Điều kiện quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 101)

Hiện nay Việt Nam đang tham gia tích cực vào các thể chế quốc tế như WTO, APEC, ASEAN. Các nguyên tắc cơ bản được các tổ chức này đưa ra trong quá trình xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho các quốc gia thành viên là: tăng trưởng cân bằng, tăng trưởng đồng đều, tăng trưởng xanh, tăng trưởng dựa trên tri thức, tăng trưởng an toàn. Mặc dù không phải là bắt buộc, tuy nhiên để có thể đưa Sóc Sơn tiến kịp và hội nhập một cách chủ động với nền kinh tế toàn cầu thì các nguyên tắc trên cần được chú ý trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hộiHuyện Sóc Sơn.

Theo dự báo của Business Mornitor International, trong giai đoạn 2011 – 2016 tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Việt Nam là 6,5 - 7% và khoảng 7,0- 7,1% giai đoạn 2016- 2019. Như vậy, trong giai đoạn 2010- 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn giai đoạn 2004 - 2007 (ước tính khoảng 8% hàng năm), và sẽ phục hồi tốc độ tăng trưởng ở tốc độ cao hơn trong giai đoạn 2016- 2020. Là một phần của nền kinh tế Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế Sóc Sơn giai đoạn 2011- 2020 sẽ ít nhiều chịu tác động của xu hướng tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Việt Nam là một nước đang phát triển, có xuất phát điểm khá thấp so với khu vực và thế giới, nhưng được coi là một đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển được nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi là một thị trường đầy tiềm năng cũng như là một điểm địa chỉ hấp dẫn để thiết lập các cơ sản xuất ở Việt nam. Vì vậy, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cần đưa Sóc Sơn thành một trong những mắt xích quan trọngtrong các chuỗi giá trị toàn cầu của công ty đa quốc gia cũng như là

đầu mối phân phối và vận chuyểnhàng hóa quan trọng ở các tỉnh phía Bắc.

Sóc Sơn là một Huyện ngoại thành có mức độ phát triển thấp so với khu vực nội thành: thu nhập bình quân đầu người thấp; mức độ đô thị hóa thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành nghề cơ bản đối với đa số dân cư; cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách phát triển với nội thành là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ởHuyện Sóc Sơn.

Tóm lại,điều kiện quốc tế và trong nước chỉ ra rằng: quy hoạch phát triển kinh tế- xã hộiHuyện Sóc Sơn phải tôn trọng nguyên tắc cân bằng, đồng đều, xanh, dựa vào tri thức và an toàn; làm cho Sóc Sơn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành công nghiệp đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài; phải góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô; qua đó thu hẹp được khoảng cách phát triển giữa Sóc Sơn và mức độ phát triển chung củaHà Nội.

3.1.2. Quy hoạch tổng thếphát triển kinh tế xã hộithành phốHà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Sóc Sơn là một phần củaHà Nội, vì vậy quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn được đặt trong mối quan hệ kinh tế- văn hóa –xã hội – chính trị - an ninh quốc phòng của Thủ đô. Vì vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn cần phải đặt ra tương xứng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củaHà Nội.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12% và thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5-10%.

Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100-4.300 USD; đến năm 2020 đạt khoảng 7.100-7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 -17.000 USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trũ trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố.

Đến năm 2015, trong cơ cấukinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 3-4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5-56,6%, công nghiệp- xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 2-2,5%.

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 14-15%/năm thời kỳ 2011-2015 và 13-14% thời kỳ 2016-2020.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội sẽ trở thành một thành phố lớn có quy ước tính khoảng 7.9 – 8.0 triệu dân, trong đó có khoảng 4.293 triệu dân sống ở các khu vực đô thị. Quy hoạch này cũng chỉ ra rằng một phần của Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những khu đô thị vệ tinh của thành

phốHà Nộivới dân số ước tính khoảng250ngàn dân vào năm 2030.

Về định hướng phát triển,Hà Nội sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế hiện đại. Cơ bản, nền kinh tếHà Nộisẽ là một nền kinh tế dịch vụ - công nghiệp được xây dựng trên cơ sở nguồn nhân lực trình độ cao, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.

Các ngành kinh tế được ưu tiên phát triển là: tài chính, thương mại, giao thông và logistics, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghiệp điện tử, dụng cụ y tế, du lịch, các khu vực chuyên canh cung cấp thực phẩm cho khu vực nội thành.

