dựng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn
Trong những năm qua, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã phát triển mạnh mẽ và đang đóng góp phần quan trọng nhất vào nền kinh tế và sự phát triển của Huyện Sóc Sơn. Đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của các lĩnh vực này là các KCN và các CCN trên địa bàn. Đến năm 2010, trên địa bàn Huyện có 2 KCN và 3 CCN với tổng diện tích lên đến hơn 700 ha. Cụ thể, 2 khu công nghiệp gồm:KCN Nội Bài (115 ha) đã đi vào hoạt động, KCN sạch Sóc Sơn (Tân Dân – Minh Trí) (342 ha)
đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; Ba Cụm công nghiệpgồm:CCN vừa và nhỏ Sóc Sơn(64,54 ha)đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; CCN tập trung Sóc Sơn(203 ha) đãđược duyệt quy hoạch chi tiết.Các làng nghề truyền thống cũng đãđóng góp đáng kể cho GTSX ngành công nghiệp.
2.1.2.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm gần đây, quy mô GTSX công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2002- 2010.
Đồ thị 2.10:Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000- 2010
Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2000 - 2010 (đồ thị 2.10) đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (giá thực tế). GTSX công nghiệp tăng từ gần 690 tỷ đồng vào năm 2000 lên 9.938 tỷ năm 2006, 18.031 tỷ năm 2008, và 25.395 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, tỷ trọng GTSX công nghiệp đã tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2006, từ mức 34,25% lên 79,98% năm 2006. Từ năm 2006 đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ và đạt mức 76,59% năm 2010.
Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển công nghiệp Huyện Sóc Sơn có thể được chia thành hai giai đoạn (đồ thị 2.11).
690 3,642 9,938 12,609 18,031 20,818 25,395 34.25% 64.86% 79.97% 77.37% 77.91% 77.96% 76.59% 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
GTSX CN (nghin ty, gia thuc te) Ty Trong CN
Đồ thị 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002- 2010 (tính theo giá cố định 1994)
Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức 32,57% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 -2010, đạt mức 15,35% hàng năm. Đồ thị này cũng cho thấy, sự phát triển của kinh tế củaHuyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp.
Đồ thị 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002- 2010 (tính theo giá cố định 1994)
Đồ thị2.12 phản ánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế. Nhìn chung, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 so với giai đoạn 2002 - 2005 diễn ra ở tất cả các nhóm doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 1 0 % 1 5 % 2 0 % 2 5 % 3 0 % 3 5 % 4 0 % 4 5 % 5 0 % 5 5 % 6 0 % 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 B Q - T B B Q - C N T B C N
Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội2007, 2010
5 % 1 0 % 1 5 % 2 0 % 2 5 % 3 0 % 3 5 % 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 T . N g à n h C N K T N N K - N - N N Đ T - N N
Xét theo từng nhóm cụ thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và đang chi phối mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn Huyện. Khu vực này có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 24,34% (giai đoạn 2002 - 2005: 33,35%; giai đoạn 2006 - 2009: 17,43%). Xu hướng phát triển GTSX chậm dần ở khu vực này phản ánh, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Huyện đang có xu hướng yếu dần. Khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng cao thứ nhì và thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ở khu vực này đạt mức 18,1% giai đoạn 2002 - 2010 (giai đoạn 2002 - 2005: 31,49%; giai đoạn 2006- 2009: 8,38%). Khu vực công nghiệp ngoàinhà nước có tốc độ tăng thấp nhất đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm 13,05% giai đoạn 2002 - 2009 (giai đoạn 2002 - 2005: 19,8%; giai đoạn 2006- 2009: 7,86%).
Đồ thị 2.13:Cơ cấu GTSX Công nghiệp theo thành phần kinhtế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002- 2010
Về cơ cấu GTSX công nghiệp (đồ thị 2.13) theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn giữ vị trí chủ đạo đối với nền công nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Tỷ trong GTSX của khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 2002 - 2020, biến động trong khoảng từ 84,5% (năm 2003) và 92,3% (năm 2005). Tỷ trọng này có xu hướng tăng khá rõ rệt từ năm 2007 đến nay (87% năm 2007 lên 90% năm 2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước khá ổn định ở mức rất khiêm tốn (dưới 2%). Điều đáng chú ý là tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến nay. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế ngoài nhà nước vào ngành công nghiệp giai đoạn 2002 - 2010 dao động trong khoảng 6% (2005) đến 14% (năm 2003). Đặc biệt, tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2007 (11,18% ) đến năm 2010 (8,12%).
8 8 . 3 0 % 8 4 . 6 8 % 9 0 . 3 0 % 9 2 . 3 0 % 8 8 . 1 0 % 8 7 . 1 6 % 8 8 . 8 4 % 9 0 . 4 8 % 9 0 . 5 8 % 1 0 . 2 0 % 1 3 . 8 9 % 8 . 2 0 % 6 . 2 0 % 1 0 . 2 9 % 1 1 . 1 8 % 9 . 7 0 % 8 . 1 5 % 8 . 1 2 % 1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 6 1 % 1 . 6 6 % 1 . 4 6 % 1 . 3 7 % 1 . 2 9 % 8 2 % 8 4 % 8 6 % 8 8 % 9 0 % 9 2 % 9 4 % 9 6 % 9 8 % 1 0 0 % 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 Đ T - N N K - N - N N K T N N
Tính đến nay, trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đã có 5.887 cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp trong khu vực này là 216, tăng 3,72 lần so với năm 2005. Số lượng các hộ sản xuất năm 2010 là 5.743, tăng 2,4 lần so với năm 2005.
