Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về phát triển kinh doanh du lịch làng nghề Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 66 - 75)

- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ

2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về phát triển kinh doanh du lịch làng nghề Hà Nội.

doanh du lịch làng nghề Hà Nội.

2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về phát triển kinh doanh du lịch làng nghề Hà Nội. doanh du lịch làng nghề Hà Nội.

* Công tác quản lý hoạt động du lịch làng nghề Hà Nội:

Làng nghề Hà Nội chịu sự quản lý của các Bộ ngành thuộc Trung ương như: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, v.v...

Ở cấp địa phương, làng nghề Hà Nội hiện nay chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: Sở Công thương quản lý chung về ngành nghề thủ công, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về mặt nông nghiệp và một số dự án hỗ trợ nông nghiệp của một số tổ chức nước ngoài, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch quản lý các di tích lịch sử - văn hoá của làng nghề, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý về vấn đề môi trường tại làng nghề v.v..., UBND huyện, xã là cơ quan quản lý chung về mặt lãnh thổ như an ninh, đất đai... Sự phân cấp quản lý này tạo nên các cấp quản lý chuyên sâu khác nhau tại các làng nghề, mỗi cấp quản lý có chức năng - nhiệm vụ chuyên biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề. Tuy nhiên việc phân cấp quản lý này đã tạo ra tình trạng hạn chế năng lực quản lý, ảnh hưởng tác động của các cơ quan có đặc thù là ngành kinh tế - xã hội tổng hợp như ngành du lịch, đặc biệt là với du lịch làng nghề.

Hiện nay, cơ quan QLNN về du lịch ở cấp Trung ương là Tổng cục Du lịch Việt Nam, cấp thành phố là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sở chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, tham mưu các chính sách phát triển du lịch cho UBND thành phố, tiến hành xây dựng quy hoạch – kế hoạch, triển khai quy hoạch và định hướng chung xúc tiến phát triển du lịch, phối hợp các cơ quan quản lý về mặt lãnh thổ (UBND huyện, xã) để tiến hành quản lý hoạt động du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội chưa chính thức chịu trách nhiệm quản lý hoạt động DLLN, điều này được thể hiện khá rõ qua báo cáo duy nhất của một làng nghề gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội mà tác giả đã xin được (phụ lục).

* Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch làng nghề gắn với phát triển du lịch tại Hà Nội:

Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước và có tiềm năng phát triển DLLN rất cao, nhưng làng nghề chủ yếu được đánh giá, nhìn nhận đươi giác độ thương mại nhiều hơn, từ đó công tác quy hoạch - kế hoạch đối với các làng nghề chủ yếu tập trung vào nội dung kinh tế mà chưa bao gồm phương diện du lịch và phát triển DLLN.

Công tác nghiên cứu làng nghề phục vụ cho mục đích du lịch được bắt đầu từ đề tài khoa học Làng nghề Hà Tây do Sở Công nghiệp Hà Tây của tỉnh Hà Tây cũ thực hiện năm 1999, một số công trình nghiên cứu do Sở Du lịch Hà Nội thực hiện theo các buổi toạ đàm, tham luận năm 2001 – 2002 nhằm lựa chọn một số điểm làng nghề Hà Tây cũ đưa vào khai thác các tour du lịch của Hà Nội.

Hội thảo Phát triển du lịch làng nghề Hà Tây được tổ chức hai năm một lần từ năm 2002 – 2006.

Năm 2004 đã có đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội phối hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam thực hiện, đó là đề tài Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống Hà Tây phục vụ khách du lịch.

Sau khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, du lịch làng nghề cũng được các cơ quan QLNN ở địa phương quan tâm. Năm 2010, Sở Công thương Hà Nội tổ chức hội thảo Làng nghề Hà Nội - Tiềm năng và phát triển du lịch với sự góp mặt của các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng các nghệ nhân và các đại lý du lịch quan tâm tham dự.

Vào tháng 10 năm 2012, tại Hà Nội một hội thảo liên quan đến phát triển DLLN được tổ chức mang tên Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam do Hiệp hội làng nghề Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức.

Như vậy, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu khoa học của cả nước, của Hà Tây cũ và Hà Nội về DLLN song hiện tại Hà Nội vẫn chưa có những bản quy hoạch chính thức về phát triển DLLN nói chung và các điểm DLLN nói riêng.

* Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật phục

vụ hoạt động du lịch:

- Sở Du lịch Hà Tây cũ:

Từ năm 2001, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, Sở Du lịch Hà Tây đã tiến hành lập dự án xây dựng đường vào các làng nghề du lịch với tổng mức đầu

tư 124 tỷ đồng nhằm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại một số làng nghề truyền thống của tỉnh có khả năng thu hút khách du lịch cao.

