3.4.2.1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
a. Những định hướngphát triển công nghiệpchủ yếu
- Đưa Sóc Sơn trở thành trung tâm công nghiệp tương lai của thủ đô, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện; Phát triển công nghiệp trở thành lĩnh vực tạo việc làm chủ yếu trên địa bàn nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp trên địa bàn theo hướng phi nông nghiệp hóa trên địa bàn Huyện; gắn kết ngày càng chặt chẽ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
- Duy trì đà tăng trưởng, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao trên cơ sở tập trung đầu tư chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu theo hướng ưu tiên cho sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế. Từng bước điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp tiêu dùng thông thường (may mặc, đồ uống), tăng tỷ trọng các ngành nghề côngnghiệp mới, có hàm lượng công nghệ cao.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lựa chọn theo hướng ưu tiên các ngành hàng công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ và có hàm lượng chất xám cao như: công nghiệp phần mềm, giải pháp kinh doanh, sản xuất thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử, tin học... Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợHuyện có nhiều lợi thếnhưsản xuấtlinh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp vớicơhội và tiềm năng của địa phương. Có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm đổi mới công nghệ, đầu tư xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Duy trì và phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm truyền thống trên địa bàn Huyện như luyện kim, cán thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép, mỹ phẩm và hàng tiểu thủ công nghiệp. Hiện đại hoá một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống theo hướng tạo bản sắc văn hoá độc đáo nhằm gắn kết với phát triển du lịch.
b. Một số chỉtiêu chủ yếu phát triển công nghiệp
Tăng trưởng GTSX công nghiệp, dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao xuống thấp ở bảng 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19. Trong ba phương án này,Phương án 2 là phương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lợi thế củaHuyện, và bối cảnh củaHà Nộivà cả nước. Vì vậy, Phương án2được lựa chọn.
Phương án 1:Phát triển nhanh
Phương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ nhất (phương án cao).(Bảng 3.14, 3.15)
Bảng3.14: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp
Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)
Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn
(%) 2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20 Toàn ngành 25.395 30.222 60.719 148.888 19,05 19,65 19,35 Nhà nước 328 345 424 534 5,25 4,73 4,99 Ngoài NN 2.063 2.445 4.821 11.748 18,50 19,50 19,00 ĐT NN 23.004 27.432 55.474 136.606 19,25 19,75 19,50
Bảng3.15: Cơ cấu GTSX công nghiệp
Đơn vị: % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 Nhà nước 1,29 1,14 0,70 0,36 Ngoài NN 8,12 8,09 7,94 7,89 ĐT NN 90,58 90,77 91,36 91,75
Phương án 2:Phát triển vừa (được chọn)
Phương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ hai (được chọn). (Bảng 3.16, 3.17)
Bảng3.16: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp
Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng(%) 2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20
Toàn ngành 25.395 29.971 58.227 136.915 32,57 15,35 18,05 18,65 18,35
Nhà nước 328 344 419 522 31,49 8,38 5,00 4,50 4,75
Ngoài NN 2.063 2.424 4.621 10.798 19,89 7,86 17,50 18,50 18,00
ĐT NN 23.004 27.202 53.187 125.596 33,55 17,43 18,25 18,75 18,50
Bảng3.17: Cơ cấu GTSX công nghiệp
Đơn vị: % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 Nhà nước 1,29 1,15 0,72 0,38 Ngoài NN 8,12 8,09 7,94 7,89 ĐT NN 90,58 90,76 91,34 91,73
Phương án 3:Phát triển chậm
Phương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ ba (chậm). (Bảng 3.18, 3.19)
Bảng3.18: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp
Chỉ tiêu GTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng (%)
2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20
Toàn ngành 25.395 29.719 55.817 126.061 32,57 15,35 17,06 17,70 17,38
Nhà nước 328 344 414 510 31,49 8,38 4,75 4,25 4,50
Ngoài NN 2.063 2.404 4.428 9.917 19,89 7,86 16,50 17,50 17,00
ĐT NN 23.004 26.972 50.976 115.635 33,55 17,43 17,25 17,80 17,52
Bảng3.19: Cơ cấu GTSX công nghiệp
Đơn vị: % Ngành 2010 2011 2015 2020 Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 Nhà nước 1,29 1,16 0,74 0,40 Ngoài NN 8,12 8,09 7,93 7,87 ĐT NN 90,58 90,76 91,33 91,73 Kết luận
Phương án tăng trưởng công nghiệp thứ hai là phương án phù hợp với phương án tăng trưởng chung, phản ánh được cơ hội và tiềm năng công nghiệp Huyện Sóc Sơn, vì vậy đây là phương án được chọn. Theo phương ánnày:
- Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn Huyện tăng bình quân 18,35% /năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khu vực Nhà nướclà 4,75 %;ngoài Nhà nướclà18%; và đầu tư nước ngoài là 18,50%.
