Các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 120 - 129)

3.4.1.1.Phương Án 1: Tăngtrưởngcao

a. Kịch bản

Phương án này được xây dựng trên cơ sởkịch bản sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ cao hơn so với dự báo (con số dự báo: 6,5 - 7% giai đoạn 2011- 2015 và khoảng 7,0 –7,1% giai đoạn 2016- 2020).

- Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10- 12% hàng năm, và tăng lên ở mức 14- 15 % hàng năm giai đoạn 2016- 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng cao kéo theo nhu cầu về các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành lang này tăng nhanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Sóc Sơn.

- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử), ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải - kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch (thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thực phẩmlà rất thuận lợi.

- Sóc Sơn thực hiện tốt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc thu hút thành công các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

-Sóc Sơn thành công trong việc thu hút lao độngchất lượng cao đểphát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệ tăng dần; Lao động địa phương được đào tạo kịp thời và có khả năng thích ứng nhanh chóng vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp –dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thành công trong việc thực thi các biện pháp thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các

ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao .

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được đầu tư xây dựngkịp thời đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển cho phép khai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện sẽ thực hiện theo phương án 1 thể hiện ở bảng 3.5, 3.6, 3.7.

b. Các chỉ tiêu tổng quát phương án 1

Bảng3.5: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 39.408 79.120 196.893

Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.797 17.661 43.950

Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

GTSX BQ (triệu đồng) 131 241 525

c. Các chỉ tiêu về tăng trưởng theo ngànhphương án 1

Bảng3.6: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010- 2020

Chỉ tiêu Gíá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 33.156 39.408 79.120 196.893 19,00 20,00 19,50 1. CN & XD 25.395 31.624 63.827 157.380 19,17 19,78 19,48 - C. Nghiệp 25.395 30.233 60.729 148.923 19,05 19,65 19,35 - Xây dựng 1.138 1.391 3.097 8.458 22,16 22,25 22,21 2. Dịch vụ 5.485 6.614 13.982 38.021 20,58 22,15 21,36 3. N.nghiệp 1.137 1.170 1.312 1.492 2,90 2,60 2,75

KINH TẾHUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 5.272 6.131 11.552 26.406 16,99 17,98 17,48 1. CN & XD 2.063 3.590 7.332 17.011 19,54 18,33 18,93 - C. Nghiệp 2.063 2.447 4.841 10.279 18,60 16,25 17,42 - Xây dựng 941 1.143 2.491 6.732 21,50 22,00 21,75 2. Dịch vụ 1.249 1.492 3.043 8.058 19,50 21,50 20,50 3. N.nghiệp 1.019 1.049 1.176 1.337 2,90 2,60 2,75

d.Cơ cấu kinh tế

Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng trên được thể hiện ở bảng 3.7dưới đây.

Bảng3.7: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010- 2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,25 80,67 79,93

- Công Nghiệp 76,59 76,72 76,76 75,64

- Xây dựng 3,43 3,53 3,91 4,30

2. Dịch vụ 16,54 16,78 17,67 19,31

3. N.nghiệp 3,43 2,97 1,66 0,76

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệpvà xây dựng 56,98 58,55 63,47 64,42

- Công Nghiệp 39,13 39,91 41,91 38,92

- Xây dựng 17,84 18,64 21,56 25,49

2. Dịch vụ 23,69 24,34 26,35 30,52

3. N.nghiệp 19,33 17,11 10,18 5,06

Xét về điều kiện khách quan, cũng như nội lực của Huyện, đây là phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cầu đầy tham vọng, có thể đạt được khi các điều kiện là thuận lợi và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ lãnhđạo và các doanh nghiệp. Nói chung tính khả thi của phương án này là không chắc chắn.

3.4.1.2.Phương Án 2: Tăngtrưởngtrung bình– phương ánlựa chọn

a. Kịch bản

Phương án này được xây dựng trên cơ sở kịch bản sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ đúng như dự báo (con số dự báo: 6,5 - 7%giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 7,0- 7,1% giai đoạn 2016 - 2020).

