Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 111 - 113)

3.2.2.1. Phương hướng chung

Đến năm 2020 đưa Sóc Sơn thành một Huyện ngoại thành hiện đại với khu đô thị Trung tâm có dân số ước tínhkhoảng 375 ngàn dân,trong đó khoảng 97,8 ngàn ngưới dàn dân sống ở khu vực đô thị. Khu đô thị Sóc Sơn sẽ là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hoá, khoa học và thương mại dịch vụ của Huyện, đồng thời sẽ là nơi cư ngụ của những người làm việc ở nội thành Hà Nội, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại dịch vụ. Cùng với khu đô thị trung tâm, các đô thị nhỏ (khoảng 5- 8 ngàn dân) sẽ là các trung tâm của khu vực phía tây, phía bắc và phía đông. Cụ thể,các hướng quy hoạch chính như sau:

- Về định hướngphát triển đô thị: xây dựng Sóc Sơn trở thành đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái với các chức năng chính là:

+ Là trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, Logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế.

+ Là trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố. +Là đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia và thành phố.

+ Là vùng phát triển công nghiệp sạch của Thành phố Hà Nội. + Là trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.

+ Là trung tâm dịch vụ y tế chuyên sâu khu vực cửa ngõ phía Bắc Hà Nội - Về mặt không gian, Huyện Sóc Sơn sẽ được quy hoạch thành ba khu vực với những ưu tiên khác nhau:

+ Vùng đồi: ưu tiên trồng rừng, phát triển vành đai xanh cho thành phố, phát triển các khu du lịch sinh thái.

+ Vùng giữa: phát triển thành trung tâm đô thị lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, các trung tâm thương mại hiện đại và các dịch vụ công cộng tốt.

+ Vùng trũng: ưu tiên đầu tư phát triển các công trình thủy lợi, phòng chống ngập úng; về mặt kinh tế đây là khu vực có thể phát triển các ngành du lịch sinh thái và nuôi trồngthủy sản.

- Về mặt cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; từng bước hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, khu đô thị mới theo Quy hoạch; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư trên địa bàn; đảm bảo an ninh chính trị, củng cố quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ ở một số khu vực cần quan tâm (các công trình chống ngập úng ở vùng trũng, các công trình phòng cháy chữa cháy ở vùng đồi); phát triển các trung tâm giao thông vận tải theo hướng tích hợp các hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường không.

- Về mặt cơ sở hạ tầng xã hội: cung cấp các dịch vụ dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu về nhàở, đi lại và môi trường sống cho người dân.

3.2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế- xã hộicủaHuyện Sóc Sơn đến năm 2020

- Đảm bảo nguyên tắc cân bằng, đồng đều, xanh, tri thức, và an toàn; hạn chế được những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội do quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa diễn ra trên địa bàn Huyện; chuẩn bị các phương án cụ thể nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập, cơ sở hạ tầng kinh tế,kỹ thuật, dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng cho quy mô dân số tăng nhanh trong thời gian tới.

- Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Sóc Sơn và mức độ phát triển chung của Hà Nội. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn phải dần tiếp cận được với các chỉ tiêu tương ứng chung củaHà Nội.

- Đưa Sóc Sơn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Sóc Sơn sẽ tập trung phát triển công nghiệp vào các ngành sản xuất linh kiện (phục vụ ngành cơ khí, chế tạo ô tô), ngành lắp ráp (cơ khí, ôtô, điện tử), bao bì, thiết bị văn phòng; lĩnh vực dịch vụ cần ưu tiên ngành du lịch, vận chuyển hành khách, kho vận, viễn thông, tài chính, giáo dục, y tế và logistics; ngành nông nghiệp ưu tiên sản xuất và chế biến thực phẩm, rau quả, nông sản.

- Thực hiện được vai trò là một đô thị vệ tinh trọng điểm ở phía Bắc của Thủ đô trong tương lai; là trung tâm đô thị hiện đại; là một trong những đầu mối kinh tế, công nghiệp, giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Hệ thống giao thông, thông tin, logistics của Huyện phải được kết nối chặt chẽ, thuận tiện với Hà Nội và các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực về sự cận kề các nguồn nhân lực có trình độ cao, hiệu ứng lan tỏa công nghệ, kiến thức, thông tin, nguồn nhân lực từ khu vực nội thành Hà Nội để hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ. Mặt khác, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội củaHuyện cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa trên địa bàn Huyện.

- Phát huy tối đa lợi thế địa lý để xây dựng và phát triển các đầu mối giao thông, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, các cơ sở sản xuất công nghiệp và các trung tâm logistics trong nước và quốc tế; khai thác hiệu quả các địa danh văn hóa lịch sử lớn, các khu rừng, các đầu mối giao thông để phát triển hoạt động du lịch cuối tuần cũng như thu hút khách du lịch từ các địa phương khác đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

- Thay đổi cơ chế thu và quản lý ngân sách nhằm tạo sự chủ động hơn cho Huyện trong việc huy động và sử dụng ngân sách địa phương phục vụ phát triển cơ sở hạ tầngkỹ thuật và xã hội trên địa bàn. Song song với quá trình này, Huyện cũng cần huy động tối đa nguồn vốn ODA, đầu tư nước ngoài, đầu tư của các địa phương khác vào quá trình phát triển kinh tế xã hội củaHuyện.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 111 - 113)