Định hướng phát triển kinh doanh sản phẩm du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 94 - 97)

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

3.2.3. Định hướng phát triển kinh doanh sản phẩm du lịch làng nghề.

* Hình thành sự liên kết và mạng lưới phát triển giữa công ty du lịch với làng nghề du lịch.

Du lịch bản thân nó là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Khái niệm về du lịch làng nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, mới được phát triển và quan tâm cho nên chưa có nhiều mô hình thành công trong việc gắn kết du lịch với làng nghề. Chính vì vậy, để phát triển thành công du lịch làng nghề thì cần thiết phải có sự hình thành và liên kết giữa các công ty du lịch với các làng nghề:

- Liên kết với các đại lý du lịch, công ty lữ hành du lịch tạo ra sự nhận thức về tiềm năng du lịch của làng nghề. Công ty lữ hành là đầu mối quan trọng đưa du khách đến với các làng nghề truyền thống. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với các nguồn khách, họ tạo ra các chương trình du lịch, quảng bá và thu hút khách tới các làng nghề.

- Cần có nhiều hơn nữa các hãng lữ hành được mời đến các làng nghề mục tiêu để tiến hành khảo sát và xây dựng tour. Các làng nghề, hội làng nghề có thể khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thủ công đối với các công ty, đại lý lữ hành trong và ngoài nước qua cách đó cũng kích thích được lượng khách tò mò muốn xem quá trình tạo ra sản phẩm của làng nghề du lịch đó.

- Cần có sự liên kết hơn nữa mạng lưới với các cơ sở lưu trú du lịch, trên phương diện sử dụng các sản phẩm địa phương trong các cơ sở lưu trú du lịch...

* Xây dựng và phát triển các tour du lịch làng nghề dài ngày: nhằm tạo

điều kiện để du khách có thể ở lại tại gia đình người dân ở các làng nghề, để giao lưu tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người dân các làng

nghề. Việc xây dựng mô hình liên kết giữa du lịch và làng nghề, mô hình này cũng còn khá mới mẻ với Việt Nam và cả những nước đã phát triển loại hình du lịch làng nghề. Mô hình này hướng tới việc thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong việc tìm kiếm sự thoải mái về tinh thần, cân bằng trạng thái tâm lý, khám phá những giá trị đích thực của cuộc sống. Mục đích của các tour du lịch làng nghề là mang lại cho khách du lịch những giá trị về tinh thần, bầu không khí trong lành, giá trị văn hoá và nhân bản sâu sắc.

Đối với loại hình tour du lịch này, người dân phải biết được những ưu điểm, những giá trị đặc thù, độc nhất của làng nghề, những câu chuyện, những trò chơi, những lễ hội độc đáo. Trong hình thức du lịch này, dân làng sẽ phải hướng dẫn cho khách du lịch hiểu được bản chất trong những quy định của làng nghề, những giá trị truyền thống, văn hoá của địa phương. Tạo điều kiện để du khách được sử dụng những sản phẩm của làng nghề khi dùng các sản phẩm mây tre đan để chuẩn bị đồ ăn, hay giỏ đựng cá làm bằng mây khi đi câu cá về và được thưởng thức món ăn đặc thù của địa phương, được chuẩn bị và thực hiện các thao tác làm sản phẩm thủ công lắng nghe những âm thanh tự nhiên của làng quê. Và qua việc trải nghiệm như vậy, khách du lịch được sống một cuộc sống làng quê như một người dân làng thực thụ và qua đó hiểu được cuộc sống giản đơn, bình dị và thi vị của cuộc sống, tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn.

Xây dựng cụm làng nghề tập trung tại các trung tâm là một loại hình du lịch rất tiềm năng nhưng cũng rất khó thực hiện, đòi hỏi các khâu chuẩn bị phải chu đáo, công phu và tốn kém.

* Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm của làng nghề là một trong những nguyên nhân, động cơ chính tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với du khách. Tuy nhiên trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm phải chú ý cân đối giữa các yếu tố sau:

- Đa dạng hóa sản phẩm nhưng phải giữ những nét đặc trưng, tinh tế của sản phẩm làng nghề.

- Để tạo nên sự hấp dẫn của các tour du lịch và chương trình du lịch khi khách du lịch đến làng nghề thì làng nghề cũng có thể tạo ra một sân chơi là để cho khách du lịch trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra một sản phẩm trong làng nghề. (Để tạo ra được điều này thì mỗi nghệ nhân làng nghề phải được đào tạo lại cách truyền đạt, kỹ năng hướng dẫn khách, cách giao tiếp với khách du lịch, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ thông dụng...)

* Xây dựng các gói, tuyến sản phẩm du lịch hấp dẫn và quản lý hợp lý: Cần

phải sáng tạo hơn trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, khai thác tính đặc thù riêng biệt của mỗi làng nghề truyền thống để du khách được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế kỹ thuật nghề truyền thống tại mỗi làng, có thể kết hợp với các trò chơi dân gian, các hoạt động trình diễn nghệ thuật truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương... để tăng độ hấp dẫn. Có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để du khách có thể lưu trú tại làng nghề và thưởng thức không gian sống của cư dân địa phương. Không chỉ khai thác gói sản phẩm riêng biệt của mỗi làng nghề mà còn phải xây dựng các tuyến du lịch liên kết chuỗi các làng nghề, chẳng hạn như tuyến làng nghề thêu ren, dệt lụa, mây tre, đan, điêu khắc tạc tượng, khảm trai, sơn mài, gốm sứ...ở các địa danh: Hà Đông, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Đồng....

* Coi trọng chất lượng: Phát triển du lịch chỉ bền vững khi cả các công ty

du lịch và cộng đồng địa phương coi trọng chất lượng phục vụ du khách, mang lại sự hài lòng cho du khách.

* Tạo ấn tượng cho du khách: Có thể nói đây là yếu tố quan trọng đảm bảo

tính hấp dẫn bền vững của làng nghề truyền thống. Mục tiêu của du khách khi đi du lịch là để có được sự vui vẻ, thoải mái, hài lòng. Do đó những người làm du lịch phải đảm bảo cung cấp cho du khách cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch gây ấn tượng tốt cho du khách.

* Đặc trưng hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Mỗi làng nghề truyền thống để hấp dẫn du khách cần xây dựng hệ thống sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng, cá biệt hóa, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm áp dụng công nghệ

tiên tiến song song với bảo tồn các công nghệ cổ truyền. Với những làng nghề làm ra sản phẩm có thị trường ổn định như điêu khắc, gỗ, mây tre đan… cần có quy hoạch hợp lý để tạo mặt bằng sản xuất, xây dựng chợ đầu mối cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo nghề cho người lao động và năng lực quản lý cho chủ cơ sở sản xuất, vừa đảm bảo khai thác du lịch, vừa mang lại giá trị kinh tế xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch làng nghề: tổ chức các

phiên chợ làng nghề vừa bán sản phẩm vừa kinh doanh ẩm thực truyền thống; mở rộng hệ thống bán lẻ, trưng bày và bán hàng trong các lễ hội truyền thống; xây dựng hệ thống xúc tiến phù hợp để quảng bá hình ảnh làng nghề; xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 94 - 97)