Quy hoạch thuỷ lợi

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 164 - 165)

3.6.6.1. Quy hoạch hệ thống tưới

- Tiểu vùng Tây Nam Sóc Sơn:các công trình cần được nâng cấp là:

+ Kênh Đại Lải II: Thu hẹp mặt cắt, cứng hoá lòng và mái kênh, sửa chữa, lắp van điều tiết và chống rò rỉ mặt nước.

+ Hồ Đông Quan: trước mắt cung cấp nước tưới cho 300 ha lúa và hoa màu của 3 xã, về lâu dài sẽ chuyển sang phục vụ cho du lịch. Yêu cầu cần tu bổ sửa chữa nhỏ

+ Nguồn tiếp nước Ấp Bắc Nam Hồng, và trạm bơm Nội Bài cần nạo vét kênh dẫn.

+ Cải tạo tuyến kênh từ kênh chính trạm bơm Nội Bài đến bể hút trạm bơm Mai Đình bằng cách mở rộng kênh dẫn.

+ Xây dựng trạm bơm Đồng Lác thay trạm bơm Cầu Chè.

- Tiểu vùng Đông Nam Sóc Sơn: Đây là vùng trũng nhất trong Huyện, loại cây trồng chủ yếu là lúa nước, chính vì vậy mà lượng nước yêu cầu tưới cho vùng này rất cao. Những vùng chuyển đổi cây trồng sang nuôi trồng thuỷ sản 1 vụ vẫn phải đảm bảo cấp nước cho diện tích 426,8 ha.

+ Củng cố hệ thống tưới trạm bơm Xuân Dương,

+ Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Thá -Đồng Trầm bao gồm các hạng mục công trình: hồ chứa, trạm bơm và kênh dẫn.

- Tiểu vùng Đông Bắc Sóc Sơn:

+ Cải tạo trạm bơm Tân Hưng bằng cách xây một trạm bơm ngoài sông lấy nước thẳng vào kênh chính.

+ Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cẩm Hà, Tiên Tảo để tưới và tiêu cho 870 ha (Cẩm Hà: 660 ha, Tiên Tảo: 210 ha).

- Tiểu vùng đồi gò Nam Sơn- Bắc Sơn- Hồng Kỳ:

+ Hồ Cầu Bãi (xã Bắc Sơn): giải pháp đắp thêm 2 đập đón nước, đào thêm kênh tưới, tu bổ nạo vét kênh cũ.

+ Hoàn chỉnh xây dựng trạm bơm Đô Tân để tưới cho 300 ha, diện tích mới khai phá.

+ Xây dựng hồ Hàm Lơn để tưới cho 139 ha ở xã Nam Sơn.

+ Hoàn thành xây dựng trạm bơm Đình Thông,để tưới cho 300 ha đất của xã Hồng Kỳ và một phần của xã Nam Sơn, Bắc Sơn.

3.6.6.2. Quy hoạch hệ thống tiêu

- Tiểu vùng Tây Nam Sóc Sơn: Các công trình cần cải tạo, nâng cấp: trạm bơm Cóng Cái, ngòi tiêu qua đập điều tiết Cầu Sỏi, ngòi tiêu qua Cầu Đen, cống trắng, ngòi tiêu chảy ra sông Cà Lồ.

- Tiểu vùng Đông Nam Sóc Sơn: cần chú ý đến tiêu tự chảy, phía Bắc tiêu qua ngòi Lương Châu ra sông tiêu Bến Tre vè Thá rồi đổ ra sông Cà Lồ, phía Nam tiêu qua ngòi Xuân Kỳ qua cống Phú Thọ rồi đổ ra sông Cà Lồ.

- Tiểu vùng Đông Bắc Sóc Sơn: Là vùng trọng điểm chống úng của Huyện và diện tích úng ngập hàng năm từ 800 – 1500 ha, trên địa bàn của 4 xã là Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long và Xuân Giang.

- Tiểu vùng 3 xã miền núi Nam Sơn- Bắc Sơn - Hồng Kỳ: Hệ thống tiêu của 3

xã vùng núi đều tự chảy qua 3 suối chính, cần phải chống úng khi mực nước sông Cầu lên cao, sửa chữa, gia cố cống qua đường Bắc Sơn, cống qua đường Đỗ Tân, cống qua đường Hoa Sơn, đập Cầu Lâu, đập Đồng Hoá.

3.6.6.3.Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường

- Nước thải:

+ Xây dựng phương án xử lý nước thải có khả năng xử lý 59.706 m3/ngày đêm đối với nước thải sinh hoạt và 14.400 m3/ngày đêm đối với nước thải công nghiệp vào năm 2020.

+ Trong khu công nghiệp tập trung, có khu xử lý nước thải tập trung ngoài các trạm xử lý cục bộ trong từng nhà máy.

- Giải pháp thoát nước:

Khu đô thị Sóc Sơn, các trung tâm vùng, các trung tâm tiểu vùng, các khu chức năng xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

- Vệ sinh môi trường:

Giải quyết vệ sinh phân rác vàchất thải rắn: Thu gom, vận chuyển về nơi xử lý chất thải rắn của thành phố bằng các hình thức tổ chức và phương tiện phù hợp theo quy định của cơ quan quản lý vệ sinh môi trường.

Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn: là khu xử lý rác lớn của thành phố đang được xây dựng theo dự án phê duyệt.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)