Giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng địaphương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 108 - 111)

- Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải

3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng địaphương.

* Một số đặc điểm chung của các làng nghề trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay là:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Đại đa số các làng nghề chưa đầu tư bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn, nước thải sản xuất được thải chung với nước thải sinh hoạt của làng vào hệ thống thoát nước mặt.

- Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân dân thực hiện về bảo vệ môi trường, chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường tại cơ sở nên việc quản lý bảo vệ môi trường hạn chế.

- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng nghề còn kém. Người lao động chưa tự bảo vệ mình trong quá trình sản xuất như chưa có trang bị bảo hộ lao động nên dễ xảy ra tai nạn lao động.

- Sự nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề như: giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, v.v... chưa được quy hoạch nên chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển làng nghề đã ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống, sức khoẻ cộng đồng.

Những đặc điểm trên đã làm cho môi trường tại một số làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng như: ô nhiễm về nguồn nước ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản...; ô nhiễm không khí tại các làng nghề sắt thép và gốm sứ, ô nhiễm tiếng ồn tại các làng nghề cơ khí, dệt may... Các chất thải rắn

chưa được quản lý, thu gom để xử lý vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm xấu cảnh quan làng nghề.

* Như vậy, một số giải pháp chủ yếu đưa ra nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương tại làng nghề để đảm bảo điều kiện cho phát triển du lịch là:

- Tất cả các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hiện đang sinh sống và hoạt động trong làng nghề phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường thôn, xóm, có trách nhiệm vệ sinh khu công cộng và khu dân cư, trong đó không được vứt xác động vật, vứt rác thải, đổ nước nước, hóa chất ra nơi công cộng, phải đổ rác vào đúng nơi quy định, có trách nhiệm thực hiện công tác giám sát bảo vệ môi trường.

- Các cơ sở, hộ gia đình có tham gia làm nghề trong làng phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải có bản cam kết bảo vệ môi trường tùy theo quy mô sản xuất.

- Một số ngành nghề không được mở rộng quy mô sản xuất theo quy định phải thực hiện nghiêm các cam kết và các biện pháp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường đã được phê duyệt và phải di dời dần ra khu sản xuất tập trung.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc đóng góp kinh phí bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có chính sách và biện pháp cụ thể về quản lý Nhà nước đối với môi trường làng nghề. Cần có bộ phận và cán bộ chuyên trách đủ năng lực, quyền lực và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác bảo vệ môi trường, có những chế tài cụ thể bảo đảm xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở sản xuất vi phạm các quy định bảo vệ môi trường.

Tiểu kết chương 3

Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát triển đối với du lịch làng nghề truyền thống của Hà Tây trước đây, hay với du lịch làng nghề Hà Nội ngày nay, tuy nhiên đây là những giải pháp cho du lịch làng nghề nói

chung. Ở luận văn này, tác giả đã cố gắng thông qua sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước và những tìm tòi, suy ngẫm của riêng mình để đưa ra những giải pháp sát với thực trạng vấn đề nghiên cứu mà cụ thể ở đây là ngoài việc đưa ra các giải pháp chung thì luận văn có một điểm mới là đề xuất được mô hình quản lý Nhà nước nhằm phối hợp giữa các ngành khác nhau để phát triển loại hình du lịch rất đặc trưng của vùng đất “trăm nghề” này.

KẾT LUẬN

Làng nghề, đặc biệt là truyền thống được coi là một loại tài nguyên du lịch “đặc trưng” mà hiện nay việc khai thác chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của nó. Hà Nội là một địa phương “sở hữu” tới gần 1/3 tổng số làng nghề và làng có

nghề trong cả nước - điều này nói lên thật nhiều ý nghĩa. Con số 272 làng nghề được công nhận là tiềm năng quý giá cho việc phát triển du lịch làng nghề.

Trong những năm gần đây, Hà Nội cũng đã có chủ trương phát triển loại hình du lịch làng nghề nhằm phát huy thế mạnh riêng có của mình nhưng trên thực tế hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn. Có nhiều làng nghề nhưng quy hoạch ra sao, đầu tư như thế nào, chọn làng nghề nào làm thí điểm cho việc phát triển du lịch, làm sao để kêu gọi sự đầu tư, chuẩn bị hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực…,là hàng chục câu hỏi đang được đặt ra không chỉ đối với các cấp lãnh đạo thành phố. Những băn khoăn, trăn trở này chưa gặp nhau bởi hiện nay có quá nhiều cơ quan quản lý làng nghề, cũng chưa có một cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm đối với hoạt động du lịch tại làng nghề.

Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên mà nhất là tìm ra tiếng nói chung giữa các ngành, các cấp để khắc phục sự “chồng chéo”, “lỏng lẻo” trong việc quản lý các làng nghề phát triển gắn với du lịch, tác giả đã thực hiện đề tài Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội, hy vọng góp phần vào việc tìm ra một “lối đi” mới cho phát triển du lịch làng nghề Hà Nội. Các định hướng, mô hình và giải pháp đã đề xuất còn mang tính chủ quan song những đề xuất đó được dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và từ thực trạng phát triển và thực trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề ở Hà Nội. Các giải pháp có thể chưa mang tính khả thi cao nhưng hy vọng nó sẽ là những gợi mở bước đầu cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w