Trong bốn năm từ 2002 đến 2005 Sở đã thực hiện đầu tư xây dựng 20 tuyến đường vào các làng nghề từ nguồn vốn hỗ trợ làng nghề của Trung ương cấp là 21 tỷ đồng và nguồn vốn huy động của địa phương. Các tuyến đường vào các làng nghề như làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, rèn Đa Sỹ, tiện Nhị Khê, mây tre đan Phú Nghĩa, khảm trai Chuyên Mỹ... đã được xây dựng hoàn chỉnh, làm đẹp cảnh quan của các làng nghề và thuận tiện cho hoạt động vận chuyển, đi lại của khách du lịch.

Các làng nghề truyền thống thường gặp khó khăn trong công tác hướng dẫn do không có nơi tập trung trưng bày các sản phẩm, các mô hình công cụ sản xuất và giới thiệu khái quát về nét văn hoá truyền thống của làng, xã Việt Nam truyền thống nói chung và của làng nghề nói riêng. Vì vậy ngành du lịch Hà Tây cũng đã chú trọng xúc tiến xây dựng các nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm; bước đầu thí điểm tại một số làng nghề.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, Sở Du lịch Hà Tây đã hỗ trợ 15 làng nghề trong tỉnh, mỗi làng nghề 30 triệu đồng xây dựng nhà trưng bày sản phẩm tại các làng nghề như: Dệt lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái, điêu khắc Thanh Thuỳ, mộc Vạn Điểm, hát chèo tàu Tân Hội...

- Sở Du lịch Hà Nội trước đây và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội hiện nay: Năm 2009 đã đầu tư xây dựng cảng Bát Tràng, huyện Gia Lâm; quy mô là cảng sông cấp II, cập tàu 150 chỗ với tổng mức đầu tư 29.158 triệu đồng. Đến nay, cảng đã hoàn thành và đủ điều kiện để đón khách du lịch từ bến Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.

* Công tác đào tạo kiến thức du lịch cho cán bộ quản lý, cộng đồng dân

cư tại làng nghề:

Sở Du lịch Hà Tây cũ và Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nâng cao kiến thức về du lịch cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ ở các quận, huyện về kiến thức chuyên ngành du lịch nói chung.

Tuy nhiên, các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng người dân tại làng nghề còn nhiều hạn chế. Trong năm 2008, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức lớp đào tạo về nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch tại điểm Du lịch Bát Tràng (Gia Lâm).

* Công tác thông tin du lịch làng nghề:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã hoàn thành công tác biên soạn và xuất bản tập gấp làng nghề - phố nghề du lịch Hà Nội, hoàn thành kế hoạch đào tạo văn hoá du lịch tại làng nghề Vạn Phúc.

* Ảnh hưởng, tác động của các chính sách (Trung ương, địa phương) đến phát triển làng nghề và du lịch làng nghề Hà Nội:

- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trong đó có những nội dung hỗ trợ làng nghề về cơ chế, chính sách chung: những chính sách cụ thể về đất đai, thuế, quyền lợi hợp pháp về tài sản và bí quyết công nghệ. Đặc biệt, trong quyết định này nhấn mạnh đến vấn đề tài chính, tuyên truyền quảng bá và phát triển các ngành nghề truyền thống nông thôn theo hướng bền vững; [39]

- Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống…”; [29]

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề

và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực;

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [9]. “Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực” [9]. Trong đó “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.” [9]

- Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố đã xác định: “Làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các di sản, các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô và đất nước; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển” [8], và “ Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới... Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, gắn với thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nông dân. Trong đó, chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, các vấn đề dân sinh bức xúc ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng của Thủ đô” [8].

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây trước đây đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước như:

- Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây; với nội dung giao cho Sở Công nghiệp cùng với các Sở, ngành, UBND các huyện tổ chức thực hiện, khảo sát, điều tra trình UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề thủ công - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh;

- Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và một số chế độ đối với nghệ nhân;

- Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội và Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015;

- Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui chế công nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội;

- Đề án số 34 ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ sung các cơ chế chính sách của thành phố khuyến khích phát triển nghề truyền thống, phát triển nghề mới và hình thành các phố nghề, làng nghề gắn với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập trung; Với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề án, dự án trọng điểm, các cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện để phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại các huyện ngoại thành, triển khai thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;

- Đề án số 19 ĐA/TU ngày 5/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 – 2015, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề truyền thống;

- Nghị quyết số 26 NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn tạo bước phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w