Số lượng lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ gần 7.772 người năm 2000 lên trên 14.380 người năm 2006 và 43.898 người năm 2010. Tính đến năm 2010, số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chiếm khoảng 22,03% lực lượng lao động toàn Huyện (xấp xỉ 45 ngàn người). Thu nhập bình quân đầu người hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 30 doanh nghiệp năm 2005 lên 40 doanh nghiệp năm 2010. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường là những doanh nghiệp có quy mô bình quân lớn nhất cả về mặt GTSX và quy mô lực lượng lao động (xem bảng 2.3). Năm 2009, quy mô bình quân các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 161.241 triệu đồng và 302 lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra việc làm cho gần 13 ngàn lao động. Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN Nội Bài, là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, công nghệ được đầu tư mới nên có trình độ khá cao, ít gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp khu vực này chủ yếu tập trung ở công nghiệp Nội Bài, vớicác sản phẩm có giá trị kinh tế lớn. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này bao gồm: xe máy (Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam); phụ tùng xe máy (công ty TNHH United Motor Việt Nam), linh kiện điện cho xe gắn máy (công ty TNHH Moric Việt Nam), thép tiền chế (Zamil Việt Nam).
Bảng2.3: Quymô các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn
Đơn vị 2000 2002 2004 2006 2008 2009
GTSX bình quân / DN
1. DN nhà nước Tr đồng 4.117 9.270 25.702 76.259 23.660 24417 2. DN Ngoài NN Tr đồng 11.373 11.276 16.844 8.579 244 224 3. DN ĐTNN Tr đồng 124.568 281.580 517.631 366.768 160.351 161.241
Số lượng lao động bình quân /Doanh nghiệp
1. DN nhà nước Người 185,8 222,0 186,8 321,0 187 195
2. DN Ngoài NN Người 57,2 53,3 54,9 43,0 4 4
3. DN ĐTNN Người 152,5 232,4 366,2 314,5 304 302
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2007, 2010
Khối doanh nghiệp công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 5 doanh nghiệp năm 2000 xuống còn 2 doanh nghiệp vào năm 2010. Các doanh nghiệp nhà nước có giá trị sản xuất 24.417 triệu đồng và 195 lao động.
Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN ngoài quốc doanh củaHuyệncó quy mô sản xuất nhỏ và rất nhỏ, sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Các doanh nghiệp này có giá trị sản xuất bình quân là 244 triệu đồng và có 4 lao động. Các sản phẩm công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh bao gồm: Cao lanh các loại, sét dẻo, khai thác cát, sỏi, xay sát, bánh phở, đậu phụ, giò chả, chè sao các loại,bia hơi,nước giải khát, may đo, dép nhựa, giày da,đan lát nội địa, gạchchỉ, gạch lát, thép các loại.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển ngành xây dựng
Thực trạng phát triển ngành xây dựng được phản ánh tập trung ở đồ thị 2.14 và 2.15. Quy mô giá trị sản xuất xây dựng có chiều hướng gia tăng từ năm 2006 đến nay (đồ thị2.14). Năm 2006 quy mô giá trị sản xuất xây dựng đạt mức 306 tỷ đồng, năm 2008 là 809 tỷ đồng, ước tính năm 2010 con số này là 1.138 tỷ đồng. Xét về mặt tỷ trọng, đóng góp của ngành xây dựng có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2000 - 2006 từ 9,5% tổng GTSX toàn Huyện xuống còn khoảng 2,5% năm 2006. Giai đoạn 2007 - 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành xây dựng đang có xu hướng tăng nhẹ từ mức 2,46% năm 2006 lên 2,71% năm 2010.
Đồ thị 2.14: Giá trị SX ngành Xây dựng và tỷ trọng Xây dựng trong tổng GTSX trên địa bàn HuyệnSóc Sơn giai đoạn 2000- 2010
Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể được chia thành hai giai đoạn (đồ thị 2.15). Giai đoạn 2002 - 2005, giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng âm ở mức –5,11% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ngành xây dựng tăng ổn định ở mức 15,19% hàng năm trong giai đoạn 2006- 2010. Đồ thị 16 cũng cho thấy, tốc độ phát triển của ngành xây dựng không có quan hệ chặt chẽ với quy mô giá trị sản xuất trên địa bàn.
194 381 306 576.2 809.2 914.6 1138.4 9.65% 6.78% 2.46% 2.64% 2.64% 2.67% 2.71% 0 200 400 600 800 1,000 1,200 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
GTSXXD (gia thuc te, ty dong) % XD
Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Xây dựng và GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002-2010
Số lượng doanh nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 13 doanh nghiệp năm 2000, lên 44 doanh nghiệp năm 2006 và 80 doanh nghiệp năm 2010 (bảng 2.4).
Bảng2.4: Các chỉ tiêu cơ bản ngành xây dựng trên địa bàn Sóc Sơn Chỉ tiêu ĐV 2000 2004 2004 2006 2008 2009 2010
Số DNxây dựng DN 13 44 44 51 66 74 80
Lao động/DN Người 1 215 1 889 1 889 1 893 35 37 40
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2007, 2010