giao thông đối ngoại

Quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với thành phố công nghiệp Việt Trì và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai. Đoạn đi qua Huyện Sóc Sơn dài 13 km, từ ngã ba Phủ Lỗ đến cầu Xuân Phươngmặt bê tông Atfan .

Quốc lộ 3 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, vùng có tài nguyên lớn về quặng thiếc, than, mangan và khu công nghiệp Thái Nguyên. Đoạn đi qua Huyện Sóc Sơn dài 17 km từ Phủ Lỗ đến Đa Phúc (Trung Giã), nền đường hiện tại rộng từ 9 - 14 m, mặt đường rộng 8- 10 m, kết cấu mặt đường mới được cải tạo rải thảm bê tông Atfan.

Đường Bắc Thăng Long - Sân Bay quốc tế Nội Bài: nối trực tiếp trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua Sóc Sơn 5 km, đường được thiết kế với tiêu chuẩn cấp cao, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng mặt cắt 23 m.

Đường số 35: nối từ quốc lộ2 (tại Thanh Xuân) đến quốc lộ 3 A tại ngã ba Nỉ, tuyến đường này dài 17 km.Đường đang được cải tạo, nâng cấp.

Đường số 16: đi từ ngã 3 Phủ Lỗ qua cầu Đò Lo, nối sang Bắc Ninh. Đường dài 8 km, nền đường rộng 6- 7 m, mặt đường rộng 5 m đá dămbán thấm nhập đang được cải tạo.

Đường số 131: Nối từ quốc lộ 2 từ Thanh Xuân qua phía Bắc sân bay Nội bài đến quốc lộ 3 từ thị trấn Huyện lỵ Sóc Sơn. Toàn bộ tuyến dài 11 km, nền đường rộng 9- 10 m, mặt đường rộng 6- 7 m.

Đường nối Quốc lộ 3 vào đền Sóc và hồ Đồng Quan: dài 7 km, mặt đường được rải thảm bê tông Atfan rộng từ5 - 7 m.

Đường 18 mới được đưa vào sử dụng nối từ QL 2 chạy song song phía nam QL 2, giao cắt với QL 2 chạy lên phía bắc, cắt qua QL 3 khu vực Phủ Lỗ, qua xã Đồng Xuân sang tỉnh Bắc Ninh vàđi Quảng Ninh. Chiều dài tuyến đường 18 trên địa bàn Huyện là 18 km. Đây là trục vận tải quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nối từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến cảng nước sâu Cái Lân.

b. Mạng lưới đường bộ doHuyệnquản lý

ĐườngHuyệngồm 29 tuyến từ thị trấnHuyện đến các xã với tổng chiều dài khoảng 170 km. Ngoài ra trên địa bànHuyệncòn khoảng 350 km đường xã vàđường ra đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kết cấu mặt đườngHuyệnchủ yếu là đường cấp phối đá, đất. Nền đường rộngtừ 4- 6 m, mặt đường trung bình rộng từ 3- 5 m.

Hệ thống cầu cống:

Công trình cầu cống lớn trên trục quốc lộ, tỉnh lộ, trụcHuyện có khoảng 20 cầu và gần 200 cống. Nhìn chung các công trình này còn sử dụng tốt, nhiều cầu cống mới được xây mới và cải tạo nâng cấp.

c. Đánh giá chung

Tổng chiều dài hệ thống trục đường chính trên địa bàn Huyệnlà 250,5km, mật độ đường là 0,876 (<1). Mật độ đường hiện tại đang thấp hơn so với tiêu chuẩn và thiếu hụt chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của dân cư. Điều này xuất phát từ đặc thù địa hình và đất đai của Sóc Sơn có diện tích vùng rừng núi lớn, chiếm đến 17,6% diện tích của toàn Huyện nên trong khu vực này mật độ đường còn rất thấp. Trong các khu vực khác nhìn chung mạng lưới đường được phân bố khá hợp lý.

Đối với hệ thống trục đường xã, đường nội bộ xã chỉ số mật độ đường đạt 1,11 (đạt yêu cầu). Tuy nhiên một số xã mạng lưới đường còn thiếu như xã Trung Giã, Tân Minh, Bắc Phũ và Xuân Thu. Đường cấp xã có chất lượng thấp chủ yếu là đường đất hoặc lớp mặt cấp phối chưa được nâng cấp đá nhựa hoặc bê tông atfan.

