Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 54 - 64)

2.1.4.1. Khái tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000-2010

Đồ thị 2.21: GTSX nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000- 2010

Quy mô GTSX nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 được thể hiện ở đồ thị 2.21. Trong giai đoạn này, GTSX nông nghiệp trên địa bàn Huyệnliên tục tăng ở mức độ thấp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,05% hàng năm. Về mặt giá trị,quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2000 – 2010 (đồ thị 21) đã tăng hơn 4,3 lần (giá thực tế). GTSX nông nghiệp tăng từ gần 261 tỷ đồng vào năm 2000 lên 518 tỷ năm 2006, 1.007 tỷ năm 2008, và 1.137 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, đóng góp của nông nghiệp vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 13% tổng GTSX trên toàn Huyện năm 2000 xuống còn 4,17 % năm 2006, và 3,62% năm 2010.

261 356 518 661.8 1007.2 1023.5 1137.1 12.96% 6.34% 4.17% 4.50% 4.17% 3.84% 3.43% 0 200 400 600 800 1,000 1,200 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% GTSXNN Ty trong NN

Đồ thị 2.22: Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002-2010 (tính theo giá cố định 1994)

Về mặt tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp Huyện Sóc Sơn được thể hiện ở đồ thị2.22. Giai đoạn 2002- 2005, GTSX nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng ở tốc độ ổn định thấp ở mức 3,57% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức 2,77% hàng năm. Tính chung, cả thời kỳ 2002 - 2010, tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp đạt mức bình quân hàngnăm là 3,17%.

Xét theo ngành kinh tế (bảng 2.7), nhóm ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 cao nhất, đạt mức 7,77% (giai đoạn 2002 - 2005: 1,83%; giai đoạn 2006 - 2010: giảm tăng lên 12,78%). Nhóm ngành chănnuôi có có tốc độ tăng trưởngGTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 cao thứ nhì, đạt mức 4,91% (giai đoạn 2002 - 2005: 4,29%: giai đoạn 2006 - 2010: giảm tăng lên 5,4%). Nhóm ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 -2009 đạt mức 2,06% (giai đoạn 2002 - 2005: 3,48%; giai đoạn 2006- 2010: giảm xuống còn 0,94%). Nhóm ngành lâm nghiệp tăng trưởng không ổn định, có xu hướng sụt giảm GTSX. Tốc độ giảm sụt bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức -2,71% (giai đoạn 2002 - 2005: -8,38%; giai đoạn 2006 - 2010: 2,07%). Nhóm ngành dịch vụ nông nghiệp gần như bị triệt tiêu hoàn toàn. Nhìn chung, ngành chăn nuôi và thủy sản là hai ngành có xu hướng phát triển tốt. Các ngành trồng trọt, lâm nghiệpvà dịch vụ nông nghiệp đang có xu hướng giảm.

0 % 5 % 1 0 % 1 5 % 2 0 % 2 5 % 3 0 % 3 5 % 4 0 % 4 5 % 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 B Q -TB B Q -N N TB N N

Bảng 2.7: Tăng trưởng GTSX nông nghiệpHuyện Sóc Sơn.

Đơn vị tính:%

Năm/ thời kỳ Toàn b Nông

nghiệp Trồng Trọt Chăn nuôi D. vụ NN Lâm Nghiệp Thủy Sản 2002-2010 3,12 3,13 2,06 4,91 -100 -2,71 7,77 2002 4,05 4,29 2,91 6,57 -14,57 -6,88 1,84 2003 3,92 4,26 5,15 3,00 -8,09 -14,03 1,37 2004 3,49 3,70 3,07 4,65 2,99 -11,82 3,54 2005 2,81 2,88 2,80 3,00 0,76 -0,17 0,59 2002-2005 3,57% 3,78% 3,48% 4,29% -4,99% -8,38% 1,83% 2006 1,93 1,62 0,73 3,01 3,03 27,85 1,34 2007 2,76 3,31 0,56 7,57 2,94 -37,74 9,33 2008 4,39 4,59 6,50 1,85 0,00 -41,60 18,39 2009 2,00 1,52 -1,21 6,21 -100,00 46,03 15,15 2010 2,13 1,61 -1,28 6,57 48,66 16,02 2006-2010 2,77 2,62 0,94 5,40 -100,00 2,07 12,78