Bảng3.1: Tóm tắtcác mục tiêu cơ bản phát triểnkinh tế xã hộiHà Nội đến năm 2020

Chỉ tiêu Giai đoạn 11-15 Giai đoạn 16-20

1.Tốc độ tăng trưởng GDP 11%/năm 10%/năm

2.GDP/người đến năm cuối của giai đoạn 4.100-4.300đô la/năm 7.100-7.500đô la/năm 3.Cơ cấu GDP

- CN–XD 41,9% 41-42%%

- Dịch vụ 53,9% 55,5-56,5%

- Nông nghiệp 4,2 % 2-2,5 %

4.Tốc độ tăng trưởng TGTSX 10 - 12%/năm 14 - 15%/năm

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hộiHà Nội đến năm 2020

Với những định hướng lớn ở trên, quy hoạch định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của Hà Nội là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng quy hoạch đô thị, phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế, và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đến năm 2020.

Theo định hướng quy hoạch tổng thể Hà Nội, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn phải đảm bảo phát triển Sóc Sơntrở thành một trong những đô thị vệ tinh phía Bắc của Thủ đô; đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa – công nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô; là một trong những đầu mối kinh tế; công nghiệp, giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

3.1.3. Xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn Huyện

Là một bộ phận của thủ đô Hà Nội, xu thế độ thị hóa ởHuyện Sóc Sơn gắn liền với quá trình đô thị hóa trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội. Theo định hướng tổ chức không gian đô thị và không gian công nghiệp của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Sóc Sơn sẽ trở thành một phần của Hà Nội. Do vậy, tốc độ đô thị hoá ở

Huyệntrong những năm tớisẽ diễn ra với tốc độ cao.

Đô thị hoá sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn: đất cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm sút, đời sống xã hội sẽ có những thay đổi căn bản, nhiều vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội sẽ phát sinh.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đến năm 2020, phần định hướng không gian công nghiệp cũng đã xác định Sóc Sơn sẽ là một trong những vùng được bố trí các khu công nghiệp tập trung của Thủ đô. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa ởHuyện Sóc Sơn sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với các địa phương khác. Quá trình công nghiệp hóa sẽ có những tác động tích cực về mặt kinh tế, việc làm và thu nhập cũng như thúc đẩy các ngành dịch vụ và nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên để tận hưởng được lợi ích do quá trình nay đem lại, Sóc Sơn cần lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của Huyện, chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm tận dụng tối đa cơ hội việc làm do quá trình công nghiệp hóa đem lại. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa cũng đòi hỏi phải chuẩn bị các phương án nhằm giảm thiểu các tác động về mặt môi trường, cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân trên khu vực.

Tóm lại, đô thị hóa – công nghiệp hóa ở Sóc Sơn sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Quá trình nàyđòi hỏi quy hoạch phải giúp Sóc Sơn tối đa hóa lợi ích và giảm thiểuhóa chi phí do quá trình nàyđem lại về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

3.1.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Dự báo của tất cả các ngành, các cấp, các nhà khoa học đều khẳng định xu thế phát triển ngày càng nhanh của khoa học và công nghệ. Điều đó đòi hỏi các ngành, các lĩnh vựcphải luôn luôn tìm cách tiếp cận kịp thời với những thành tựu của khoa học và công nghệ mới.

Để tận dụng tối đa những cơ hội do tiến bộ khoa học kỹthuật mang lại, quy hoạch phát triển Sóc Sơn sẽ chú trọng định hướng công nghệ theo hướng xanh và hiệu quả cho các ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Về mặt nhân lực, ngành giáo dục và đào tạo cần có sự chuẩn bị trước cho các thế hệ lao động trẻ có đủ khả năng đóng góp vàophát triển kinh tế địa phương.

Như vậy, những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật trong thời gian tới chỉ ra rằng, chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn cần được định hướng nhằm gia tăng hàm lượng công nghệ của nền kinh tế Huyện, cần chuẩn bị (thu hút hoặc đào tạo) nguồn nhân lực phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ của nền kinh tế.