- Các chỉ tiêu giá trị sản xuấtcông nghiệp đạt 58.227 tỷ đồng vào năm 2015và 136.915 tỷ đồng vào năm2020.
- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 là: nhà nước 0,4%, ngoài nhà nước 7,87% và đầu tư nước ngoài là 91,93%.
c. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực
Trên cơ sở các định hướng phát triển công nghiệp và phương án phát triển công nghiệp được lựa chọn, trong thời gian tới Công nghiệp Sóc Sơn tập trung phát triển các ngành chủ lực sau:
- Chế tạo linh kiện điệntử và lắp láp sản phẩm điện tử. - Chế tạo linh kiện cơ khí và lắp ráp sản phẩm cơ khí (ô-tô). - Sản xuất thiết bị văn phòng và hàng nội thất.
d. Tổ chức không gian công nghiệp
Hướng tổ chức không gian công nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn là tập trung các hoạt động công nghiệp vào các khu công nghiệp. Các khu/cụm công nghiệp sẽ duy trì và phát triển đến năm 2020 bao gồm:
- Khu công nghiệp Nội Bài (đãđi vào hoạt động), 115 ha - Khu công nghiệp sạch Minh Trí- Tân Dân, 340 ha - Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn, 190 ha
- Cụm công nghiệp Mai Đình, 65,7 ha
- Xây dựng các cụm sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp tập trung quy mô nhỏ ở các khu vựclàng nghề, với quy mô khoảng 2 ha/cụm(5 cụm)
- Dành quỹ đất khoảng 400 ha ở khu vực thích hợp để phát triển các khu công nghiệp mới phục vụ cho sự phát triển công nghiệp trong tương lai..
3.4.2.2. Quy hoạch phát triển ngành xây dựng
a. Mục tiêu phát triển
- Về tăng trưởng GTSX:Huyệndự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao xuống thấp ở bảng 3.20. Trong ba phương án này, phương án 2 là phương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển xã hội và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên địa bàn. Vì vậy,đây là phương án được lựa chọn.
Bảng3.20: Các phương án quy hoạch ngành xây dựng giai đoạn 2010- 2020
Chỉ tiêu
GTSX
(tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn(%)
2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20
P. án 1 1.138 1.391 3.097 8.458 -5,11 15,19 22,16 22,25 22,21
P. án 2 1.138 1.377 2.953 7.980 -5,11 15,19 21,00 22,00 21,50
P. án 3 1.138 1.364 2.814 7.300 -5,11 15,19 19,85 21,00 20,42
Theo phương án này:
- Giai đoạn 2011- 2015:là giai đoạn phát triển tương đối ổn định. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàngnăm21%/năm.
- Giai đoạn 2016 – 2020: là giai đoạn nền kinh tế đã phát triển đến trìnhđộ khá cao, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn có điều kiện duy trì hoạt động dịch vụ của mình. Tốc độ tăng GTSX trong giai đoạn này khoảng22%/năm.