Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 132 - 137)

3.4.3.1. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ

- Phát triển các ngành dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, phù hợp với quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trên địa bàn Huyện; góp phần tạo công ăn việc làm đáp ứng xu hướng phi nông nghiệp hóa

nghề nghiệp trên địa bàn; hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, tập trung mở rộng các trung tâm dịch vụ về công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải nội đô và liên vùng.

- Phát triển ngành dịch vụ phải tạo lập được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan trên địa bàn, hài hoà với sự phát triển chung về kinh tế xã hội của Huyện.

- Phát triển các ngành dịch vụ mới phục vụ phát triển công nghiệp như dịch vụ logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải – kho - cảng - cửa khẩu nội địa), dịch vụ ngân hàng – tài chính và dịch vụ đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế; đẩy mạnh phát triển các ngành có nhiều tiềm năng thế mạnh như du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghỉ dưỡng cuối tuần; khu cắm trại).

- Phát triển hệ thống thương mại đồng bộ với hệ thống chợ truyền thống được sắp xếp, nâng cấp và hoàn thiện, chợ hiện đại được xây mới, đồng thời xây dựng mới một số trung tâm thương mại, siêu thị tại một số trung tâm tiểu vùng và khu công nghiệp. Hình thành một số trung tâm thương mại lớn phục vụ khách du lịch và dân cư ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới được hình thành.

- Hình thành một số khu dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần nhằm vào khách hàng thu nhập cao như làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần, sân golf, trường đua ngựa, kết hợp với du lịch văn hoá tín ngưỡng, tâm linh, xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên, phát triển hệ thống nhà hàng phục vụ các nhu cầu ăn uống giải trí gắn với các tour du lịch ngắn ngày và nghỉ dưỡng cuối tuần của khách du lịch trong nước.

- Hình thành khu giáo dục đại học và y tếnhằm đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làmvà tăng thu nhập cho người lao độngtrên địa bàn.

3.4.3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển

Về tăng trưởng GTSX dịch vụ, Huyện dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao xuống thấp ở các bảng từ 3.21 đến 3.26. Trong ba phương án này, phương án 2 là phương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên địa bàn Huyện, Hà Nội, và cả nước. Vì vậy đây là phương án được lựa chọn.

Phương án 1:Phát triển nhanh

Phương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ nhất (phương án cao). (Bảng 3.21, 3.22)

Bảng3.21: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ –P.A1 (cao) Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn(%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20 T.ngành 5.485 6.612 13.981 38.025 19.25 20.25 19.75 TM 942 1.118 2271 5711 43.00 45.62 44.30 KS, NH 38 42 230 1504 25.15 26.00 25.57 NH-TC 66 76 202 641 20.50 21.75 21.12 DV khác 4.439 5.376 11278 30171 19.25 20.25 19.75

Bảng3.22: Cơ cấu GTSX ngành dịchvụ- PA1

Đơn vị % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100 100 100 100 Thương mại 17.17 16.99 16.25 15.02 Khách sạn, nhà hàng 0.70 0.83 1.64 3.95 Ngân hàng, tài chính 1.20 1.24 1.44 1.68 Dịch vụ khác 80.93 80.93 80.67 79.34

Phương án 2:Phát triển vừa

Phương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ hai (phương án được chọn). (Bảng3.23, 3.24)

Bảng3.23: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ –P.A 2

Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn (%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20 T.ngành 5.485 6.553 13.366 34672 19,50 21,00 20 TM 942 1.109 2155 5306 18.00 19.75 19 KS, NH 38 42 208 1295 40.25 44.10 42 NH-TC 66 75 185 587 23.00 26.00 24.49 DV. khác 4.439 5.327 10818 27484 19.50 20.50 20.00 Bảng3.24: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 2 Đơn vị % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 Thương mại 17.17 16.96 16.12 15.3 Khách sạn, nhà hàng 0.70 0.82 1.56 3.7 Ngân hàng, tài chính 1.20 1.23 1.38 1.7 Dịch vụ khác 80.93 80.98 80.94 79.3

Phương án 3: phát triển chậm

Phương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ ba (phương án chậm). (Bảng3.25, 3.26)

Bảng3.25: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ –P.A 3

Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn(%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20 T.ngành 5.485 6.494 12.778 31.464 18,43 19,75 19,09 TM 2043 4674 2043 4674 16.75 18.00 17.37 KS, NH 192 1043 192 1043 38.00 40.25 39.12 NH-TC 170 470 170 470 21.00 22.50 21.75 DV. khác 10373 25278 10373 25278 18.50 19.50 19.00 Bảng3.26: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 3 Đơn vị % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 Thương mại 17,17 16,87 15.99 14.85 Khách sạn, nhà hàng 0,70 0,65 1.50 3.31 Ngân hàng, tài chính 1,20 1,14 1.33 1.49 Dịch vụ khác 80,93 81,34 81.18 80.34 Kết luận

Phương án tăng trưởng dịch vụ thứ hai là phương án phù hợp với phương án tăng trưởng chung, phản ánh được cơ hội và tiềm năng dịch vụ Huyện Sóc Sơn, vì vậy đây là phương án được chọn.

Theo phương án này:

- Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện tăng bình quân 20,2%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành thương mại là 18,75%; khách sạn – nhà hàng là 42,16%; ngân hàng – tài chính là 24,49% và các ngành dịch vụ khác là 20,00%.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất dịch vụ đạt 13.366 tỷ đồng vào năm 2015, và 34.672 tỷ đồng vào năm 2020.

-Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 thương mại chiếm 15,3%, khách sạn – nhà hàng chiếm 3,73%, ngân hàng – tài chính chiếm 1,69%; các dịch vụ khác (logistics, giáo dục đào tạo đại học, du lịch)chiếm79,27%.

3.4.3.3. Quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ cụ thể đến năm 2020

a. Quy hoạch phát triển ngành thương mại

Trong giai đoạn 2011 - 2020, các hoạt động thương mại trên địa bàn Huyện Sóc Sơn sẽ được đưa dần vào hệ thống các trung tâm thương mại. Hệ thống này sẽ phát triển thành ba nhóm: các trung tâm thương mại lớn, các trung tâm thương mại khu vực, và các trung tâm thương mại nhỏ.

Các trung tâm thương mại lớn bao gồm: trung tâm thương mại thị trấn Sóc Sơn (2 ha) và Trung tâm thương mại- dịch vụSân bay Nội Bài có diện tích từ 150 đến 200 ha. Các trung tâm thương mại khu vực sẽ được phân bố gần các trung tâm dân cư, các cụm công nghiệp, và các khu du lịch được xây dựng hiện đại ở các địa bàn như Minh Trí và Đền Sóc. Các trung tâm thương mại khu vực này sẽ có diện tích khoảng 5000 m2. Đến năm 2020 số lượng trung tâm thương mại trên địa bàn Huyện không nên vượt quá 5 - 7 trung tâm.

Hiện đại hóa hệ thống chợ khu vực, chợ xã thành những trung tâm thương mại nhỏ nhằm đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu và các dịch vụ hàng ngày ở các địa phương

b. Quy hoạch phát triển ngành du lịch và các điểm vui chơi, giải trí

Xây dựng hệ thống các điểm du lịch – vui chơi – giải trí thành chuỗi các hoạt động trên cơ sở khai thác 4500 ha rừng và khoảng 30 hồ trên địa bàn, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Từ nay tới năm 2020, du lịch trên địa bàn Sóc Sơn nên được phát triển theo định hướng chính dưới đây.

- Phát triển đồng bộ hệ thống các điểm du lịch bao gồm du lịch sinh thái, du

lịch văn hóa, du lịch giải trí và du lịch MICE

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cần tập trung xây dựng một số điểm du lịch sinh thái đã được quy hoạch từ trước như làng sinh thái du lịch Đình Phú, xã Minh Phú thu hút khách du lịch từ nội thành theo các tour du lịch nghỉ dưỡng và khám phá cuối tuần. Đồng thời, tiếp tục phát triển các tour du lịch tín ngưỡng với khu vực Đền Sóc là trung tâm và các lễ hội dân gian trong vùng.

Phát huy lợi thế là một trung tâm Phật giáo lớn của Hà Nội, khu du lịch Đền Sóc cần được xây dựng đồng bộ bao gồm các hạng mục quan trọng như khu di tích Đền Sóc, Học viện Phật giáo, các lễ hội dân gian, các di tích lẻ ở các khu vực gần kề trên địa bàn.

Ở giai đoạn tiếp theo, 2016 - 2020, sau khi hệ thống khách sạn, nhà hàng và các điểm giải trí cao cấp đãđược xây dựng, du lịch Sóc Sơn có thể cân nhắc phát triển mô hình du lịch MICE (hội nghị, mua sắm, giải trí). Để phát triển loại hình du lịch này, cầnxây dựng các tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu giải trí cao cấp, các dịch vụ ngân hàng tài chính đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng trong nước và nước ngoài tham dự các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế.

- Quy hoạch các điểm vui chơi, giảitrí

Quy hoạch cụm các điểm vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng - du lịch sinh thái ở khu vực Đền Sóc, Đồng Quan, Đạc Đức, Thanh Trì (với diện tích khoảng 1.500 ha).

Xây dựng khu giải trí tổng hợp trên địa bàn các xã Minh Trí, Tân Minh, và Xuân Thu.

Xây dựng công viênvăn hóa quy mô lớn theo mô hình DisneyLand hoặc Đầm Sen và Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng nhằm thu hút khách du lịch nội thành Hà Nội và các địa phương liền kề. Địa điểm xây dựng có thể cân nhắc là khu vực Núi Đôi, khu đua ngựa tại Tân Minh–Phù Linh.

c. Phát triển hệ thống dịch vụ công nghiệp trên địa bàn Huyện

Theo quy hoạch, cùng với các khu công nghiệp đãđược đưa vào hoạt động, nhiều khu công nghiệp mới sẽ được xây dựng ở vùng Thủ đô. Sóc Sơn có thể định hướng vào xây dựng hệ thống dịch vụ công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống này bao gồm một số nhóm dịch vụ căn bản:

- Dịch vụ kho vận, hậu cần: phát triển một hệ thống hoàn chỉnh kho, bãi, phương tiện xếp dỡ, cung ứng nhiên liệu, trung chuyển hàng hóa (logistics).

- Dịch vụ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động được đào tạo của các doanh nghiệp thuộc khu vựcHà Nội.

- Dịch vụ sửa chữa các máy móc thiết bị và hệ thống nhà xưởng - Dịch vụngân hàng -tài chính đáp ứngnhu cầu các doanh nghiệp. - Dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Dịch vụ nhàở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung.

d. Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học

Quy hoạch và xây dựng khu đại học đa ngành với diện tích khoảng 650 ha và trung tâm dịch vụ y tế khoảng 200 ha ở khu vực Đức Hòa -Đông Xuân.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 132 - 137)