2.3.1.2.Đường hàng không

Các hạng mục công trình chính tại cụm cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Nội Bài bao gồm:

- Khu bay:Công suất khai thác100 nghìn lần bay/năm, tương đương khoảng 10 triệu khách/năm.

+Đường cất hạ cánh: Có hai đường cất hạ cánh mang ký hiệu11L/29R (còn gọi là đường 1A) kích thước 3.200m x 45m và 11R/29L (còn gọi là đường 1B) kích thước 3.800m x 45m

+ Đường lăn: Bao gồm một hệ thống đường lăn song song với 2 đường cất hạ cánh và các đường lăn tắt, được xây dựng với quy mô và năng lực tương ứng với hệ thống đường cất hạ cánh

+ Sân đỗ máy bay: Có 24 vị trí đỗ máy bay, trong đó có 9 vị trí dành cho máy bay B747 hoặc tương đương, 3 vị trí dành cho máy bay B767 hoặc tương đương, 6 vị trí dành cho máy bay A321 hoặc tương đương và 6 vị trí dành cho máy bay ATR72 hoặc tương đương

+ Khu sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Cơ sở này có khả năng bảo dưỡng

mức C (trung tu) đối với các loại máy bay A320, A321, F70 và thực hiện bảo dưỡng ngoại trường mức A (bảo dưỡng thường xuyên) cho máy bay ATR72, B767, B777.

- Khu hàng không dân dụng: Có công suất khai thác hiện tại là 4 triệu hành khách và 20nghìn tấn hàng hóa/năm.

+ Nhà ga hành khách: Ký hiệu là T1, được xây mới và đưa vàokhai thác từ

năm 2001. Diện tích của nhà ga là 91.000m2. Công suất khai thác hiện tại của nhà ga T1 là 2.400 khách/giờ cao điểm, tương đương 4 triệu khách/năm.

+ Nhà ga hàng hóa: có công suất thiết kế là 260 nghìn tấn/năm.

+Sân đỗ ô tô:Được bố trí trước sảnh đến của nhà ga hành khách T1, có diện tích 21.525m2 với 861 vị trí đỗ ô tô, không đảm bảo vị trí đỗ khi sản lượng khai thác tại CHK vượt quá 6 triệu khách/năm.

+ Đường giao thông:CHKQT Nội Bài được kết nối với các khu vực lân cận qua hai trục đường bộ: Đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (4 làn đường) và Quốc lộ 3 (2 làn đường). Hệ thống đường giao thông nội cảng bao gồm: trục đường chính (đường cao tốc nối ra Quốc lộ 3) dài 1.500m; 1 cầu cạn dẫn vào nhà ga T1 (3 làn đường) và các đường nhánh (2 làn đường.

- Công suất khai thác của CHKQT Nội Bài: Được tính theo bộ phận có công

suất khai thác thấp nhất là 4 triệu khách/năm và 20 nghìn tấn hàng hóa/năm.

2.3.1.3. Đường sắt

Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều đi qua phía đông của Huyện Sóc Sơn, đoạnchạy quaHuyện dài 16 km. Trên đoạn này có hai nhà ga nhỏ là ga Đa Phúc và ga Trung Giã. Quy mô của mỗi ga là từ 50- 60 hành khách/ngày.

2.3.1.4. Đường Sông

Trên địa bàn Huyện Sóc Sơn có các tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ chảy qua với tổng chiềudài 90 km, việc khai thác các sông hiện có cho vận tải thủy còn nhỏ bé, các bến bãiđang khai thác ở dạng tự nhiên, hàng hóa vận tải chủ yếu là than, vật liệu xây dựng, các hàng hóa tiêu dùng và lâm thổ sản. Trên địa bàn Huyện có 4 bến là bến Trung Giã, Việt Long, Bến Cốc và Đông Bắc, các bến đều chưa có hệ thống cầu cảng. Chỉ có bến Trung Giã có kho bãi ngoài trời (khoảng 2.000 tấn).

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)