Nguồn: Tính toán từ số liệu được cung cấp bởi CụcThống kê Hà Nội

Về cơ cấu ngành trên địa bàn Huyện

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nội bộ nông nghiệp của Huyện Sóc Sơn những năm 2001- 2006 diễn ra theo xu hướng tương đối chậm, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng2.8: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệpHuyện Sóc Sơn

Đơn vịtính: %

Năm Nông nghiệp Trồng Trọt Chăn nuôi D. vụ NN Lâm Nghiệp Thủy Sản

2002 97,13 56,19 40,72 0,22 1,33 1,54 2003 97,85 58,20 39,47 0,18 0,88 1,44 2004 98,09 55,51 42,43 0,15 0,55 1,36 2005 97,66 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64 2006 97,47 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62 2007 98,08 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55 2008 98,38 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54 2009 97,86 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83 2010 97,49 48,98 48,50 0,00 0,45 2,06

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Sơn năm 2006, 2007, 2008, 2009. Số liệu Thống kê Hà Nội năm 2010

2.1.4.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệpHuyện Sóc Sơn

Mặc dù xu thế đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng Huyện Sóc Sơn ít bị ảnh hưởng bởi quá trình đó. Chính vì vậy trong nhiều năm qua tỷ lệ dân số, lao động nông nghiệp hầu như không thay đổi nhiều trong tổng dân số, lao động toàn Huyện và thậm chí còn tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối.

Bảng2.9: Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp

2000 2006 2009 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100 -LĐ N. nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12 118.363 59.4

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Sóc Sơn năm 2006. Số liệu Thống kê Hà Nội2010

Diện tích đất nông nghiệp của Huyện giảm từ 64,8% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2000, xuống 62,57% vào năm 2005 và 60,91% năm 2010 xuống còn 19178,8 ha (bảng 2.10). Trong vòng 10 năm qua, tổng diện tích đất nông - lâm– ngưnghiệp đã giảm 4%,tương đương1.064 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệptăng 814 ha, đất lâm nghiệp giảm 1.948 ha, Đất thủy sản tăng thêm 62 ha từ năm 2000 đến nay. Mặc dù có sự biến động giảm trong diện tích đất nông nghiệp, nhưng diện tích đất trồng cây khác tăng thêm449,69 ha. Đất rừng sản xuất tăng thêm 52 ha.

Bảng2.10: Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Sóc Sơn

TT Mục đích sử dụng đất

Năm 2009 năm 2005 Năm 2000 Tăng d. tích 2009

Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) so với 2005 so với 2000

Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 18.528,75 60,45 19.178,8 62,57 19.592,38 63,92 -650 -1.064 1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.599,09 44,37 13.538,34 44,17 12.784,15 41,71 60,75 814,94

1.1 Đất trồng cây hàng năm 12.119,59 39,54 12.396,3 40,44 12.431,75 40,56 -276,7 -312,2 1.1.1 Đất trồng lúa 10.678,58 34,84 10.915,45 35,61 11.509,51 37,55 -236,9 -830,9

1.1.2 Đất cỏ dùng vào CN 91,8 0,30 36,81 0,12 22,72 0,07 54,99 69,08

1.1.3 Đất cây hàng năm khác 1.349,21 4,40 1.444,04 4,71 899,52 2,93 -94,83 449,69 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.479,5 4,83 1.142,04 3,73 352,4 1,15 337,46 1.127,1

2 Đất lâm nghiệp 4.609,13 15,04 5.380,41 17,55 6.550,23 21,37 -771,3 -1941

2.1 Đấtrừng sản xuất 52,13 0,17 448,7 1,46 0 0,00 -396,6 52,13

2.2 Đất rừng phòng hộ 4.557 14,87 3.755,19 12,25 6.218,27 20,29 801,81 -1.661

2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 1.176,52 3,84 331,96 1,08 -1.177 -332

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 320,53 1,05 260,05 0,85 258 0,84 60,48 62,53

Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng

- Tiểu vùng vùng gò đồi (gọi là tiểu vùng 1): Đất nông nghiệp chiếm 25% so

với toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp là 703 m2/khẩu nông nghiệp, ở mức cao nhấtHuyện. Địa hình gò, đồi cao, thấp chia cắt biến động mạnh, loại đất chính của tiểu vùng là đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và đất dốc tụ. Đặc điểm của tiểu vùng này là sản xuất nông nghiệp trên đất gò đồi dốc. Hạn chế đối với sản xuất cây ngắn ngày, thế mạnh là trồng rừng, chè, cây ăn quả, theo mô hình nông - lâm kết hợp.

- Tiểu vùng giữa (gọi là tiểu vùng 2): Mật độ dân cư 889 người/km2. Đất nông

nghiệp chiếm tỷ lệ 26,3% so với toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp 565 m2/khẩu nông nghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa của sông Hồng, sông khác có được bồi và không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ. Đặc trưng về địa hình của tiểu vùng là có các khu vực đất bằng và các khu cực ruộng bậc thang. Đặc điểm của vùng đất bằng là đất đai tương đối tốt, cơ sở hạ tầng khá, có điều kiện thâm canh cây lương thực và cây rau màu; có thế mạnh chăn nuôi lợn nạc, gà công nghiệp và bò sữa, chăn nuôi thuỷ sản; có ngành nghề và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Tiểu vùng ven sông và vùng thấp (gọi là tiểu vùng 3). Mật độ dân cư 1164

người/km2. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 48,3% so với diện tích toàn Huyện thuộc loại cao nhất trong 3 vùng. Bình quân đất nông nghiệp là 572 m2/khẩu nông nghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa bị úng ngập. Địa hình cao thấp không đồng đều, nhiều diện tích thấp trũng. Đặc điểm địa hình của vùng thấp tập trung ven sông Cầu và hạ lưu sông Cà Lồ, có cốt từ 3,5 - 5 m. Có gần 1000 ha đất trũng (1vụ) thường hay bị ngập úng ở cuối vụ Xuân, đến giữa vụ mùa. Sản xuất bấp bênh, có thể áp dụng mô hình sản xuất lúa + cá + vịt và trên là cây ăn quả. Đặc điểm của vùng bãi ven sông thường bị ngập nặng 1 tháng vào nước lũ tiểu mãn đầu mùa và một phần vào giữa mùa lũ lớn. Thế mạnh của vùng là trồng cây màu: ngô, đậu đỗ, dâu tằm, có thể bố trí ở các khu vực đất cao trồng nhãn, hồng. Vùng này có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản, không thể trồng cây ăn quả với quy mô lớn.

Bảng2.11: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất nông nghiệp của Sóc Sơn Chỉ tiêu ĐVT 2001 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng diện tích gieo trồng ha 29.641 28.317 28.116 28.001 27.041 28.137 26.440 Trong đó Vụ đông ha 6.695 6.142 6.256 5424 5.032 6.120 3.991 2. Sản lượng cây có hạt Tấn 63.276 71.549 71.077 72.382 74.137 77.626 80.430 Trong đó Sản lượng thóc Tấn 53.674 61.843 61.894 63.697 65.889 67.397 75.207 3. Tổng DT rừng hiện có ha 4.900 6.290 6.289 4.360 4.360 4.200 1.881 Trong đó DT rừng trồng ha 4.900 6.290 6.289 4.360 4.360 4.200 1.881 4. Diện tích cây chè ha 658 573 575 580 413 426 435

5. DT cây ăn quả ha 934 1.046 1.050 1.055 1.066 1.073 1.047

6. Tổng đàn trâu Con 10.260 9.327 9.285 8.580 5.700 5.656 5.643

7. Tổng đàn bò Con 19.200 21.858 22.510 23.750 26.369 27.766 28.941

Trong đó Bò sữa Con 30 210 300 180 42 43 21

8. Tổng đàn lợn Con 86.700 101.694 104.540 110.767 119.628 120.824 127.107

9. Tổng đàn gia cầm Con 84.200 905.100 926.830 770.308 965.170 1.027.073 1.023.418

Tình hình phát triển ngành trồng trọt

Hiện tại ngành trồng trọt chiếm trên 49% trong tổng GTSX ngành nông nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã giảm xuống, diện tích trồng rau các loại tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 từ 1.094 lên 1.436 ; giai đoạn 2006 - 2009 sản lượng các loại rau hàng năm tăng bình quân 1,54%; năng suất cây lúa, cây ngô, cây rau đều tăng, trung bình mỗi năm tăng trên 1,8%.

