QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA XÃ HỘI

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 143)

3.5.1. Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo

3.5.1.1. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu chung.

- Góp phần giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục đào tạo Thủ đô so với cả nước trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập tương xứng với quy mô dân số tăng nhanh trong giai đoạn đô thị hoá –công nghiệp hoá trên địa bàn.

- Phát triển giáo dục- đào tạo phải hướng tới mục tiêu chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế - xã hội của Thành phố và Huyện.

- Thực hiệnphổ cập giáo dục THPT và tương đương.

- Đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứng cơ bản nhu cầu học văn hoá từ bậc tiểu học đến THPT cho nhân dân, tiến tới cung ứng dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.

- Mở rộng các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho người dân trên địa bàn Huyện.

-Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục -đào tạo, tiến tới hiện đại hoá để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ.

- Với quy mô dân số tăng từ khoảng 294 ngàn người năm 2010 lên 375 ngàn người năm 2020, thì nhu cầu về giáo dục sẽ tăng thêm 27,5% trong thời kỳ này. Điều này đòi hỏi quy mô giáo dục các cấp sẽ phải mở rộng một cách tương ứng. Nhu cầu trường mầm non sẽ tăng thêm 19 trường, tiểu học sẽ tăng thêm 9 trường, trung học cơ sở sẽ tăng thêm 7 trường, và trung học phổ thông (công lập) sẽ phải tăng thêm 2 trường. Các trường xây mới sẽ chủ yếu sẽ được phân bố ở các khu đô thị mới.

b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ từ 4 tháng tuổi –3 tuổi đến nhà trẻ: 45% - Tỷ lệ trẻtừ3đến5 tuổi đến lớp: 95%

- Tỷ lệ trẻ5 tuổi đến lớp: 100%

- Tỷ lệngười đuợcphổcập trung học đạttrên: 90% - Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi ngày: 100% - Tỷ lệ học sinh THCS học 2 buổi/ngày: 80%

- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia của Huyện đến năm 2015 đạt 55% và đếnnăm 2020đạt70%.

3.5.1.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục-đào tạo trên địa bàn Huyện

Số trường mầm non sẽ tăng từ 30 trường năm 2010 lên 49 trường năm 2020, bao gồm 8 trường mới hoàn toàn và 11 trường được lập trên cơ sở chia tách từ các trường hiện có. Các trường mới sẽ được phân bố ở các khu đô thị mới. 11 trường mới sẽ được lập trên cơ sở ra từ các trường mầm non: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Giã, Thị trấn, Tiên Dược, Tân Minh, Phù Lỗ, Thanh Xuân, Tân Dân, Minh Trí, Minh Phú. Xây dựng mới tại 3 trường mầm non chưa có trung tâm nhà trường, phòng học kiên cố ở Đức Hòa, Minh Trí.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn Huyện phải được đầu tư cải tạo, nâng cấp theo hướng đảm bảo diện tích, khuôn viên nhà trường, đảm bảo các trường phải có đủ các phòng học, phòng thực hành, khu giáo dục thể chất, khối phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, khối phục vụ sinh hoạt trong trường, vườn thí nghiệm và khu sân chơi, bãi tập làm điều kiệnhình thànhcác cơ sởgiáo dục toàn diện con người về trí-đức- thể- mỹ.

b. Hệ thống trường đào tạo nghề

- Dự kiến xây dựng mới trên địa bàn Huyện 1 trường dạy nghề cấp vùng(4). nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn Huyện.

-Nâng cao năng lực đào tạo của trung tâm dạy nghề.

- Chuẩn bị quy hoạch để tiếp nhận các trường đại học sẽ được chuyển về hoặc lập mới trên địa bàn Huyện.

c. Xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia

Dự kiến đến năm 2020, các trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Huyện Sóc Sơn: - Mầm non: 25 trường ở Mai Đình A, Tiên Dược, Trung Giã, Phù Linh, Đông Xuân, Xuân Giang, Thanh Xuân, Phú Cường, Phủ Lỗ, Tân Minh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Hồng Kỳ, Liên Cơ, Tân Hưng và các trường mới lập ở các khu đô thị mới.

- Tiểu học: 25 trường ở Thị trấn, Phù Lỗ A, Phù Lỗ B, Hương Đình, Quang Tiến, Đông Xuân, Tiên Dược, Phù Linh, Thanh Xuân B, Mai Đình B, Phú Cường, Hiền Ninh, Tân Hưng, Đức Hòa, Trung Giã, Xuân Giang, Tân Dân Bvà các trường mới lập ở các khu đô thị mới.

