khăn, thách thức
Một là, nguồn lao động của Sóc Sơn tuy lớn về số lượng, nhưng chất lượng không cao, cơ cấu ngành nghề lao động chưa hợp lý. Đâylà một trong những khó khăn củaHuyệntrong phát triển kinh tế.
Hai là, nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn Sóc
Sơn không được thuận lợi như cácHuyệnngoại thành khác, đặc biệt là vào mùa khô.
Ba là, tiềm năng về phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn rất lớn, đặc biệt là
vùng đồi gò, vùngđất giữa. Tuy nhiên, diện tích đưa vào sử dụng chưa nhiều, vườn rừng, vườn đồi, vườn tạp, ao hồ chưa được cải tạo còn nhiều. Chính sách giao đất, giao rừng còn nhiều những bất cập nên chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từcác tổ chức, cá nhân.
Bốn là,Sóc Sơn có diện tích đất nông nghiệp rộng, song đa phần là đất bạc màu, đất đồi gò, không thuận lợi cho phát triển sản xuất cây lúa nước. Ở vùng thấp ven sông lại thường xuyên úng ngập vào mùa mưa, do vậy không thuận lợi cho phát triển cây lúa vào vụ mùa. Trong khi đó việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Năm là,các điểm du lịch tiềm năng hiện nay nhìn chung còn hoang sơ. Để khơi dậy được tiềm năng đó, cần có một lượng vốn lớn. Với tiềm năng vốn tại chỗ của Sóc Sơn là khó có thể đáp ứng được nhu cầu mà chủ yếu phải trông chờ nguồn vốn từ ngoài địa bàn Huyện. Đó là vấn đề không dễ gì khắc phục được trong cơ chế quản lýở nước ta, cũng như trong điều kiện giao thông như hiện nay.
Tóm lại, khai thác hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế hiện có là
Huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên để khai thác các tiềm năng và lợi thế sẵn có lại cần có vốn. Trong cơ chế hiện nay,việc thu hút các nguồn vốn ngoàinhà nước có ý nghĩa quan trọng để nhanh chóng đưa Sóc Sơn trở thành Huyệnphát triển tương xứng với vị thế củaHuyệntrong tổng thể chung của cả vùng.
PHẦNII
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN