Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 42 - 54)

2.1.3.1. Khái quát chung

Trong những năm gần đây,quy mô GTSX dịch vụ trên địa bàn Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16% hàng năm giai đoạn 2002- 2010.

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2000 – 2010 (đồ thị2.16) đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụ tăng từ gần 870 tỷ đồng vàonăm 2000 lên 1.665 tỷ đồng năm 2006, 3.672 tỷ đồng năm 2008, và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, đóng góp của dịch vụ vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng GTSX trên toàn Huyện năm 2000 xuống còn 13,4% năm 2006. Từ năm 2007, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào tổng GTSX trên địa bàn duy trìở mức khoảng từ 15 đến 15,5% hàng năm.

11.07% 23.90% 11.25% 41.65% 14.62% 15.67% 18.37% 9.64% 14.67% 9.20% 9.75% -43.39% 19.52% 15.24% 15.24% 18.29% 10.91% 16.40% -50% -40% -30% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 B Q -G TS X B Q -XD G TS X XD

Đồ thị 2.16: GTSX dịch vụ và tỷ trọng dịch vụ trong tổng GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000- 2010

Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của dịch vụ trên địa bàn Sóc Sơn có thể được chia thành hai giai đoạn (bảng2.5). Giai đoạn 2002- 2005, GTSX dịch vụ trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức rất khiêm tốn, 2,59% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX dịch vụ tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức 12,83% hàng năm. Tính chung, trong giai đoạn 2002 - 2010 tốc độ tăng trưởng GTSX dịch vụ bình quân hàng năm là 8,16%.

Bảng2.5: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụ theokhu vực kinh tế

Đơn vị:%

Năm Giai Đoạn

Tốc Độ Tăng Trưởng Cơ Cấu

TĐTTDV KTNN KT-N-NN ĐT-NN KTNN KT-N-NN ĐT-NN 2002-2010 8,16 6,21 20,05 -1,96 2002 16,94 15,25 27,73 30,30 84,59 10,30 5,11 2003 3,16 2,26 7,34 11,96 84,48 10,61 4,91 2004 -5,72 -5,63 3,38 -28,74 85,17 11,38 3,45 2005 -2,61 -2,69 8,74 -39,08 83,93 13,59 2,48 2002-2005 2,59 2,00 11,42 -10,79 2006 7,10 -10,47 121,60 -25,64 83,93 13,59 2,48 2007 16,31 13,20 25,22 13,20 70,16 28,12 1,72 2008 16,70 20,57 6,78 20,74 72,49 25,73 1,78 2009 11,49 13,76 4,97 13,66 73,96 24,22 1,82 2010 12,81 14,33 8,02 14,34 74,96 23,20 1,84 2006-2010 12,83 9,71 27,43 5,72

Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê Hà Nội2007,2010

869 1,237 1,665 2620.3 3672.1 4426.7 5385 43.13% 22.02% 13.40% 15.50% 15.28% 15.54% 15.29% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% GTSX DV % DV

Xét theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GTSX. Khu vực này có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 20% (giai đoạn 2002 - 2005: 11,43%; giai đoạn 2006 - 2009: 27,43%). Khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 6,21%% (giai đoạn 2002 - 2005: 2%; giai đoạn 2006 - 2009: 9,71%). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có tốc độ tăng trưởng không đều. Tính chung, khu vực này có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2010 đạt mức -1,96% (giai đoạn 2002 - 2005: -10,79%; giai đoạn 2006 - 2010: 5,72%)

Cơ cấu GTSX dịch vụ theo thành phần kinh tếthể hiện ở bảng2.5. Tỷ trọng GTSX của khu vực doanh nghiệp nhà nước xu thế giảm trong giai đoạn 2002 - 2020, những vẫn chiếm tỷ trọng chi phối, với mức thấp nhất là 70,16% (năm 2007) và cao nhất là 85,17% (năm 2004). Tỷ trọng này có xu tăng dần từ năm 2007 (70,16%) đến năm 2010 (74,96%). Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào ngành dịch vụ giai đoạn 2002- 2010 dao động trong khoảng 10,30% (2002) đến 28,12% (năm 2007). Đặc biệt, tỷ trọng này cũng đang có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2007 (28,12%) đến năm 2010 (23,20%). Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ là khá mờ nhạt. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế này trong giai đoạn 2002 - 2010 dao động trong khoảng 1,72% (2007) đến 5,11% (năm 2002). Đặcbiệt, tỷ trọng này có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2002 đến năm 2010.

Xét theo ngành kinh tế (bảng 2.6), nhóm ngành thương mại có có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 10,78% (giai đoạn 2002 - 2005: 12,41%; giai đoạn 2006 - 2009: giảm xuống còn 8,69%). Nhóm ngành tài chính – ngân hàng có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 -2010 đạt mức 10,78% (giai đoạn 2002- 2005: 13,38%; giai đoạn 2006- 2009: giảm xuống còn 8,74%). Nhóm ngành khách sạn nhà hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 5,45% (giai đoạn 2002 - 2005: 2,32%; giai đoạn 2006 - 2009: tăng lên 8,02%). Nhóm ngành dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002- 2010 đạt mức 8,29% (giai đoạn 2002 - 2005: 1,6%; giai đoạn 2006 - 2009: tăng lên 13,96%). Nhìn chung, ngành khách sạn – nhà hàng và nhóm các ngành khác có tốc độ tăng trưởng tăng dần từ năm 2002 - 2010. Ngược lại các ngành thương mại và tài chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm 2002 đến 2010.

Bảng2.6: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụtheo nhóm ngành

Đơn vị:%

Năm

Tốc Độ Tăng Trưởng Trong Năm Cơ Cấu

TĐTTD V TM KS- NH TC- NH DV- khác TM KS- NH TC- NH DV- khác 2002- 2010 8,16 10,3 3 5,45 10,78 8,29 2002 16,94 4,38 3,27 23,30 17,92 5,80 0,90 1,39 91,91 2003 3,16 2,76 3,55 2,17 3,19 5,87 0,87 1,50 91,77 2004 -5,72 5,42 0,64 10,29 -6,70 6,36 0,87 1,72 91,05 2005 -2,61 41,2 3 1,84 18,92 -6,15 9,30 0,94 2,02 87,74 2002- 2005 2,59 12,4 1 2,32 13,38 1,60 2006 7,10 6,87 7,10 7,10 7,12 9,28 0,94 2,02 87,76 2007 16,31 17,1 0 8,40 10,10 16,30 20,9 9 0,82 1,39 76,79 2008 16,70 6,89 11,11 11,18 19,54 19,2 3 0,78 1,33 78,66 2009 11,49 4,98 7,00 5,33 13,23 18,1 1 0,75 1,25 79,89 2010 12,81 8,01 6,54 10,11 14,00 17,1 7 0,70 1,20 80,93 2006- 2010 12,83 8,69 8,02 8,74 13,96

Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê Hà Nội2007,2010

Về cơ cấu GTSX dịch vụ theo nhóm ngành (bảng2.6), các ngành dịch vụ khác có tỷ trọng GTSX giảm dần từ năm 2002 đến 2010, tuy nhiên vẫn là nhóm ngành dịch vụ chủ đạo trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Tỷ trọng GTSX nhóm này đạt mức thấp nhất là 76,79% (năm 2007) và cao nhất là 91,91% (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng trở lại từ năm 2007 (76,79%) đến năm 2010 (80,73%). Thương mại là ngành quan trọng thứ hai, với tỷ trọng đóng góp của nhóm này vào ngành dịch vụ giai đoạn 2002 - 2010 dao động trong khoảng 5,80% (2002) đến 20,99% (năm 2007). Một điểm đáng lưu ý là tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2007 (20,99%) đến năm 2010 (17,34%). Vai trò của ngành khách sạn nhà hàng và ngành tài chính – ngân hàng trong cơ cấu GTSX ở Huyện Sóc Sơn là khá mờ nhạt. Tỷ trọng đóng góp của ngành khách sạn – nhà hàng trong giai đoạn 2002-2010 giao động trong khoảng 0,71% (năm

2007) đến 0,94% (năm 2006). Tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2002 đến năm 2010. Tỷ trọng đóng góp của ngành tài chính– ngân hàng trong giai đoạn 2002-2010 giao động trong khoảng 1,22% (năm 2010) đến 2,02% (năm 2006). Tỷ trọng này củng có xu hướng giảm từ năm 2005 đến năm 2010.

Đánh giá chung:

- Ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn khá nhỏ bé so với ngành công nghiệp. Khu vực kinh tế nhà nước trong ngành tiếp tục đóng vai trò chính, chiếm tuyệt đại bộ phận GTSX của ngành. Để cải thiện tình hình, trong thời gian tới Sóc Sơn cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng dần tỷ trọng của hai khu vực này trong cơ cấu GTSX của ngành.

- Mặc dù có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong những năm gần đây, song ngành dịch vụ phát triển không ổn định, tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảng rộng. Trong xu hướng đó, phần đóng góp của ngành trong cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện đã liên tụcgiảm xuống từ năm 2002 đến 2005 và duy trì tỷ trọng ổn định khoảng 15% từ năm 2006 đến nay.

2.1.3.2. Thực trạng phát triển ngành thương mại

Quy mô giá trị sản xuất ngành thương mạiHuyện Sóc Sơn gian đoạn 2003- 2010 thể hiện bằng tổngGTSX trên địa bàn Huyện (theo giá hiện hành) ở đồ thị2.17. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện năm 2010 ước tính đạt trên 941,80 tỷ đồng, bằng 13 lần tổngGTSX năm 2003 và bằng khoảng 1,9 lần tổngGTSX năm 2007. Nhìn chung, quy mô GTSXthương mại tăng tương đối ổn định trong thời gian qua.

Đồ thị 2.17: Giá trị SX Thương mại và tỷ trọng Thương mại trong tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000-2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.17), quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn dao động trong khoảng 5,87% đến gần 21% quy mô GTSX toàn ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong giai đoạn 2003 - 2007, tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại trong cơ cấu GTSX của toàn toàn ngành dịch vụ có xu hướng gia tăngtừ 5,87% năm 2003 lên 21% năm 2007.Từ năm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần xuống ước tính còn khoảng 17,17% vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2003 - 2007, nhịp độ phát triển của ngành thương mại diễn ra tương đối nhanh hơn so với nhịp độ chung của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, giai đoạn 2007 - 2010 nhịp độ phát triển của ngành thương mại có dấu hiệu chậm lại so với nhịp độ phát triển chung của ngành dịch vụ trên địa bàn.

2.1.3.3. Thực trạng hệ thống chợ, siêu thị và các cửa hàng bán l

a. Về hệ thống chợ

Trên địa bàn Huyện, thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 30 chợ các loại trong đó có 1 chợ loại 2 và 2 chợ loại 3, còn lại là các chợ tạm và nhiều chợ cóc ở các làng, xóm. Theo thống kê của các xã, trong 26 xã và thị trấn của Huyện, chỉ có 5 xã không có bất cứ loại chợ nào, trong khi đó một số xãnhư Kim Lũ, Mai Đình có tới 3 chợ tạm hoặc 3 chợ cóc.

Hệ thống chợ được hình thành từ khá lâu đời, phân bố rải rác ở hầu hết các xã, gắn liền với đời sống dân cư địa phương. Trên thực tế, trừ một vài chợ loại 2 và loại 3 có quy mô tương đối lớn, hầu hết các chợ ở Sóc Sơn là các chợ quy mô nhỏ và cực nhỏ thu hút dân cư của một vài làng trong cùng một xã. Một vài chợ quy mô vừa họp theo phiên vào một số ngày nhất định trong tháng. Rất ít chợ liên xã hay

72.59 154.53 550.08 706.12 801.51 941.80 5.87% 9.28% 20.99% 19.23% 18.11% 17.17% 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 0% 5% 10% 15% 20% 25% G TS X TM % G TS XDV

liên vùng. Chợ được hình thành một cách tự phát chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của dân cư làng xã, khả năng thu hút hàng hóa từ nơi khác đến rất hạn chế. Chưa có các chợ đầu mối, chợ chuyên theo các nhóm ngành - hàng. Trong số chợ đang tồn tại và hoạt động, 3 chợ do Huyện quản lý, 10 chợ do xã quản lý, còn lại là các chợ hoạt động tự phát, vào những giờ/buổi nhất định trong ngày ở các thôn, xóm không được quản lý. Tuy nhiên, ban quản lý chợ chỉ đóng vai trò rất hạn chế với việc thực hiện một vài công việc nhất định. Tình trạng phân tán của các chợ một mặt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các khu vực địa phương nhỏ hẹp, xa các trung tâm mua sắm, mặt khác, phản ánh trình độ phát triển của kinh tế thị trường cònở trìnhđộ thấp.

Tất cả các chợ trên địa bàn Huyện đều là chợ bán kiên cố và chợ tạm, trong đó số chợ có lều, lán tạm chiếm tỷ lệ cao tới 85% và là chợ nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng của chợ nghèo nàn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hệ thống này hầu như không được đầu tư, cải tạo nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu được mua bán tại chợ là sản phẩm địa phương, khối lượng hàng hóa lưu chuyển thấp. Mặc dù vậy, hệ thống chợ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của đại bộ phận dân cư trên địa bàn. Trong những năm sắp tới, hệ thống chợ tiếp tục là bộ phận trọng yếu trong hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.

b. Về hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010, trên địa bàn Huyệnkhông tồn tại bất cứ trung tâm thương mại, chỉ có 1 siêu thị và 1 cửa hàng miễn thuế nằm trong khu dịch vụ mặt đất tại cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Tuyệt đại bộ phận các cửa hàng bán lẻ là những cửa hàng nhỏ của các hộ cá thể, phân bố rải rác dọc theo các trục lộ chính và ở một số khu vực dân cư tập trung. Quy mô của các cửa hàng rất nhỏ xét cả về diện tích, doanh số bán và số lượng lao động tham gia. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh khá đơn điệu chỉ tập trung vào một số sản phẩm thiết yếu và thông thường như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, bánh kẹo, dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, quần áo, giày dép, văn phòng phẩm,... Trên địa bàn Huyện chưa hình thành các cửa hàng chuyên doanh hoặc cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn, thiếu các cửa hàng tiện lợi và chuỗi cửa hàng chuyên doanh. Trên thực tế, chưa tồn tại trung tâm mua sắm nào ngay cả ở khu vực phụ cận cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu công nghiệp Nội Bài.

2.1.3.4. Thực trạng hệ thống các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Quy mô GTSX ngành tài chính – ngân hàng Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010 thể hiện bằng tổngGTSXtrên địa bàn Huyện(theo giá hiện hành)ở đồ thị2.18. Tổng GTSX trên địa bàn Huyện năm 2010 ước tính đạt trên 65,86 tỷ đồng, bằng 3,5

lần tổng giá trị sản xuất năm 2003 và bằng khoảng 1,8 lần tổng GTSX năm 2007. Nhìn chung, quy mô GTSX ngành tài chính – ngân hàng tăng tương đối ổn định ở tốc độ thấp trong thời gian qua.

Đồ thị 2.18: Giá trị SX Tài chính–Ngân hàng và tỷ trọng TC-NH trong tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003- 2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.18), tỷ trọng GTSX ngành tài chính - ngân hàng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giao động trong khoảng 1,20% đến gần 2,02% GTSX toàn ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong giai đoạn 2003 - 2006, tỷ trọng GTSX tài chính - ngân hàng trong cơ cấu GTSX của toàn ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng từ 1,5% năm 2003 lên 2,02% năm 2006. Từ năm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần xuống ước tính còn khoảng 1,22% vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2006- 2010, nhịp độ phát triển của ngành tài chính - ngân hàng diễn ra tương đối chậm hơn so với nhịp độ chung của ngành dịch vụ.

2.1.3.5. Thực trạng phát triển ngành du lịch

Các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Huyện chủ yếu vẫn là các hoạt

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 42 - 54)