- THCS: 25 trường ở Trung Giã, Thị trấn, Xuân Giang, Tân Dân, Phú Minh, Tiên Dược, Mai Đình, Đông Xuân, Bắc Phú, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Hiền Ninh, Đức Hòa, Minh Trí, Phù Lỗ và các trường mới lập ở các khu đô thị mới.

d. Xây dựng trường chất lượng cao

Để tạo động lực phát triển, tạo sự cạnh tranh với hệ thống các trường công lập trên địa bàn Huyện và để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong giai

4

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (dự tháo lần thứ 8) , tháng 4 năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoạn 2010 - 2020, trên địa bàn Huyện, ở mỗi bậc học, cấp học sẽ xây dựng một số trường chất lượng cao. Các trường này vừa phải đáp ứng nhu cầu phổ cập của học sinh trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng cao.

e. Phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn Huyện

- Trong thời kỳ quy hoạch, tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trìnhđộ đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của cán bộ, giáo viên.

- Mở rộng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo tại Huyện. Động viên, khuyến khích giáo viên học sau đại học.

f. Phát triển giáo dục đại học

Dành quỹ đất để xây dựng khu đại học đa ngành có khả năng tiếp nhận 10 - 12 vạn sinh viên ở khu vực Đức Hòa -Đông Xuân với diện tích khoảng 650 ha. Cùng với việc dành quỹ đất cho khu đại học,Huyệncũng cần phải chuẩn bị các cơ sở hạ tầng về dịch vụ, giao thông, truyền thông, điện, nước phục vụ cho các giảng viên, nhân viên và sinh viên ở khu đại học này.

3.5.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế

3.5.2.1. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu chung

- Phát triển hệ thống ytế hoàn chỉnh, đặc biệt là các trạm y tế xã cả về cơ sở vật chất và nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho dân cư trên địa bàn.

- Phấn đấu để nhân dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao, hiệu quả, thuận tiện.

- Tăng cường kỹ thuật chuyên sâu và kỹ thuật cao cho bệnh viện cấp Huyện, giảm bớt tình trạng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

- Thực hiện chương trình xã hội hoá y tế.

b. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2010 - 2020

-Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòngđầy đủ 8 loại vacxin. -Đảm bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm phòng viêm não

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10,5% vào cuối năm 2020.

- Đảm bảo chỉ tiêu khám bệnh tại các trạm y tế xãđạt từ 0,3 lượt người/năm trở lên.

-Đảm bảo duy trì 100% xãđạt chuẩn quốc gia về y tế.

- 100% bệnh mới phát sinh được phát hiện sớm và khống chế kịp thời.

3.5.2.2. Quy hoạch phát triển y tế

a. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế, trang thiếtbị y tế

- Xây dựng, nâng cấp bệnh viện đa khoa đa khoa hạng II, được trang bị các thiết bị hiện đạitheo tiêu chuẩn bệnh viện hạng IIvới 300 dường.

- Bố trí và xây dựng trung tâm y tếHuyện Sóc Sơn.

- Tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt quy mô trên chuẩn quốc gia về y tếnhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu y tế ngày càng cao của địa phương.

- Xây dựng phòng khám tại khu du lịch Đền Sóc vàở một số khu công nghiệp. - Dự kiến xây dựngmột tổ hợp y tế lớn của Thành phố trên địa bàn Huyệntheo phương án: Bệnh viện mắt trung ương, bệnh viện quốc tế kỹ thuật cao, Viện châm cứu quốc gia và Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên châm cứu, Bệnh viện dưỡng lão, Bệnh viên Tim Hà Nội 2, Bệnh viên đa khoa Bắc Sông Hồngsẽ được xây dựngvới tổng diện tích khoảng 200 ha trên địa bàn Huyện.

b. Quy hoạch đội ngũ cán bộ y tế

- Kiện toàn tổ chức mạng lưới cán bộ y tế cơ sở, đảm bảo đủ biên chế đội ngũ cán bộ của một trạm y tế xã, thị trấn theo quy định của Bộ y tế, duy trì 4 chỉ tiêu nhân lực (bác sỹ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, dược sĩ trung cấpvà nhân viên y tế thôn). Phấn đấu 01 trạm y tế xã có từ 02 y, bác sỹ; 02 nữ hộ sinh trung học trở lên. - Kiện toàn công tác tổ chức màng lưới cán bộ y tế cơ sở, đảm bảo đủ biên chế đội ngũ cán bộ y tế xã, thị trấn theo quy định 1 bác sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1y sĩ đông y, 1 dược sĩ trung cấp và 1 y tá trung cấp.

