GIẢI PHÁP VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 83 - 86)

- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của

GIẢI PHÁP VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘ

TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

3.1. Một số định hướng quản lý Nhà nước về phát triển du lịch làng nghề Hà Nội. nghề Hà Nội.

Qua phần đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh DLLN tại làng nghề Hà Nội ở phần 2.2, chương 2, chúng ta dễ thấy vấn đề QLNN đối với hoạt động DLLN còn nhiều bất cập, quản lý còn “chồng chéo”. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số định hướng nhằm nâng cao vai trò của QLNN đối với phát triển kinh doanh DLLN tại Hà Nội. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vào các cấp quản lý là chính quyền địa phương.

* Căn cứ để đưa ra định hướng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch:

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [9]; “Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực” [9]. Trong đó, “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn mỗi năm. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc” [9].

* Để các làng nghề có thể phát triển cho hoạt động du lịch, công tác QLNN ở Trung ương cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Cần có sự “vào cuộc”của tất các bộ ngành có liên quan đó là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương. Các bộ ngành cần có sự hợp tác thống nhất trong việc đưa ra những quy hoạch tổng thể, các chính sách hỗ trợ làng nghề trong việc phát triển du lịch nhằm tạo ra một hệ thống các quy định pháp lý đồng bộ. Trong đó cần thiết phải có một Bộ chịu trách nhiệm chính, về lâu dài thì làng nghề nên thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phụ trách vì suy cho cùng sản phẩm làng nghề chủ yếu phục vụ cho du lịch.

- Trước tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thực hiện tốt

Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã phê duyệt, nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của các làng nghề - yếu tố quan trọng cho phát triển DLLN.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chỉ đạo tốt việc thực hiện Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có các công trình nghiên cứu việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề một cách cụ thể; chú trọng công tác quản lý môi trường tại các làng nghề; luật hoá các quy định về môi trường làng nghề; nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề; giám sát chặt chẽ việc thực hiện xử lý rác thải tại các làng nghề, cũng như đưa ra các chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật tài nguyên môi trường tại các làng nghề.

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần sớm đưa ra các quy định pháp lý liên quan đến DLLN như luật hoá khái niệm, các quy định pháp lý điều chỉnh các hoạt động xã hội để phát triển loại hình DLLN, đưa những quy định cụ thể về DLLN vào luật Du lịch; cần xây dựng các chương trình, đề án lồng ghép Quy hoạch phát triển du lịch với Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong việc tăng cường nguồn lực để phát triển cũng như quản lý chặt chẽ tại các làng nghề.

- Bộ Công thương cần thực hiện tốt việc làm thí điểm chương trình khuyến công tại Hà Nội; sớm có những chương trình, chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm mới của các làng nghề nhằm đa dạng hoá mà không gây nên sự trùng lắp các sản phẩm giữa các làng nghề du lịch.

- Bộ Giao thông vận tải cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhằm tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, từ đó sẽ tạo cơ hội cho nhiều làng nghề đáp ứng điều kiện về đi lại để đón tiếp khách du lịch.

Để phát triển làng nghề kết hợp với du lịch cần có sự thống nhất và chỉ đạo từ Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố về quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch cụ thể, xác định những việc cần làm trong từng thời kỳ, những cơ chế, chính sách cần áp dụng triển khai. Hoạt động du lịch sẽ không phát triển thành công nếu không được quan tâm đúng mức từ các cấp lãnh đạo. Trong đó, vai trò của các sở ngành ở cấp địa phương là hết sức quan trọng.

* Những căn cứ để đưa ra định hướng đối với các sở ban ngành:

- Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần “tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch” [40].

- Tại Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về thông qua Quy hoạch phát triển Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã đưa ra mục tiêu chung của du lịch Hà Nội là “Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực” [33].

* Dựa vào những căn cứ trên, tác giả xin đưa ra những định hướng đối với Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố, các sở ban ngành nhằm phát huy vai trò QLNN ở cấp địa phương đối với phát triển hoạt động kinh doanh DLLN Hà Nội:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w