Khả năng thu hút vốn cho phát triển

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 104 - 106)

trình thực thi quy hoạch tổng thể kinh tế xã hộiHuyện Sóc Sơn đến năm 2020. Tình hình ngân sách địa phương và tình hìnhđầu tư trong những năm gần đây chỉ ra rằng để phát triểnkinh tế- xã hộiHuyện Sóc Sơn cần nguồn vốnlớn từ bên ngoài. Lý do cơ bản là mức thu nhập của dân cư và ngân sách củaHuyện hiện nay là quá thấp để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của Huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, Sóc Sơn cần có biện pháp hữu hiệu để tạo nguồn vốn cho phát triển bao gồm: Ngân sách thành phố (các công trình công cộng); nguồn ODA (cơ sở hạ tầng kỹthuật); nguồn vốn tư nhân; các nguồn vốn đầu tư nướcngoài.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố, trong đó cóHuyện Sóc Sơn, có thể khái quát như sau:

Bảng3.2: Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực

Ngành, lĩnh vực Doanh

nghiệp Nhà nước Xu thế vận động

1.Nguồn vốn phát triển kinh tế

nói chung. x ít thay đổi

2.Vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật - Cấp điện - Cấp nước sạch - Giao thông - Viễnthông x x x x

Mức độ kiểm soát cao “

Phần DN có thể tăng chậm 3.Vốn cho phát triển VHXH

- Giáo dục phổ thông - Đào tạo chuyên nghiệp - Y tế - TDTT x x x x x x x x x Phần DN có thể tăng chậm. Phần DN có thể tăng nhanh Phần DN có thể tăng nhanh Phần DN có thể tăng nhanh Để thu hút nguồn vốn tư nhân vào sản xuất kinh doanh, Huyện cần cải cách hành chính theo hướng phục vụcác doanh nghiệp, bên cạnh đó,Huyệncũng cần chủ động lập các dự án đểthu hút vốn đầutưvào phát triển kinh tếtrên địabàn.

Để lập được các dự án gọi vốn đầu tư phát triển kinh tế, Huyện sẽ kết hợp giữa các phòng, ban cấp Huyệnvới các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Những dự án này sau khi đãđược lập, sẽ được công khai hoá trên báo chí, trên mạng.

Trong trung hạn, đối với lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn sẽ cố gắng ổn định số lượng các cơ sở công lập, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, có thể lập các dự án kêu gọi vốn đầu tư để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước vào lĩnh vực này. Trong tương lai, tỷ trọng các cơ sở ngoàiNhà nước sẽ tăng dần trong lĩnh vực này. Nói chung là tốc độ phát triển các ngành văn hoá xã hội vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn ngân sách eo hẹp của Nhà nước. Do vậy, nếu chưa có những thay đổi đột biến về cơ chế, chính

sách, sẽ khó đạt được tốc độ phát triển cao ở các ngành văn hoá xã hội.

Hiện tại, Sóc Sơn mới bước đầu có sức hút mạnh các nhà đầu tư ngoài khu vực vào các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo định hướng phát triển kinh tế của Thủ đô, với quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến Sóc Sơn, chắc chắn sức hút đó ngày càng tăng. Đặc biệt, đi đôi với định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật là sự hoàn thiện cơ chế quản lý, cải tiến các hoạt động hành chính trên địa bàn Thành phố và Huyện, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn chắc chắn sẽ ngày càng tăng nhanh.

Nguồn vốn ODA sẽ chủ yếu tập trung cho xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoặc thông qua các doanh nghiệp Nhà nước để phát triển một số ngành, một số sản phẩm quan trọng. Nguồn vốn FDI và vốn của các doanh nghiệp liên doanh sẽ được thu hút vào các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Sóc Sơn. Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn trong dân sẽ được thu hút vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh vực, trong đó chủ yếu được hướng vào lĩnh vực dịch vụ và du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn.

Từ sau năm 2015, khả năng thu hút các nguồn vốn FDI, vốn liên doanh với nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn sẽ tăng nhanh. Xu thế này nhờ trước hết là do sự đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn 2000-2015, thứ hai là xu hướng đẩy các khu công nghiệp tập trung ra xa khu vực trung tâm Thành phố, và thứ ba là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý sẽ khuyến khích đầu tư ở Sóc Sơn mạnh hơn.

Tóm lại, khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển chỉ ra rằng, trong thời gian tới sự phát triển Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn từ bên ngoài, như nguồn ODA, nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn đầu từ các địa phương khác. Một hướng khác để tạo vốn cho phát triển là xây dựng cơ chế để giúp Sóc Sơn được giữ lại một tỷ lệ tiền thu từ thuế và thuê đất ở mức độ hợp lý, nhằm cải thiện năng lực tài chính củaHuyệntrong việc thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 104 - 106)