- Hà Nội thực hiện đạt mức các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất theo đúng kế hoạch (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10-12% hàng năm, và tăng lên ở

mức 14-15 % hàng năm giai đoạn2016 - 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng trung bình, làm cho nhu cầu về các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành lang này tăng vừa phải.

- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử), ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải - kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch (thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thực phẩmlà thuận lợi.

- Sóc Sơn thực hiện đạt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc thu hút thành công các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Sóc Sơn thành công trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ nội thành đến làm việc để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệ tăng dần; Lao động địa phương được đào tạo kịp thời và có khả năng thích ứng nhanh chóng vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp –dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thực hiện tốt các biện pháp thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăngcao (thay vì các ngành có giá trị sản xuất cao).

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được xây dựng đầu tư kịp thời đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển cho phép khai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Đây là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất.

Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn Huyệnsẽ phương án2 thể hiện ở cácbảng3.8, 3.9 và 3.10.

Bảng3.8: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

1. Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 39.079 75.843 181.028 2. Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.723 16.930 40.409

3. Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

4. GTSX BQ (triệu đồng) 130 231 483

c. Các chỉ tiêu về tăng trưởng theo ngành

Bảng 3.9: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010- 2020

Chỉ tiêu Gíá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 33.156 39.079 75.843 181.028 18,00 19,01 18,50 1. CN & XD 25.395 31.356 61.174 144.886 18,18 18,82 18,50 - C. Nghiệp 25.395 29.979 58.221 136.905 18,05 18,65 18,35 - Xây dựng 1.138 1.377 2.953 7.980 21,00 22,00 21,50 2. Dịch vụ 5.485 6.555 13.366 34.669 19,50 21,00 20,25 3. N.nghiệp 1.137 1.168 1.302 1.473 2,75 2,50 2,62

KINH TẾ HUYỆNQUẢN LÝ

I- GTSX 5.272 6.083 11.072 24.270 16,00 17,00 16,50 1. CN & XD 2.063 3.556 6.986 15.688 18,39 17,56 17,97 - C. Nghiệp 2.063 2.424 4.621 9.294 17,50 15,00 16,24 - Xây dựng 941 1.131 2.365 6.393 20,25 22,00 21,12 2. Dịch vụ 1.249 1.480 2.918 7.261 18,50 20,00 19,25 3. N.nghiệp 1.019 1.047 1.167 1.321 2,75 2,50 2,62

d. Cơ cấu kinh tế

Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng trên được thể hiện ở bảng 3.10dưới đây.

Bảng3.10: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn2010 - 2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,24 80,66 80

- Công Nghiệp 76,59 76,71 76,77 75,5

- Xây dựng 3,43 3,52 3,89 4,5

2. Dịch vụ 16,54 16,77 17,62 19

3. N.nghiệp 3,43 2,99 1,72 1

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 56,98 58,45 63,10 64,64

- Công Nghiệp 39,13 39,85 41,74 38,30

- Xây dựng 17,84 18,60 21,36 26,34

2. Dịch vụ 23,69 24,33 26,36 29,92

3. N.nghiệp 19,33 17,22 10,54 5,44

Xét về điều kiện khách quan, nội lực củaHuyện và mục tiêu phát triểnkinh tế- xã hội trên địa bàn Sóc Sơn, đây là phương án có khảnăng xảyra cao nhất. Vì vậy, đây là phương án được lựa chọn.

3.4.1.3.Phương Án 3: Tăng Trưởngthấp

a. Kịch bản

Phương án này được xây dựng trên cơ sở kịch bản sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ thấp hơn so với dự báo (con số dự báo: 6,5 -7% giai đoạn 2011 –2015 và khoảng 7,0 – 7,1% giai đoạn 2016- 2020).

