3.2.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030; quy hoạch chung
nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Liên kết tác động qua lại với các quận,
huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Thủ đô nhằm
phát huy lợi thế của huyện
Thực hiện quan điểm này, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Cụ thể, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặt trong quan hệ tương quan với Quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 và tầm nhìn 2050 của thành phố. Với quan điểm này, quy hoạchHuyện Sóc Sơn phải thể hiện được Sóc Sơn là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, và nông nghiệp, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn phải dần tiếp cận được với các chỉ tiêu tương ứng của Hà Nội; hệ thống giao thông, thông tin, logistics…phải được kết nối chặt chẽ và thuận tiện với Hà Nội cũng như các trung tâm trọng điểm kinh tế các tỉnh phía Bắc.
3.2.1.2. Đảm bảo sự thống nhất và cân bằng giữa các yếu tố mục tiêu phát triển
kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông.
Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chỉ có thể đạt được nếu hệ thống hạ tầng xã hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Ví dụ, muốn nâng cao mức sống của người dân, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Muốn phát triển theo hướng công nghiệp hóa đòi hỏi Huyện phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp địa phương và cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp. Mặt khác, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đầu tư cũng như khả năng huy động vốn pháttriển cơ sở hạ tầng xã hội và kỹthuật đặc biệt là hệ thống giao thông, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹthuật cần được đầu tư ở mức độ phù hợp.
3.2.1.3. Phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo khả năng kiểm soát về môi trường và giải quyết những vấn đề xã hội, thực hiện
chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên
địa bàn huyện.
Môi trường và các vấn đề xã hội cùng phát triển kinh tế là những yếu tố cấu thành sự pháttriển bền vững. Vì vậy, vấn đề kiểm soát môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội cần được nghiên cứu và xem xét một cách nghiêm túc khi xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020. Qua khảo sát tình hình môi trường ở một số xã như Minh trí và Xuân Thu cho thấy, môi trường là vấn đề được nhiều các lãnhđạo địa phương rất quan tâm. Các vấn đề được
đặt ra bao gồm: thu gom và xử lý chất thải, bảo đảm nước sạch cho sinh hoạt, phòng chống cháy rừng ở vùng gò đồi và hạn chế ngập úng ở các vùng trũng. Vấn đề xã hội cơ bản được các cấp chính quyền quan tâm là nâng cao dân trí và trìnhđộ nghệ nghiệp cho người lao động nhằm giúp họ có thể tận dụng được các cơ hội làm việc do quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa mang lại. Một vấn đề khác cũng được người dân địa phương quan tâm là phát triển hệ thống cơ sở tầng giáo dục mầm non, tiểu học. Cụ thể:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn cần phải tránh những sai lầm mà nhiều địa phương khác mắcphải như: không chú trọng thoả đáng đến yêu cầu bảo vệ môi trường, khi hậu quả về môi trường xảy ra phải tốn rất nhiều chi phí để giải quyết. Để có thể quán triệt quan điểm này, trong bố trí công nghiệp cần chú ý đến khả năng kiểm soát chất thải. Khả năng đó phải thể hiện trên hai khía cạnh: công nghệ sản xuất và bố trí không gian công nghiệp. Vấn đề công nghệ chủ yếu do các doanh nghiệp quyết định, nhưng nhà nước cần thực hiện vai trò định hướng và giám sát để đảm bảo có được công nghệ hiện đại. Vai trò củaNhà nước thể hiện rõ nét trong bố trí không gian công nghiệp. Việc tổ chức các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung cần đảm bảo khả năng kiểm soát được môi trường.
- Phát triển xã hội cần được coi vừa là mục tiêu vừa là nguồn lực và điều kiện để phát triển kinh tế. Về mặt mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn cần chú trọng hướng tới phát triển Sóc Sơn thành một khu vực có thu nhập ở mức trung bình của thành phố, có dân trí cao; có sức khỏe; có cơ hội để được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế nhằm nâng dần chất lượng cuộc sống của người dân. Về mặt điều kiện phát triển, quá trình công nghiệp sẽ làm mất đất sản xuất nông nghiệp, do vậy cần đặt vấn đề tuyển dụng lao động tại chỗ vào các doanh nghiệp công nghiệp một cách thoả đáng. Tư tưởng xuyên suốt là phải đảm bảo khi kinh tế tăng trưởng, thì thu nhập và đời sống của dân cư sở tại cũng phải được nâng cao tương xứng. Vì vậy, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa–hiện đại hóa trên địa bàn Huyện.
3.2.1.4. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kinh tế với quốc phòng an ninh. Xây dựng Sóc Sơn là tuyến phòng thủ
quan trọng của Thủ đô
Phát triển kinh tế xã hội ở Sóc Sơn gắnvới đảm bảo an ninh quốc phòng là yêu cầu có tính nguyên tắc trong công tác quy hoạch. Quan điểm này cần được coi trọng đặc biệt vì địa bàn Sóc Sơn là tuyến phòng thủ quan trọng của Thủ đô và đất nước.
Do vậy, dù đất đai là tài nguyên khan hiếm, Huyện vẫncần duy trì một số khu vực cần thiết cho mục tiêu quốc phòng.