-Đào tạo, nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ y tế đồng thời thu hút bác sỹ giỏi về làm việc tại các cơ sở y tế trênđịa bàn.

- Các doanh nghiệp có số lượng từ 200 đến dưới 500 công nhân phải có từ 01-03 cán bộ y tế phục vụ.

- Các doanh nghiệp có số lượng từ 500 công nhân trở lên phải thành lập trạm y tế của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2.3. Các hoạt động y tế trên địa bàn Huyệngiai đoạn 2010- 2020

a. Công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân trongHuyệnvà có khả năng khám chữa được một số bệnh chuyên khoa về mắt, rănghàm mặt, tai mũi họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.

- Tiếp tục khống chế, tiến tớiloại trừmột số bệnh truyền nhiễm gây dịch.

- Đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em.

- Áp dụng các biện pháp tích cực ngăn chặn kịp thời các loại bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, cúm (H5N1và H1N1).

- Chủ động phòng chống các bệnh không lây nhiễm có liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thươngtích.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý tốt các dịch vụ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm, đảm bảo cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn và tiến độ.

- Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế của Quốc gia và Huyện.

b. Công tác khám chữa bệnh

- Tiếp tục nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ đạt trìnhđộ của bệnh viện hạng II.

-Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, thanh tra và kiểm tra về y đức bảo đảm hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế.

c. Chính sách bảo hiểm y tế

Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các loại hình Bảo hiểm y tế hiện có (bắt buộc và tự nguyện), tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

d. Công tác xã hội hóa y tế

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa, khuyến khích tạo điều kiện xây dựng và thành lập các cơ sở y, dược ngoài công lập, đồng thời thu hút thêm các nguồn lực thúc đẩy hiện đại hóa bệnh viện đa khoa Huyện, các phòng khámđa khoa khu vực, các trạm y tếxã, thị trấn.

e. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

-Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách dân số. - Đảm bảo cung cấp các dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình có chất lượng ngay từ tuyến xã, thị trấn.

g. Công tác quản lý nhà nước

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động y tế, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Huyện, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về y, dược công lập và tư nhân trên địa bàn Huyện.

3.5.3. Quy hoạch phát triển các ngành văn hoá- thông tin

3.5.3.1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Các mục tiêu tổng quát là: (1) Mở rộng và quảng bá các đặc trưng văn hóa của Sóc Sơn thông qua việc duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống, cải tạo và bảo trì các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể, xã hội hóa các hoạt động văn hóa; (2) Góp phần phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, với danh hiệu

cao quý Thủ đô anh hùng, Thành phố vì Hòa Bình; (3) Xây dựng và phát triển các khu du lịch, khu cây xanh vui chơi giải trí, triệt để khai thác lợi thế về vị trí, tiềm năng thiên nhiên của Huyện, rút ngắn khoảng cách với các quận và Huyện khác, hoà nhập với sự phát triển chung của Thành phố; (4) Tiếp tục công tác sửa chữa, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là các di tích đãđược xếp hạng.

b. Mục tiêu cụ thể năm 2020

- Mở rộng và quảng bá các đặc trưng văn hóa của Sóc Sơn thông qua việc duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống, cải tạo và bảo trì các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể, xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

- Xây dựng và phát triển các khu du lịch, khu cây xanh vui chơi giải trí, triệt để khai thác lợi thế về vị trí, tiềm năng thiên nhiên của huyện, rút ngắn khoảng cách với các quận và huyện khác, hoà nhậpvới sự phát triển chung của Thành phố.

- Tiếp tục công tác sửa chữa, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là các di tích đãđược xếp hạng.

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ gia đìnhđạt gia đình văn hóa: 90%

- Số thôn làng đạt làng văn hóa: 120

- Số xã có nhà văn hóa: 26

- Số xã cóđài truyền thanh không dây: 26

3.5.3.2. Quy hoạch phát triển văn hoá

- Tăng cường hệ thống các thiết chế văn hóa, phát triển mạng lưới công trình văn hóa gắn liền với phát triển du lịch vàtheo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, cụ thể:

+ Xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cho các thôn làng chưa có trung tâm hoặc đã có nhưng cũ nát, không đáp ứng yêu cầu hoạt động

+ Xây dựng thư viện cấp Huyện (hạng 4) và Nhà truyền thống tại thị trấn Sóc Sơn (tại khu thư viện và Nhà truyền thống hiện nay) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế tri thức.

+ Xây dựng nhà văn hóa thiếu nhiHuyện (tại khu vực Núi Đôi).

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 143)