- Hà Nội thực hiện các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức thấp hơn so với kế hoạch (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10-12% hàng năm, và tăng lên ở mức 14-15 % hàng năm giai đoạn 2016 - 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng chậm kéo theo nhu cầu về các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành lang này tăng chậm.

- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử), ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải –kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch (thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thực phẩmkhông thật sự thuận lợi.

- Sóc Sơn thực hiện đạt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc phát triển thành công các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Sóc Sơn thu hút đượcmột phần nguồn lao động chất lượng cao từ nội thành đến làm việc để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao; Lao động địa phương được đào tạo kịp thời và có khả năng thích ứng nhanh chóng vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thực thi các biện pháp thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mức thấp; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được đầu tư xây dựng kịp thời, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển cho phép khai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn Huyệnsẽlàphương án3, bảng 3.11, 3.12 và 3.13.

b. Các chỉ tiêu tổng quát

Bảng3.11: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 38.754 72.699 166.283

Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.651 16.228 37.118

Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

GTSX BQ (triệu đồng) 129 221 443

Bảng 3.12: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 –2020 Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 33.156 38.754 72.699 166.283 17,00 18,00 17,50 1. CN & XD 25.395 31.091 58.628 133.374 17,18 17,87 17,52 - C. Nghiệp 25.395 29.727 55.814 126.074 17,06 17,70 17,38 - Xây dựng 1.138 1.364 2.814 7.300 19,85 21,00 20,42 2. Dịch vụ 5.485 6.496 12.777 31.464 18,43 19,75 19,09 3. N.nghiệp 1.137 1.167 1.293 1.445 2,60 2,25 2,42

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 5.272 6.036 10.629 22.293 15,05 15,97 15,51 1. CN & XD 2.063 3.523 6.673 14.323 17,31 16,51 16,90 - C. Nghiệp 2.063 2.404 4.428 8.619 16,50 14,25 15,37 - Xây dựng 941 1.120 2.245 5.704 19,00 20,50 19,75 2. Dịch vụ 1.249 1.467 2.797 6.675 17,50 19,00 18,25 3. N.nghiệp 1.019 1.046 1.159 1.295 2,60 2,25 2,42

d. Cơ cấu kinh tế

Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng trên được thể hiện ở bảng 3.13dưới đây.

Bảng 3.13: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 –2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,23 80,65 80,21

- Công Nghiệp 76,59 76,71 76,77 75,82

- Xây dựng 3,43 3,52 3,87 4,39

2. Dịch vụ 16,54 16,76 17,58 18,92

3. N.nghiệp 3,43 3,01 1,78 0,87

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 56,98 58,37 62,78 64,25

- Công Nghiệp 39,13 39,82 41,66 38,66

- Xây dựng 17,84 18,55 21,12 25,59

2. Dịch vụ 23,69 24,31 26,32 29,94

3. N.nghiệp 19,33 17,32 10,90 5,81

Xét về điều kiện khách quan, cũng như nội lực của Huyện, đây là phương án tăng trưởng có thể thực hiện được, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội phát triển cũng nhu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Vì vậy, đây không phải là phương án được lựa chọn, nhưng là phương án chấp nhận được khi tình hình không thuận lợi.

3.4.1.4. Kết luận

Trên cơ sở đánh giá các kịch bản, cơ hội, tiềm năng và yêu cầu phát triển xã hội, phương án tăng trưởng thứ hai là phương án được chọn. Theo phương án tăng trưởng được chọn:

- Trong giai đoạn 2011- 2020, tổng GTSX trên địa bàn Huyện tăng bình quân 18,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp là 18,35%, xây dựng là 21,5%, dịch vụ là 20,25% và nông nghiệp là 2,62%.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị gia tăng bình quân đạt 131 triệu đồng và 2.644 USD vào năm 2015, 483 triệu đồng và 5.524 USD vào năm 2020.

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 là: công nghiệp 75,63%; xây dựng

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 120 - 129)