3.1.5. Khả năng thu hút vốn cho phát triển

trình thực thi quy hoạch tổng thể kinh tế xã hộiHuyện Sóc Sơn đến năm 2020. Tình hình ngân sách địa phương và tình hìnhđầu tư trong những năm gần đây chỉ ra rằng để phát triểnkinh tế- xã hộiHuyện Sóc Sơn cần nguồn vốnlớn từ bên ngoài. Lý do cơ bản là mức thu nhập của dân cư và ngân sách củaHuyện hiện nay là quá thấp để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của Huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, Sóc Sơn cần có biện pháp hữu hiệu để tạo nguồn vốn cho phát triển bao gồm: Ngân sách thành phố (các công trình công cộng); nguồn ODA (cơ sở hạ tầng kỹthuật); nguồn vốn tư nhân; các nguồn vốn đầu tư nướcngoài.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố, trong đó cóHuyện Sóc Sơn, có thể khái quát như sau:

Bảng3.2: Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực

Ngành, lĩnh vực Doanh

nghiệp Nhà nước Xu thế vận động

1.Nguồn vốn phát triển kinh tế

nói chung. x ít thay đổi

2.Vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật - Cấp điện - Cấp nước sạch - Giao thông - Viễnthông x x x x

Mức độ kiểm soát cao “

Phần DN có thể tăng chậm 3.Vốn cho phát triển VHXH

- Giáo dục phổ thông - Đào tạo chuyên nghiệp - Y tế - TDTT x x x x x x x x x Phần DN có thể tăng chậm. Phần DN có thể tăng nhanh Phần DN có thể tăng nhanh Phần DN có thể tăng nhanh Để thu hút nguồn vốn tư nhân vào sản xuất kinh doanh, Huyện cần cải cách hành chính theo hướng phục vụcác doanh nghiệp, bên cạnh đó,Huyệncũng cần chủ động lập các dự án đểthu hút vốn đầutưvào phát triển kinh tếtrên địabàn.

Để lập được các dự án gọi vốn đầu tư phát triển kinh tế, Huyện sẽ kết hợp giữa các phòng, ban cấp Huyệnvới các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Những dự án này sau khi đãđược lập, sẽ được công khai hoá trên báo chí, trên mạng.

Trong trung hạn, đối với lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn sẽ cố gắng ổn định số lượng các cơ sở công lập, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, có thể lập các dự án kêu gọi vốn đầu tư để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước vào lĩnh vực này. Trong tương lai, tỷ trọng các cơ sở ngoàiNhà nước sẽ tăng dần trong lĩnh vực này. Nói chung là tốc độ phát triển các ngành văn hoá xã hội vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn ngân sách eo hẹp của Nhà nước. Do vậy, nếu chưa có những thay đổi đột biến về cơ chế, chính

sách, sẽ khó đạt được tốc độ phát triển cao ở các ngành văn hoá xã hội.

Hiện tại, Sóc Sơn mới bước đầu có sức hút mạnh các nhà đầu tư ngoài khu vực vào các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo định hướng phát triển kinh tế của Thủ đô, với quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến Sóc Sơn, chắc chắn sức hút đó ngày càng tăng. Đặc biệt, đi đôi với định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật là sự hoàn thiện cơ chế quản lý, cải tiến các hoạt động hành chính trên địa bàn Thành phố và Huyện, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn chắc chắn sẽ ngày càng tăng nhanh.

Nguồn vốn ODA sẽ chủ yếu tập trung cho xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoặc thông qua các doanh nghiệp Nhà nước để phát triển một số ngành, một số sản phẩm quan trọng. Nguồn vốn FDI và vốn của các doanh nghiệp liên doanh sẽ được thu hút vào các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Sóc Sơn. Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn trong dân sẽ được thu hút vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh vực, trong đó chủ yếu được hướng vào lĩnh vực dịch vụ và du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn.

Từ sau năm 2015, khả năng thu hút các nguồn vốn FDI, vốn liên doanh với nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn sẽ tăng nhanh. Xu thế này nhờ trước hết là do sự đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn 2000-2015, thứ hai là xu hướng đẩy các khu công nghiệp tập trung ra xa khu vực trung tâm Thành phố, và thứ ba là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý sẽ khuyến khích đầu tư ở Sóc Sơn mạnh hơn.

Tóm lại, khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển chỉ ra rằng, trong thời gian tới sự phát triển Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn từ bên ngoài, như nguồn ODA, nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn đầu từ các địa phương khác. Một hướng khác để tạo vốn cho phát triển là xây dựng cơ chế để giúp Sóc Sơn được giữ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)