Bảng2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2007 2008 2009 TT BQ 0609

Cây lúa

D.T. cả năm Ha 17138 16613 17077 16695 18298 3,05

Năng suất Tạ/ha 34 38,34 38,58 40,37 41,10 1,88 Sản lượng Tấn 58533 63697 65889 67397 75207 5,00

Cây ngô

D.T. cả năm Ha 5211 3656 3462 4301 2881 -7,53

Năng suất Tạ/ha 22 23,65 23,82 23,78 18,13 -6,09 Sản lượng Tấn 11642 8685 8248 10229 5222 -13,16

Cây rau, Đậu

D.T. cả năm Ha 1094 1457 1592 1595 1436 -5,83

Năng suất Tạ/ha 108 96,71 92,42 94,19 113,79 7,84 Sản lượng Tấn 11791 14091 14714 15023 16340 1,54

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Sóc Sơn năm 2006, Thống Kê Hà Nội2010

Điều đáng chú ý là một số loại cây dài ngày thích hợp với điều kiện đất đai của Huyện đã phát triển. Diện tích cây ăn quả tăng đáng kể, năm 2001 diện tích trồng cây ăn quả là 934ha, đến năm 2010 diện tích cây ăn quả là 1.047 ha. Bên cạnh đó, cây hoa nhài, thanh hao có giá trị kinh tế khá, làm nguyên liệu cho một số ngành khác vẫn được duy trì hàng năm.

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi

GTSX ngành chănnuôiđạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,85%/năm (giai đoạn 2002 - 2009) và chiếm tỷ trọng 48,5% trong GTSX ngành nông nghiệp của Huyện. Quy mô các đàn bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng, đàn trâu giảm. Đàn gia cầm mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong cả nước, nhưng giai đoạn 2001- 2009 vẫn tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2001-2009, đàn trâu đã giảm từ 10.260 con xuống còn 5.643 con. Đàn bò tăng từ 19.200 (2001) con lên 28.941 (2009). Đàn lợn tăng từ 86.700 con (2001) lên 127.107 con (2009).

Bảng2.13: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2006 theo vùng của Sóc Sơn

Loại vật nuôi Vùng gòđôi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn Huyện

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

(con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

1-Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi 21.546 19 38.209 34 51.012 46 110.767 100

T.đ lợn nái 2.303 19 4.078 33 5.849 48 12.230 100

2-Tổng đàn trâu 3.626 42 2.855 33 2.099 24 8.580 100

T.đ trâu cày kéo 3.399 43 2.584 33 1.867 24 7.850 100

3-Tổng đàn bò 5.080 21 9.487 40 9.183 39 23.750 100

T.đ bò cày kéo 3.977 22 7.118 39 7.175 39 18.270 100

Nguồn: Số liệu thống kê Sóc Sơn năm 2006

Bảng2.14: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2009 theo vùng của Sóc Sơn

Loại vật nuôi

Vùng gòđồi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn Huyện

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷlệ Số lượng Tỷ lệ

(con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

1-Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi 26.527 20,87 41.914 32,98 58.666 46,15 127.107 100

T.đ lợn nái 4.118 23,25 5.289 29,87 8.303 46,88 17.710 100

2-Tổng đàn trâu 2.576 45,65 1.391 24,65 1.676 29,70 5.643 100

T.đ trâu cày kéo 2.270 44,82 1.258 24,84 1.537 30,34 5.065 100

3-Tổng đàn bò 8.078 27,91 10.364 35,81 10.499 36,28 28.941 100

T.đ bò cày kéo 4.594 27,37 6.046 36,02 6.145 36,61 16.785 100

Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng đàn lợn, bò của vùng ven sông lần lượt chiếm 46,1%; 36,2% của toàn Huyện. Vùng gò đồi có lợi thế phát triển đại gia súc, năm 2009 tổng đàn trâu của vùng đồi là 2.576 con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của cả Huyện. Vùng đất giữa là vùng khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, có thể tiến hành phát triển hoạt động chăn nuôi ở tất cả các xãở vùng giữa.

Tình hình phát triển ngành thuỷ sản

Sóc Sơn là Huyện có diện tích khá lớn mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và nhiều hồ đập lớn nhỏ, nhưng ngành thuỷ sản của Sóc Sơn chưa phát triển mạnh, chưa khai thác hiệu quả diện tích thuỷ vực, đặc biệt là diện tích làm thuỷ lợi. Giá trị ngành thuỷ sản tính theo giá thực tế 2003 là 5,13 tỷ đồng, đến năm 2009 lên tới 18,13 tỷ đồng (tăng 0,3 tỷ đồng). Tăng trưởng tương đối chậm, giai đoạn 2002-2009 tăng trưởng 6,25%.

Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện. Năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 17,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2009, tỷ trọng diện tích đất lâm nghiệp đã giảm xuốngcòn 15,04%

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 54 - 64)